Vậy thì ta không nên tà dâm với vợ hay con trai, con gái của người ta. Họ phải nhớ đến tàm và quý để tránh xa sự tà dâm. Chỉ khi đó giới của họ mới trong sạch.
Trong giai đoạn đầu, hành giả khó thấy được lợi ích của việc hành thiền, nhưng về sau, khi đã đạt đến một mức độ định tâm nào đó thì những lợi ích này trở nên rất rõ ràng đối với hành giả.
Ðó là:
1. Ðạt được trạng thái tâm trong sáng.
2. Tâm quân bình và ổn định.
3. Chữa lành một số bệnh.
4. Tăng trưởng trí tuệ.
5. Ðạt được điều chúng ta mong muốn, là thoát khỏi bốn đường ác đạo.
6. Chứng ngộ giáo pháp cao thượng.
Ðể giải thích lợi ích thứ nhất, là đạt được trạng thái tâm trong sáng, trước hết tôi xin giải thích tại sao tâm không trong sáng.
Tâm bị ô nhiễm và không trong sáng là do sự hiện diện của tham ái (Lobha) của sân hận (Dosa) và của sự si mê, thiếu hiểu biết (Moha).
Khi hành thiền, trong mỗi sự chú niệm, trong mỗi giây phút, tham ái được đoạn trừ, sân hận được đoạn trừ và si mê cũng được đoạn trừ.
Trong lúc chú niệm, hành giả không thể dừng lại để mong muốn điều gì, vì vậy tham ái được đoạn trừ. Khi đang chú niệm thì sân hận cũng được đoạn trừ, vì không bao giờ có trường hợp là đang chánh niệm mà sân hận lại bộc phát. Khi đang chú niệm, tâm hành giả không thể mơ hồ, si ám. Như vậy, do tâm thoát khỏi tham, sân, si nên hành giả có trạng thái tâm sáng suốt.
Người nào mong muốn có được tâm an tĩnh thì nên dự một khóa thiền. Lúc mới tập hành thiền, có thể vị ấy sẽ chẳng thấy điều gì mới lạ, nhưng sau một thời gian tu tập sẽ thấy tâm mình trở nên trong sáng hơn nhiều.
Ðể giải thích lợi ích thứ hai, là đạt được sự quân bình của tâm, trước hết chúng ta nên biết tại sao tâm của một người thiếu tu tập thì luôn yếu ớt và thiếu quân bình. Ðó là do sự có mặt của tham ái. Một người tham lam khi bắt gặp một đối tượng hấp dẫn sẽ thấy tâm mình bị khuấy động và dính mắc với đối tượng. Tâm người ấy không còn ổn định và trầm tĩnh nữa. Sự dính mắc, sự tham muốn khiến cho hành vi người ấy trở thành khiếm nhã. Cả thân lẫn tâm đều chao đảo không yên.
Một người có tính khí nóng nảy, khi gặp đối tượng không vừa lòng, sẽ không kiềm chế được cơn giận của mình, và xử sự một cách quá đáng. Tâm người ấy không vững vàng mà rất yếu ớt.
Với tâm dao động, yếu ớt như vậy, muốn trở nên ổn định và vững vàng, chỉ có cách là thực hành thiền quán.
Lúc bình thường, tham có thể làm cho tâm chao đảo, sân có thể làm cho tâm dao động, nhưng khi hành thiền, trong mỗi sự chú niệm, tham và sân sẽ được đoạn trừ. Gặp một đối tượng khả ái, tâm của hành giả sẽ không còn bị lay chuyển, nao núng. Hành giả không còn cảm thấy bị lôi cuốn như trước đây. Khi gặp một đối tượng nghịch ý, hành giả cũng không còn cảm thấy giận dữ. Tâm của hành giả đã trở nên định tĩnh, vững vàng.
- Pháp nào đã giúp cho hành giả trở nên mạnh mẽ như vậy?
- Chính là sự tu tập thiền quán.
- Làm một người yếu đuối thì có tốt không, có đáng ao ước không?
- Dĩ nhiên là không. Gặp một đối tượng vừa lòng liền khởi tham, gặp một đối tượng trái ý liền khởi sân, đó là biểu hiện của một tâm yếu đuối. Vì vậy muốn trở nên mạnh mẽ thì điều cần thiết là phải hành thiền.
Lợi ích thứ ba là chữa lành nhiều thứ bệnh. Khi hành giả đạt được Sinh diệt trí (Udayabbaya Nàna) thì mọi chứng bệnh thông thường đều biến mất. Ở đây nhiều hành giả đã tự mình thể nghiệm điều đó. Một hành giả có khả năng chú niệm khá cao sẽ không cần dùng thuốc khi bị bệnh. Nhiều người bảo tôi rằng dùng thuốc phải khá lâu mới lành bệnh, trong khi chỉ cần sử dụng quán niệm thì những bệnh thông thường như đau đầu, đau cổ, đau dạ dày đều tan biến rất nhanh.
Một hành giả mắc bệnh nan y mà nhiều bác sĩ chuyên khoa đành bó tay dù có nhiều thuốc men rất tốt, đã tự chữa lành bệnh cho mình do nhờ hành thiền tinh tấn, đạt đến Hành xả trí (Sankhàràupekkhà Nàna).
Có rất nhiều trường hợp tự chữa bệnh bằng việc hành thiền, nếu như bệnh không quá trầm trọng. Những người đã bị bệnh lâu ngày, chạy bao nhiêu y sĩ và thuốc men cũng không lành, nay được bình phục nhờ thực hành thiền quán, càng tin tưởng hoàn toàn vào giáo pháp. Niềm tin không lay chuyển (Saddhà) phát sanh trong tâm của hành giả.
Tuy nhiên, một sự tinh tấn thường thôi thì không đủ để mang lại kết quả như vậy, mà đòi hỏi hành giả phải hết sức kiên trì bền bỉ để đạt đến Hành xả trí (Sànkhàràupekkha Nàna) mới chữa lành được những căn bệnh trầm kha.
Lợi ích thứ tư là tăng trưởng trí tuệ. Ðiều này rất rõ ràng với những hành giả đã đắc được Minh sát tuệ. Có những người khi chưa hành thiền, không hiểu được những bài pháp khá cao, nhưng sau khi đã thực hành, đặc biệt là khi đã đắc Hành xả trí, đọc lại những bài pháp đó, họ thấy rằng họ đã thấu hiểu tất cả một cách sâu sắc. Ðây là một minh chứng cho việc tăng trưởng trí tuệ.
Các em học sinh đã đạt được mức độ tuệ giác khá cao trong việc hành thiền, khi trở về trường để học, đều thấy mình trở nên thông minh hơn và đạt điểm cao trong các kỳ thi.
Vì vậy, ngày nay ở Miến Ðiện, nhiều sinh viên thực hành thiền quán bất cứ khi nào có thời gian rảnh. Ðiều đó rất có ích cho họ. Dù hành thiền với động cơ gì đi nữa, một khi chúng ta cố gắng thực tập, chắc chắn rằng bao giờ cũng có những lợi ích đang chờ đợi chúng ta. Ðây là những lợi ích thông thường của đời sống thế tục.
Lợi ích thứ năm và thứ sáu mới là lợi ích thật sự, là lợi ích tối thượng. Ðiều này chỉ có được khi hành giả đã thành tựu các tuệ giác, và do đó đạt được Nhập Lưu Thánh đạo tuệ. Tất cả nghiệp bất thiện mà vị ấy đã tạo ra do vô minh trong nhiều kiếp luân hồi, đáng lẽ sẽ dẫn dắt vị ấy vào bốn đường ác đạo, nay được xóa bỏ. Nhập Lưu Thánh đạo tuệ đã dập tắt chúng rồi.
Ngay trong kiếp sống này, thời còn niên thiếu, vị ấy có thể đã tạo nên nghiệp bất thiện do bởi vô minh, nhưng Nhập Lưu Thánh đạo tuệ cũng nhổ bật đi những nghiệp xấu này. Vị ấy không bao giờ còn có nguy cơ bị rơi vào bốn đường ác đạo, Nhập Lưu Thánh đạo tuệ đã đoạn diệt chúng. Vị ấy biết rõ rằng mình sẽ không bao giờ tái sanh vào Ðịa ngục, Súc sanh, ngạ quỷ và Atula, nên vào ra sinh tử luân hồi mà không sợ hãi.
Tất cả tham, sân, si loại thô đã được nhổ tận gốc bởi Nhập Lưu Thánh đạo tuệ. Khi đó vị ấy mới thật sự có ngũ giới trong sạch. Phải là một người có ngũ giới trong sạch mới không bị sa vào bốn đường ác đạo trong những kiếp sau.
Thế nào là có ngũ giới trong sạch? Mọi người ở nơi đây đều cố gắng để giữ ngũ giới,nhưng cách giữ ngũ giới của bậc thánh Nhập Lưu khác với cách giữ giới của kẻ phàm phu.
Người phàm phu muốn giữ giới cần nhiều chánh niệm.
Người phàm phu khi bị đưa vào hoàn cảnh sát sanh, nên quán xét như vầy.
- Người này lớn tuổi giống ta, không nên giết họ.
- Người này sinh ra trong gia đình cao quý như ta, không nên giết họ.
- Người này cũng giữ giới từ nhỏ như ta, không nên giết họ, v.v...
Do dự khi làm một hành động tội lỗi là do người ta biết hổ thẹn (tiếng Pàli gọi là Hiri). Và người ta do dự vì sợ lương tâm cắn rứt, sợ người khác buộc tội và sợ quả báo trong địa ngục (tiếng Pàli gọi là Ottappa). Người phàm phu phải suy nghĩ nhiều để tự nhắc nhở mình tránh xa sự sát hại. Chỉ khi đó giới của họ mới được trong sạch.
Người phàm phu khi ở trong hoàn cảnh dễ phát sanh trộm cắp, phải tự nhắc nhở mình rằng, cũng như ta
- Người này lớn tuổi
- Người này xuất thân cao quý.
- Người này giữ giới ngay từ nhỏ.
thì không nên trộm cắp của họ. Họ phải nhớ đến Tàm và Quý để tránh xa sự trộm cắp. Chỉ khi đo,ù giới của họ mới trong sạch.
Khi gặp hoàn cảnh dễ đưa đến sự tà dâm với vợ, hay con trai, con gái của người khác, kẻ phàm phu phải tự nhắc nhở mình rằng, cũng như ta:
- Người này lớn tuổi.
- Người này xuất thân cao quý.
- Ngươi này giữ giới từ nhỏ.
Vậy thì ta không nên tà dâm với vợ hay con trai, con gái của người ta. Họ phải nhớ đến Tàm và Quý để tránh xa sự tà dâm. Chỉ khi đó giới của họ mới trong sạch.
Khi đối diện với tình huống phải nói dối, kẻ phàm phu phải tự nhắc nhở mình rằng, cũng như ta:
- Người này lớn tuổi.
- Người này xuất thân cao quý.
- Người này giữ giới từ nhỏ.
Ta không nên nói dối người ta. Họ phải nhớ đến Tàm và Quý để tránh xa sự nói dối. Chỉ khi đó giới của họ mới trong sạch.
Bậc Thánh Nhập Lưu không cần phải suy tư nhiều như kẻ phàm phu mà giữ giới một cách tự nhiên, không cần suy nghĩ, nhưng giới của họ rất trong sạch. Bởi vì một bậc Thánh Nhập Lưu:
- Không phát sanh lòng tham để giết.
- Không phát sanh lòng tham để trộm cắp.
- Không phát sanh lòng tham để tà dâm.
- Không thích nói dối.
- Không thích uống rượu.
Vị ấy tránh xa tất cả những điều này một cách dễ dàng, tự nhiên. Vì vậy một vị Thánh Nhập Lưu không có khó khăn gì để giữ giới trong sạch, và do có giới trong sạch vị ấy không bao giờ rơi vào bốn đường ác đạo. Nếu có tái sanh, vị ấy bao giờ cũng có được đời sống cao quý, với tâm cao thượng, giàu sang, có địa vị cao và có sắc đẹp.
Kẻ phàm phu thường cố gắng để đạt đến địa vị tốt hơn trong đời sống. Mỗi người đều phấùn đấu hết sức mình để được mục đích đó. Có người do quá tham muốn giàu sang và danh tiếng đã đánh đổi cả cuộc đời mình.
Những người đó, sau khi đã hành thiền và đã đắc quả Nhập Lưu, không cần phải cố gắng để đạt đến điều gì nữa, bởi vì chính pháp đã nâng họ lên một cách tự phát, tự động và do đó mà họ có đời sống cao quý, có tâm hiền thiện, giàu sang và đẹp đẽ.
Những bậc thánh, những người đã diệt tận phiền não, sẽ không bao giờ sanh vào cảnh giới thấp hơn cảnh giới mà họ đã từng sống. Họ luôn luôn sanh vào cảnh giới tốt đẹp hơn. Ðó là lợi ích của việc hành thiền. Dù khi đi tái sanh, họ có thụ hưởng sự giàu sang và quên đi mục tiêu giải thoát, thì họ cũng chỉ quên tối đa là bảy kiếp. Ðến kiếp thứ bảy, họ sẽ cảm thấy ăn năn, sẽ cảm thấy một sự thôi thúc mạnh mẽ, nên họ sẽ tinh tấn hành thiền, sẽ đắc A-la-hán và chứng ngộ Niết-bàn.
Một bậc thánh Nhập Lưu khi đi tái sanh, ngay khi có được sự giàu sang tột đỉnh, vẫn rất ít tham đắm với dục lạc. Sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc êm dịu, nhà rộng, xe tốt-tất cả những tiện nghi vật chất của đời sống gia đình không làm cho vị ấy đam mê. Vị ấy ít quan tâm đến những thứ đó.
Vậy thật sự vị ấy thích cái gì? Vị ấy thích việc bố thí (Dàna). Vị ấy hoan hỉ trong việc bố thí. Vị ấy thích giữ giới, hoan hỉ trong việc giữ giới. Vị ấy thích hành thiền và hoan hỉ trong việc hành thiền.
Vị ấy thích phục vụ chư tăng, thường đi đến các thiền viện, tu viện, tịnh xá để phục vụ và cúng dường. Nếu do làm như vậy mà vị ấy quên việc hành thiền Tứ Niệm Xứ, thì vị Thánh Nhập Lưu ấy sẽ quên trong bao nhiêu kiếp? Chỉ tối đa là bảy kiếp. Ðến kiếp thứ bảy, vị ấy sẽ cảm thấy vô cùng ăn năn, sẽ tinh tấn hành thiền, sẽ đắc A-la-hán và chứng ngộ Niết-bàn. Ðây chính là lợi ích thật sự và căn bản của việc hành thiền.
Kundalàbhivamsa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét