Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Luân hồi là có thật

"Bồng bềnh" - Hot girl Diễm My 9x
Người Phật tử thường biện luận rằng nếu không có luân hồi thì không có luật nhân quả, và như vậy đối với những người không tin thuyết luân hồi, mọi sự trở thành vô nghĩa. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Theo những lời dạy của đạo sư Asita và của các vị kế tục ngài về các pháp tu tập theo thứ tự trước sau (Tiếng Tây Tạng là Lam Rim) một người trở thành tín đồ Phật giáo (PG) và bắt đầu tu tập theo PG khi người đó quy y Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng, với một trong ba động lực: thứ nhất là sợ tái sinh trong các cõi giới thấp như súc sinh, ngạ quỹ hay địa ngục, tìm sự gia hộ của Tam Bảo để được sinh vào những cõi cao hơn như cõi người, cõi thiên thần hay bán thần (Atula). Thứ hai là sợ quả khổ trong tất cả các cõi do nghiệp và phiền não, nên quy y Tam Bảo để thoát luân hồi. Thứ ba, vì lòng từ bi lớn không thể chịu nổi khi nhìn thấy chúng sinh đau khổ, quy y để có khả năng dẫn dắt họ đến giải thoát và giác ngộ, sau khi chính mình đã đắc Phật quả.
Nếu không tin thuyết luân hồi thì không thể có một động lực nào trong ba động lực này. Các tín đồ Ấn giáo cũng có động lực là thoát luân hồi, giống như động lực thứ hai của người Phật tử. Arnaud Desjardins viết: 
“Sự giải thoát này được xem là thoát luân hồi sinh tử. Vì chín mươi chín phần trăm người Âu không tin có luân hồi và xem điều đó là một sự mê tín của người Á châu nên vấn đề đã được đóng lại: người Ấn giáo và Phật giáo ra sức tu luyện để thoát khỏi một điều không có thật”.
“Theseus và Pirithous tranh giành Helen” - tranh của họa sĩ Odorico Politi
Nếu ý tưởng đạt được giải thoát cá nhân là vô nghĩa đối với người Tây Phương thì động lực thứ ba nói trên hay mục tiêu của Bồ Tát hạnh - đạt giác ngộ để có khả năng giải cứu chúng sinh, lại càng vô nghĩa hơn đối với họ. Người Phật tử thường biện luận rằng nếu không có luân hồi thì không có luật nhân quả, và như vậy đối với những người không tin thuyết luân hồi, mọi sự trở thành vô nghĩa: mọi sự kiện chỉ là sự ngẫu nhiên, khi người khác làm hại chúng ta thì đó là lỗi của họ chứ không phải là nghiệp quả xấu của chính mình, và không có lý do gì để cho chúng ta tu sửa về mặt đạo đức. Lối biện luận này không hoàn toàn đúng sự thật, vì chúng ta thấy rằng có nhiều người Ca Tô giáo cũng như tín đồ các tôn giáo khác cũng có trình độ đạo đức cao dù họ không tin thuyết luân hồi, và do đó còn có những lý do khác để người ta nỗ lực trở nên người đạo đức. Tuy nhiên cuộc sống hiện nay trên thế giới, người đạo đức thì ít mà người phạm tội lỗi thì nhiều. Vì sự không hiểu biết này mà những đau khổ của thế gian được xem là có những nguyên nhân khác, và những phương pháp khác cải tạo tốt nhất đã bị bỏ quên.
Vậy, thông hiểu về luân hồi là điều kiện tiên quyết cho việc tu hành theo PG và giải trừ sự khổ đau của thế gian.
Nhưng sự quan tâm đến thuyết luân hồi cũng có những lý do không tốt. Trong cuốn “ Hồi ký về sự ngộ đạo hiện đại” (Memoir of Modern Gnostic) Edward Conze viết về một số phụ nữ “nhiều tuổi và giàu có” chú ý đến thuyết luân hồi với ba lý do:
“Thứ nhất là vì thuyết luân hồi làm cho họ tin rằng trong một kiếp trước nào đó họ là những bà hoàng Ai cập hay những nhân vật tương tự. Thứ hai là vì thuyết luân hồi giải tỏa cho họ những cảm giác là mình có lỗi với xã hội, mặc cảm vốn phổ biến trong giới tư sản của thế kỷ hai mươi, vì theo thuyết luân hồi thì họ xứng đáng được hưởng sự giàu sang như nghiệp quả tốt mà họ đã tạo được trong tiền kiếp. Và thứ ba, thuyết luân hồi bảo đảm với họ rằng bản ngã quý báu của họ rồi sẽ được tồn tại khi họ qua đời. Thêm nữa, thông thiên học (theosophy) hứa hẹn rằng họ sẽ được hưởng sự minh triết của các thời đại và được chia sẻ những kiến thức thuộc loại huyền bí.
Lý do thứ hai nói trên biện minh cho sự bất công xã hội là không chính đáng và là sự ứng dụng sai thuyết luân hồi. Sự sai lầm này không chỉ của riêng người Tây Phương. Do đó chúng ta cần phải hiểu đúng thuyết luân hồi để giải trừ những sai lầm này.
Martin Willson
Thích Nguyên Tạng (dịch)
"Heo may" - người đẹp Trung Quốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét