Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Lồn tiên


-Nó đấy! Lồn tiên đấy...

Chắc hẳn các nhà hàng thanh lịch đều muốn tìm cho nó một cái tên khác thật là hoa mỹ, sang trọng chứ không muốn dùng cái tên này.
Cũng có người gọi nó là bướm tiên, với ý nghĩ rằng nói và nghe thế có vẻ lọt tai hơn. Nhưng nếu dùng nhiều quá, có lẽ dần dần ý nghĩa ẩn dụ sẽ lấn át mất ý nghĩa chính, giống như trường hợp của từ đào tiên…
Mở cánh.
Thực ra nó còn có một cái tên dân dã khác là Chem chép. Một cái tên vô hồn, giống như nghêu, ngao, sò, hến, chẳng gợi ra một cái gì đáng nhớ, ngoài cái ấn tượng của một từ tượng thanh dễ làm cho người ta liên tưởng đến một thứ tiếng động chẳng mấy thanh nhã khác, mặc dù đó là một cố gắng để tránh dùng một cái từ chẳng biết do đâu mà ai cũng nghĩ là thô tục.
Hai thế hệ.
Riêng tôi, tôi vẫn thích gọi nó bằng cái tên mà bao đời nay bà con miền Trung và Nam bộ vẫn gọi, đó là con lồn tiên. Bởi tôi chẳng thấy có gì là thô tục khi gọi cái tên đó, và bởi nếu có tên khác hay hơn thì hẳn người ta đã gọi từ lâu rồi chứ chẳng đợi các nhà đạo đức học thời nay phải nghĩ ngợi.
Khi tách ra, dòm thấy ngộ ngộ, ngộ nhất là "râu" của nó.
Lồn tiên là một loại trai sống ở biển và cả trong ao hồ và không phải chỉ có ở Việt Nam. Nhưng dẫu vậy, nó vẫn là một thứ đặc sản, từ đó người ta có thể chế ra nhiều món ăn rất ngon và bổ dưỡng, từ dân dã như luộc với sả, xào với rau răm, nướng kèm gia vị tới những món cầu kỳ mang đậm phong cách châu Âu.

Con lồn tiên và ốc vòi voi gây kích thích óc liên tưởng của mỗi chúng ta.
Minh Sơn (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét