Tôi là người ăn bất cứ thực phẩm nào phù hợp giáo pháp, lời dạy của bậc giác ngộ. |
Chúng ta phải khai thông được những tư tưởng xa lạ phi Phật tánh của một số người chưa hiểu được bản thân phải làm gì để đạt được cứu cánh của người tu Phật.
Quý vị độc giả có thể tự trả lời câu hỏi: "Quý vị là người ăn động vật hay thực vật?" Câu trả lời làm sao phải phù hợp với giáo pháp, lời dạy nguyên thủy của Ðức Phật, là ăn thế nào cũng được. Người tu chân chính không để mắc mứu trong điều khó xử về ăn chay hay ăn mặn. Tấm gương thận trọng của Ðức Phật là việc hướng dẫn tốt để đối diện cũng như khắc phục những vấn đề ăn chay.
Người tu không nên cho mình là người ăn thịt; dường như mình là người bán hàng cho những nhà sản xuất thực phẩm làm bằng cá, thịt; cố làm giàu có qua việc bán thịt và vô tình biện minh cho việc giết thú lấy thịt bán. Nhưng người tu cũng không nên cho mình là người ăn chay, truyền bá cho việc ăn chay, thu hút người khác sống theo cách sống của mình một cách u mê. Người tu là người có "lối sống độc nhất" trong sự cung ứng điều kiện thực phẩm của mình.
Do vậy, người tu hành phải nói thẳng thắng: "Tôi không phải là người ăn động vật mà cũng không phải là người ăn thực vật! Tôi là người ăn bất cứ thực phẩm nào phù hợp giáo pháp, lời dạy của bậc giác ngộ".
Vậy chúng ta thấy ý nghĩa của sự tu hành là gì? Phương pháp để đạt được cứu cánh (Niết Bàn) của người tu Phật ra sao? Hành giả tu Phật sai mục tiêu lý tưởng sẽ không đạt được kết quả tốt đẹp, công phu hành đạo nó sẽ thành tự đầu độc và di hại đến tư tưởng bản thân và quần chúng.
Cho nên, vấn đề ẩm thực rất có ý nghĩa thời sự đối với những người mong muốn giật được đạo hơn là tự hành chánh đạo:
1. Vấn đề ăn chay, ăn mặn đã có lắm ý tưởng mâu thuẫn nhau. Tu sĩ Phật giáo Nam Tông căn cứ theo luật Phật buộc người xuất gia phải sống bằng thức ăn đi trì bình khất thực. Các tu sĩ không hề dám đề ra những cao kiến trên Phật để canh tân giáo phái. Các tu sĩ không được có của riêng, ngoài tam y và quả bát. Các triết gia Hy Lạp thì đề cao thuyết ăn chay. Ngày nay các tu sĩ Việt Nam phái Bắc Tông cũng đề quyết hạnh ăn chay.
2. Người thì có ý hướng lệch lạc tiếc nuối theo học thuyết chay lạt và đi xa hơn là khuyên "Nên ăn chay vì nó là yếu tố có được sự thanh tịnh". Họ cho rằng ăn chay sẽ đạt được mục tiêu. Ðiều này chính là điểm khác nhau với phái Nam Tông. Ðức Phật đã thuyết giáo rằng: "Có giới mới có định, có định mới có tuệ".
Những vấn đề trên hoàn toàn phù hợp với lời Phật dạy là sống nhờ thiên hạ và vì thiên hạ. chúng ta phải khai thông được những tư tưởng xa lạ phi Phật tánh của một số người chưa hiểu được bản thân phải làm gì để đạt được cứu cánh của người tu Phật.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét