Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Luận bàn về sát sinh trong Phật giáo

Sự tham đắm món ăn đã tạo điều tiếng không tốt cho giáo đoàn khất sĩ. Trong khi đạo Phật là đạo từ bi, yêu thương người và muôn loài. Thấy việc cần làm Phật đã thiết lập ra giới luật cấm sát sinh để nuôi dưỡng tình thương yêu từ bi ở con người.
Người bạn nói: Trước tiên, tôi là một người yêu thích tìm hiểu, nghiên cứu trao đổi về các vấn đề liên quan đến Phật giáo và các tôn giáo khác.
Hiện tôi có một vài vấn đề cảm thấy băn khoăn. Cụ thể là tôi thấy có sự mâu thuẫn giữa khoa học (học thuyết tiến hóa của Darwin) và thuyết từ bi không sát sinh, hại vật ở giới luật của đạo Phật. Tôi mong mỏi mọi người cùng bàn giải nhằm tháo gỡ gút mắc này và qua đó tôi cũng được học hỏi thêm nhiều lợi ích về đạo pháp.
Theo thuyết tiến hóa Darwin thì sinh vật này khắc chế sinh vật nọ hay nói cách khác là loài này sẽ sử dụng loài khác làm thức ăn như cây cỏ là thức ăn của động vật ăn cỏ, động vật ăn cỏ lại là nguồn thức ăn của động vật ăn thịt, động vật ăn thịt nhỏ thì lại bị các loại động vật ăn thịt lớn hơn dùng làm thức ăn và các loài sau khi chết, xác thân được phân hủy bởi các loài vi sinh vật tiêu thụ,… Đồng nghĩa với việc cuộc sống, sự tiến hóa của tự nhiên là 1 chuỗi thức ăn, loài này tiêu diệt loài kia, nhưng lại bị loài khác mạnh hơn tiêu diệt ,… Tự nhiên biểu hiện là một chuỗi đấu tranh sinh tồn, sự tiến hóa, thích nghi hàng triệu năm của các loài sinh vật trên Trái Đất này...
Vậy trong giới luật nhà Phật không cho phép sát sinh, cũng như khuyên răn các đệ tử không ăn mặn,… Nếu như vậy con người đã bỏ qua sự cân bằng của tự nhiên, việc không ăn thịt, cá,… thì 1 ngày nào đó, chúng sẽ sinh sản, gia tăng quá mức và không có loài nào khác tiêu diệt nó, … như thế có phải sẽ khiến môi trường tự nhiên mất đi sự cân bằng, ổn định? Ví dụ như loài cầu gai (là 1 loài động vật sống ở biển), chúng dùng san hô làm thức ăn, sự phát triển quá mức của cầu gai làm cho môi trường ở khu vực ấy mất cân đối, ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài sinh vật khác và để bảo vệ những sinh vật khác cũng như môi trường tự nhiên, con người tiến hành tiêu diệt cầu gai. Như vậy có phải con người phạm vào tội sát sinh, hại vật không?
Và còn rất nhiều trường hợp khác nữa... Tôi thật sự bối rối, nghĩ chưa thông....
Mọi người vào bàn luận nhé. Xin cám ơn!
Trả Lời: Chào bạn! Cám ơn bạn! Câu hỏi bạn không phải là câu hỏi chuẩn mực nhưng lại rất hay và cần thiết. Tôi nghĩ mọi người cần phải có những câu hỏi tương tự để xác thực lại sự chuẩn mực của các tôn giáo. Chúng ta không thể chỉ sống bằng niềm tin và hy vọng, chúng ta cần phải có sự hiểu biết để không bị rơi vào cực đoan, mê tín. Với câu hỏi của bạn tôi có một ít kiến giải không rõ là có ổn không? Nếu có điều gì không phải nhờ mọi người chỉ điểm thêm.
Tại sao Phật lại chế ra giới luật cấm sát sinh?
Có lẽ bạn hãy cùng tôi leo lên cỗ máy thời gian quay về thời điểm hơn 2500 năm để trả lời câu hỏi này. Khi đó câu hỏi trên lại không thực sự chuẩn nữa rồi. Câu hỏi được sửa lại là "Khi đạo Phật mới ra đời đệ tử Phật ăn chay hay ăn mặn?", "Vì sao đệ tử Phật lại phải ăn chay?"…
Thực tế là ban đầu khi đạo Phật ra đời thì đệ tử Phật có thể tạm nói là "Chay mặn đều dùng được.". Vì lẽ khi giáo lý nhà Phật chưa rộng truyền thì Đệ tử Phật và cả Phật đều đi khất thực để có cái ăn. Nói cho cùng tận thì việc khất thực chính thật là việc đi xin ăn. Hiển nhiên là đi xin ăn thì ai cho gì ăn nấy chứ sao có thể đòi hỏi. Bạn có đồng ý không?
Dù rằng con người chưa biết đến giáo lý nhà Phật nhưng vì lòng từ bi, thương yêu đồng loại, những người trong thôn làng, xóm ấp, thành thị,… sẽ cho những vị khất sĩ chút ít đồ ăn, thức uống. Lúc bấy giờ, họ sẽ cho những vị khất sĩ bất cứ loại thức ăn nào mà họ có. Vì lẽ họ không rõ biết loại thức ăn mà các vị khất sĩ thọ dụng thì làm sao có thể chuẩn bị riêng thức ăn chay tịnh cho người xuất gia. Về sau, giáo lý của Phật quả thật là có làm cho con người dứt trừ đau khổ, tham đắm, hận thù,... Thế nên, giới khất sĩ được xã hội chấp thuận, thừa nhận và việc cúng dường cho các vị khất sĩ được lan truyền rộng khắp. Lúc bấy giờ, có không ít người lười lao động đã xin xuất gia, khoát y áo để được cái ăn cái mặc dễ dàng. Dù rằng xuất gia nhưng họ vẫn thích ăn ngon mặc đẹp. Mà món ngon thì đa phần là món mặn, đã là món mặn thì buộc phải sát sinh. Sự tham đắm món ăn đã tạo điều tiếng không tốt cho giáo đoàn khất sĩ. Trong khi đạo Phật là đạo từ bi, yêu thương người và muôn loài. Thấy việc cần làm Phật đã thiết lập ra giới luật cấm sát sinh để nuôi dưỡng tình thương yêu từ bi ở con người. Về sau, việc hạn chế ăn mặn được áp dụng cho người xuất gia.
Mở rộng: Buddha dịch là Phật hay Phật đà có nghĩa là người giác ngộ tột cùng hoặc là người sống tỉnh thức hoàn toàn.
Giác có nghĩa là biết, ngộ có nghĩa là hiểu rõ thế nên giác ngộ chính là sự hiểu biết sáng rõ và khi sống thật với sự hiểu biết rõ ràng thì con người sẽ trở nên tỉnh thức. Cụ thể là khi Phật hiểu rõ con người chỉ là một dạng chúng sinh trôi lăn trong 3 cõi 6 đường, Phật đã sống tỉnh thức, sáng suốt để thoát ra khỏi việc thay khuôn, đổi mặt trong 3 cõi do việc tham đắm, si mê, sân hận,... 
Thế nên giáo lý Phật truyền dạy cho nhân loại là dứt trừ tham lam, sân hận, si mê, hoài nghi và kiêu mạn. Hành lục độ ba la mật là bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định, trí tuệ nhằm đạt được sự giải thoát khỏi luân hồi. Muốn thoát khỏi luân hồi thì con người biết yêu thương đúng mực, muốn yêu thương đúng mực thì phải có hiểu biết. Khi hiểu biết rõ ràng, tận cùng thì sẽ buông bỏ. Sự thật là dù cho ăn ngon, mặc đẹp, giàu sang đến mấy thì con người cũng sẽ chết mà không mang theo được gì. Thế nên phải trân quý sự sống, sống hạnh phúc. Không gây đau khổ cho người chính là không tạo nhân gây khổ cho mình. 
Vì thế hạn chế sát sinh, hại vật, hại người,… chính là trợ pháp giúp con người sinh khởi lòng từ bi, sống yêu thương đúng mực có hiểu biết.
Rất mong được mọi người góp ý kiến thêm, chỗ nào tôi trình bày không đúng nhờ mọi người chỉ thẳng, nói rõ. Cám ơn!
Người bạn nói: Cám ơn bạn nhiều! Nhưng bạn vẫn chưa làm cho tôi hoàn toàn hiểu rõ về việc sát sinh và nên hay không nên làm việc đó.
Trả lời: Câu hỏi của bạn thoạt nghe có vẻ là một câu hỏi đơn giản nhưng thật ra để trả lời câu hỏi đó chuẩn mực thật không dễ chút nào. Bởi vì có những việc khi đặt vào bối cảnh này thì đúng nhưng ở trong hoàn cảnh khác thì lại sai.
Ví dụ như tôi trả lời khẳng định chắc chắn là không được sát sinh dù bất cứ lý do gì vì sát sinh là tội ác, là nhân để con người phải "mang lông, đội vảy" ở những kiếp sau. Dù rằng bạn không tin hoàn toàn về điều đó nhưng ít nhiều gì bạn cũng hạn chế việc "sát sinh, hại mạng". Đây cũng là một điều tốt nuôi dưỡng tình thương yêu muôn loài trong bạn cùng mọi người và loài vật nhờ vậy cũng vơi bớt đau đớn. Nhưng nếu bạn hoặc một ai đó tin tuyệt đối vào câu trả lời của tôi, người đó không sát sinh hoàn toàn vì sợ phải mang trên mình “lông thú, vảy cá”. Cho đến một ngày đi dạo chơi trên biển, hoặc trong rừng mà lạc lối chưa tìm được đường về. Thức ăn dự trữ đã không còn. Đến khi bụng đói, miệng khát nhìn quanh thì chỉ có sò ốc, cua còng biển, cá ở suối,... Nếu chấp chặt việc sát sinh là đền mạng, người đó chấp nhận chết đói chứ không sát sinh thì đã là làm sai với lời Phật dạy "Thân người khó được vì thế khi được thân người thì hãy biết giữ gìn để hành trì tu tập vì chỉ có chúng sinh nẻo Người mới hội đủ điều kiện tu tập, rèn luyện thoát khỏi luân hồi ở 6 đường.
Nếu tôi trả lời sát sinh, hại vật là chuyện bình thường vì lẽ con người phải ăn mới sống được, "có thực mới vực được đạo". Một ai đó tin lời tôi tham đắm món ngon, vật lạ. Lạm sát muôn loài, làm tăng trưởng tham đắm, sân hận, si mê,... Tụt giảm lòng từ bi, tình thương yêu thì việc "thay hình, đổi dạng" sẽ khó tránh khỏi.
Trước đây, tôi từng hỏi một câu tương tự như câu bạn đã hỏi. Tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện có thật trong cuộc đời tôi. Cách đây hơn 2 năm, cuộc sống của tôi có vài biến cố khiến tôi rất chán ngán sống ở đời, tôi đã xin về chùa những mong được sớm cắt tóc, xuất gia. Thực tế là khi tìm hiểu giáo lý nhà Phật tôi cảm nhận "Tại sao phải tham lam, si mê,... tranh giành mọi phần hơn, cái lợi về mình, chết rồi có mang theo được đâu?". Mục đích của việc về chùa là tôi muốn tránh việc tranh giành, hơn thua, được mất,... Tôi không tin vào chuyện có ma quỷ. Thậm chí là ngay khi bé, tôi đã học theo cách nói của người lớn, tôi từng nói "Nếu ai thấy ma cứ gọi tôi, hoặc bắt ma bỏ vào hủ cho tôi nhìn thấy thì tôi mới tin nhận”. Chùa tôi ở có khá nhiều muỗi, những lúc tôi ngồi thiền hoặc xem kinh sách bị chúng đốt suốt. Khi đó, tôi còn sợ phải giết muỗi nên hỏi thầy "Có nên giết muỗi không?". Thầy nói "Có giết thì giết nhưng đừng cố ý đuổi giết, tránh được thì tránh". Quả thật câu trả lời này khiến tôi rối trí thêm.
Về đường lối tu học, tôi lại không giống với thầy. Trong khi thầy tôi coi trọng đọc kinh, trì chú, niệm Phật,... thì tôi lại tìm hiểu giáo lý kinh điển và chú trọng ngồi thiền. Tôi thật không tin có ma quỷ. Cho đến khi đối mặt với những vong hồn, uổng tử ở ngay trong chùa. Lúc bấy giờ tôi mới tin thế giới vô hình là thật có, ít nhiều tin vào việc luân hồi ở con người trong 3 cõi, 6 đường. Kết hợp với những hiểu biết về cuộc sống, kinh Phật và việc thiền định cho đến một ngày sự hiểu biết được khai mở tôi nhìn rõ hơn về giáo lý kinh điển nhà Phật, con đường Phật đã đi,... Do khác pháp môn tu, tôi xin thầy rời chùa.
Quay lại vấn đề của bạn. Tôi sẽ hỏi lại bạn một câu hỏi "Bạn có tin vào sự luân hồi không?". Tôi hỏi bạn câu hỏi này vì có sự liên quan mật thiết với câu hỏi của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về luân hồi 3 cõi, 6 đường trong phần "Chánh pháp thất truyền của Phật Thích Ca". Bạn sẽ chẳng tìm thấy những điều tôi trình bày ở bất kỳ quyển kinh sách nào vì đó là những phần tôi tỏ ngộ. Nếu bạn nhận thấy đúng, chuẩn mực thì tin còn bằng thấy không ổn thì đừng tin nhận và chỉ cho tôi những chỗ không ổn đó. Cám ơn bạn!
Nói thêm về việc sát sinh nên hay không? Vấn đề lại nằm ở chỗ là tham đắm hay không tham đắm. Nếu rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo, việc sinh tồn trói buộc thì con người phải sát sinh để tồn tại. Cố gắng đừng tạo ra sự ưa thích hay thói quen,...
Bởi lẽ, tôi sẽ nói thêm về việc luân chuyển từ con người sang loài vật. Có một kiếp nọ, tôi làm một người bán hàng thịt, tôi chuyên giết heo hàng ngày để lấy thịt bán. Thói quen đi mua, bắt, giết heo được lưu giữ lại trong tiềm thức. Cuối đời, tôi chết đi. Ban đầu, tâm ý tôi vẫn lẩn quẩn ở quanh nhà. Về sau, tôi nhớ đến nghề mua bán, giết heo. Tôi lần đến quầy thịt, lò mổ và cả những trại nuôi heo. Trong rất nhiều lần thơ thẩn ở những trại heo quen cũ. Có vài bào thai heo tượng hình và tôi đã chuyển thân thành chú heo con.
Tin hay không là tùy ở cảm nhận của mỗi người. Nhưng tôi cũng nhắc bạn nhớ rằng "Con người không thể chỉ sống bằng niềm tin và hy vọng. Mỗi người đều có sự hiểu biết, thế nên bạn hãy sử dụng sự hiểu biết của mình thật hợp lý và có giá trị. Trân trọng!". Những điều gì đúng hợp lý, logic,... thì tin nhận. Đừng rơi vào cuồng tín, mê tín, cực đoan.
Người bạn hỏi: Tôi vẫn có điều chưa rõ. Có phải Phật giáo nói ma quỷ, vong hồn ..... là những tâm ma từ nơi bản thân sinh ra? (theo Diệu Pháp Liên Hoa Kinh). Tôi tin là có sự luân hồi, cũng như có sự tồn tại của các vị Chuyển Luân Thánh Vương,...
Trả lời: Hôm nay dạo lại bài “Luận bàn về việc sát sinh của Phật giáo" mới hay người bạn có câu hỏi mới. Tôi thử trả lời xem xem. Bạn nói tin vào luân hồi thì ổn rồi vì luân hồi là thật có còn Chuyển luân thành vương thì cũng chỉ là một dạng chúng sinh luân chuyển trong 6 nẻo luân hồi.
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói: Ma quỷ, vong hồn là tâm ma do tự bản thân mình sinh ra à? Có chuẩn không? Nếu bạn nhớ chuẩn thì có lẽ người dịch bộ kinh đó "thiếu chuẩn" rồi. Vì lẽ ma gồm nhiều dạng nhưng tựu trung lại thì thực sự chỉ có 2 loại ma. Đó là Tâm ma và Thiên ma.
Trong đó tâm ma là ma lưu xuất từ bên trong do tự bản thân mỗi người tạo ra gồm những vọng tưởng có thể là những vong hồn, ma quỷ, những cảnh ghê rợn,... Nhưng chúng không thật chỉ do tâm ý tạo ra, do tâm người đó thiếu định tỉnh, sáng suốt có lẽ vì tạo nhiều nghiệp nhân xấu ác như giết người, hại mạng,...
Thiên ma thì có nguồn gốc bên ngoài gồm những chướng duyên nghịch cảnh, ma quỷ và vong hồn uổng tử,... Khi con người chưa có định tâm vững hoặc thiếu chánh định chúng sẽ lưu xuất làm não loạn con người. Tuy nhiên, nếu người bị thiên ma quấy phá nhận biết là đang bị thiên ma não hại thì hãy nên gia cố thêm tín tâm, chánh định. Khi đó, thiên ma sẽ bị diệt hoặc là rời đi, không còn dám quấy phá người học Phật, người học Phật giữ vững chánh định sẽ tiến tu lên ở bậc cao hơn. Nếu dũng mãnh, tinh tấn và phát khởi trí tuệ giác ngộ thì người đó đạt được 1 trong 4 quả vị Thánh, đạt bậc bất thối chuyển, dự vào dòng Thánh.
latuan0907 @

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét