Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Áo Thánh Chúa Giêsu và các cuộc hành hương vĩ đại

Tunica Christi - Áo Thánh Chúa, chiếc áo mặc trong không có đường khâu của Chúa Giêsu, một di tích thánh quan trọng vào bậc nhất của Kitô giáo.
Trong bản Phúc Âm thứ bốn, thánh sử Gioan đã trình thuật: Đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá xong, bọn lính lấy áo của Người chia ra làm bốn phần, mỗi người một phần. Họ cũng lấy cả áo dài của Người nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. Vậy, họ nói với nhau: "Đừng xé áo ra, cứ bắt thăm, ai được thì lấy hết".
Chiếc áo dài không có đường khâu này của Chúa Giêsu hiện là một trong những thánh tích quan trọng của Kitô giáo hiện đang được bảo quản một cách cung kính và cẩn mật tại nhà thờ chính tòa Giáo Phận Trier, CHLB Đức.
Và từ trên 800 năm nay, hằng ngày có cả hàng ngàn người từ khắp nơi trên thế giới tuôn về kính viếng và tham quan thánh tích đầy ý nghĩa này. Theo tương truyền, thánh nữ Helena (257-336), thân mẫu hoàng đế Constantin, đã cho cung nghinh di tích thánh "Tunica Christi", chiếc áo dài không có đường khâu này của Chúa từ Thánh Địa Palestina về Trier, một thành phố cổ kính nhất của Đức quốc.
Lịch sử đã ghi là vào năm 327, dù đã tuổi cao sức yếu, nhưng nữ hoàng Helena đã sốt sắng đi kính viếng Thánh Địa Palestina, quê hương của Chúa Giêsu. Và theo trình thuật của hai Đức Giám Mục Gelasius thành Caesarea và Ambrosius thành Milan, thì nữ hoàng Helena đã ra lệnh cho khai quật toàn bộ khu đồi Golgota, nơi Chúa bị đóng đinh, để khôi phục lại tình trạng nguyên thủa của vùng đất đã thấm đượm Máu Thánh Chúa Cứu Thế, vì trước đó hơn một thế kỷ, hoàng đế Aelius Hadrian đã cho đắp toàn bộ đồi Golgota thành một ngọn núi đất nhân tạo khổng lồ, với thâm ý là phi tang tất cả mọi dấu tích Kitô giáo tại đây. Và trong quá trình khai quật này, người ta đã tìm thấy Thánh Giá của Chúa còn nguyện vẹn.
Trong khi đó Áo Thánh Chúa vẫn chưa được nhắc tới trong các sử liệu này. Mãi về sau, vào khoảng thế kỷ XII, người ta mới đọc thấy trong sử liệu "Gesta Treverorum", trong Biên Niên Sử thành phố Trier, có khi ghi rằng, trong cuộc hành hương Thánh Địa Palestina ấy thánh nữ Helena cũng đã cho sưu tầm và tìm thấy được chiếc áo dài của Chúa hãy còn nguyên vẹn và bà cũng truyền lệnh cung nghinh về thành phố Trier. Từ đó tới ngày nay, chiếc "Tunica Christi" vẫn luôn được bảo quản tại nhà thờ chính tòa Trier. Trong sử liệu này cũng ghi rõ vào ngày 1.5.1196 chiếc áo dài của Chúa được chuyển từ ca tòa phí đông nhà thờ chính tòa về quàn tại bàn thờ chính, nhưng không hề đề cập tới thời gian chiếc Áo Thánh của Chúa đã được quàn tại ca tòa phía trong bao lâu.
"Lưu niệm" - Hot girl Việt Nam
Các cuộc hành hương kính viếng Áo Thánh Chúa
Nhưng vào năm 1512, nhân dịp thăm viếng thành phố Trier, hoàng đế Maximilian đã yêu cầu được chiêm ngưỡng Áo Thánh Chúa, một thánh tích quý báu và quan trọng vào bậc nhất của Kitô giáo nói chung và của Giáo Phận Trier nói riêng, mà trong hàng bao thế kỷ qua đã được quàn giữ kín trong một chiếc tủ bằng gỗ được niêm phong cẩn mật. Trước hoàn cảnh bất khả kháng ấy, vào ngày 14.4.1512 Đức TGM Reichard von Greiffenklau, Giám Mục giáo phận Trier lúc bấy, đành phải mở các khóa niêm phong tủ chứa đựng chiếc Tunica Christi và đem ra trưng bày trên bàn thờ chính của nhà thờ chính tòa trước sự hiện diện của hoàng đế Maximilian, của nhiều vị Giám Mục và của đông đảo các chức sắc đạo đời.
Khi nghe tin chiếc Áo Thánh của Chúa được mang ra trưng bày cho hoàng đế, các Giám Mục và các quan khác khác chiêm ngưỡng, hàng ngàn giáo dân đã tuôn về Trier và yêu cầu cho họ cũng được hạnh phúc chiêm ngưỡng và tôn kính Áo Thánh của Chúa. Trước yêu cần khẩn khoản và hợp lý đó, Đức Tổng Giám Mục Reichard von Greiffenklau đã ra thông cáo cho trưng bày công khai Áo Thánh Chúa tại nhà thờ chính tòa Trier. Tin vui này bay tỏa khắp nơi trong Giáo Hội và hàng triệu người tư khắp nơi đã tuôn đổ về Trier để chiêm ngắm và kính viếng. Truyền thống thánh thiện ấy vẫn lưu giữ mãi cho tới ngày nay.
Trong thế kỷ XX vừa qua, Áo Thánh Chúa đã ba lần được trưng bày công khai. Đó là vào các năm 1933 có trên hai triệu người về kính viếng thánh tích này; năm 1959 có 1,8 triệu khách hành hương có mặt tại Trier và năm 1996 có khoảng một triệu người thuộc mọi tôn giáo và mọi màu da về Trier tôn kính Áo Thánh Chúa.
Đặc biệt năm 2012 này, dịp kỷ niệm năm thứ 500 Áo Thánh Chúa lần đầu tiên được trưng bày công khai cho giáo dân chiêm ngưỡng và tôn kính (1512). Bởi vậy, Giáo Quyền giáo phận Trier sẽ long trọng tổ chức trưng bày Áo Thánh Chúa trong vòng một tháng, từ ngày 13. tháng 04 đến ngày 13 tháng 05. 2012, để các khách hành hương trong Giáo Phận cũng như trên khắp thế giới về chiêm ngưỡng và tôn kính.
Hiện trạng Áo Thánh Chúa
Trước hết, trên phương diện khoa học người ta không thể xác định một cách chính xác thời gian ra đời của chiếc áo. Một điều chắc chắn là do điều kiện bảo quản trong các thế kỷ trước kia không được tốt và qua các cuộc thuyên chuyển tử chỗ này qua chỗ kia, đã làm cho chiếc Áo Thánh Chúa hóa dạng và nhất là chất vải của chiếc áo thay đổi dần tính chất nguyên thủy của nó. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà chuyên môn người Thụy Sỹ về chất vải, thì người ta có thể khẳng định được rằng, thứ vải của chiếc „Tunica Christi “ phát xuất vào thời Chúa Giêsu.
“Chryses đến gặp Agamemnon để chuộc lại con gái” (tranh thế kỷ thứ 4). Chryses quỳ dưới chân Agamemnon, phía sau là gia nhân bưng lọ vàng, bình bạc đến chuộc cô chủ. Không hiểu sao bên cạnh Agamemnon lại có một chú cởi truồng?
Mục Đích các cuộc hành hương Áo Thánh Chúa
Đối với các tín hữu, chiếc Áo Thánh của Chúa là một thánh tích cụ thể nhắc bảo và hướng dẫn họ đến cùng Đức Kitô, suy niệm về cuộc sống, cuộc tử nạn và biến cố phục sinh vinh quang của Người. Nói cách khác, mục đích các cuộc hành hương Áo Thánh Chúa là để tôn thờ chính Đức Kitô, Đấng đã được sinh ra, đã chịu chết cho hạnh phúc chân thật và vĩnh cửu của con người, chứ không phải dừng lại nơi việc chiêm ngắm chiếc áo thuần tuý.
Nhất là tính chất hoàn toàn đặc thù của chiếc áo „từ trên xuống dưới không có đường khâu“ là một biểu tượng cho chính Đức Kitô, Đấng hôm qua, hôm nay và mãi mãi, vẫn không hề thay đổi, vẫn yêu thương và mưu tìm hạnh phúc chân thật cho tất cả mọi người không phân biệt giáo phái, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến hay văn hóa… Vâng, chiếc Áo Thánh Đức Kitô là một lời mời gọi tha thiết và khẩn trương mà chính Người đã tỏ bày trước khi bước vào cuộc tử nạn, là mong muốn cho tất cả mọi tín hữu biết can đảm vượt lên trên mọi khác biệt, mọi biên giới ngăn cách để hợp nhất nên một trong tình huynh đệ chân thành. Vì thế, tính cách lịch sử của chiếc áo chỉ là vấn đề thứ yếu, không nhất thiết phải được đặt ra.
Chính trong cuộc hành hương vĩ đại năm 1959 tất cả các tín hữu có mặt trong cuộc hành hương đã cùng đồng thanh cầu nguyện:
"Lạy Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc thế gian, xin thương xót chúng con và mọi người trên thế giới. Xin thương đến toàn thể các tín hữu Chúa và xin hợp nhất lại với nhau, tất cả những ai đang sống trong chia rẽ và ngăn cách. Amen".
Lm Nguyễn Hữu Thy
"Mới..." - Hot girl Nhật Bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét