"Gió lặng" - Hot girl Nhã Vân |
Nghiệp được phát xuất từ thân khẩu ý, vậy nó ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và tương lai của chúng ta như thế nào? (ảnh không liên quan đến bài viết)
Tuy thân khẩu ý phát sinh ra nghiệp, nhưng trên thực tế tất cả các nghiệp mà con người tạo ra đều bắt nguồn từ ý tưởng của họ trước nhất. Do đó, miệng chúng ta có nói tốt nói xấu hay thân có làm lành hay dữ thì cũng từ trong ý thức mà ra. Nói chung, tất cả những phân biệt thương ghét, giận hờn, hơn thua, phải quấy đều cấu tạo từ những ý nghĩ của chính mình. Thật vậy, Thân Nghiệp và Khẩu Nghiệp là nguyên nhân tạo nên Quả Báo khổ vui về sau cho chúng ta mà Ý Nghiệp chính là nguyên nhân của Thân Khẩu Nghiệp. Thân Nghiệp và Khẩu Nghiệp có tác dụng trực tiếp với mọi người vì những việc làm hay lời nói tốt xấu, thiện ác đối với kẻ khác sẽ tạo thành những quả báo khổ vui về sau.
Một người làm nghề cướp bóc giết người, gây tai họa đau thương cho người khác thì chính Thân Khẩu Nghiệp nầy sẽ quả báo sự nghèo khổ và chết thảm thiết cho hắn ta về sau và kiếp sau.
Trái lại, một người về Việt Nam làm từ thiện, giúp các em trong viện mồ côi, giúp kẻ tật nguyền nghèo khổ thì sẽ được quả báo giàu sang, phú quý và trường thọ về sau. Nhưng Tâm có nghĩ thì Miệng mới nói và Tay mới làm, vì thế ý nghĩ của đời nầy tạo thành hành vi và lời nói ở đời sau. Thật vậy, Ý nghiệp là nhân của đời trước và thân khẩu nghiệp là quả cho đời sau. Nếu có người mà thông thái bây giờ là tại vì kiếp trước họ thích đọc sách, suy tư. Hoặc có kẻ nói năng phóng đảng và hành động tà dâm vì tiền kiếp họ luôn suy nghĩ về chuyện tà dâm, dối trá. Nói một cách khác là Ý nghiệp đời trước sẽ chuyển thành nhân cách của họ cho đời nay. Chúng ta thấy có nhiều gia đình rất đạo đức, nhưng con cái của họ thì ngỗ nghịch độc ác, không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ. Tại sao vậy? Vì lời nói ngỗ nghịch và hành động độc ác của chúng đời nay chính là quả báo của ý nghiệp hay tư tưởng xấu từ đời trước chuyển đến. Do đó cổ nhân có câu:”sanh tử bất sanh tâm” hay là “Cha mẹ sanh con trời sanh tánh” là vậy. Khi thần thức đi tái sinh vào đời sau thì tất cả những chủng tử của nghiệp thức từ đời trước sẽ chuyển đến cho hài nhi để tiếp nhận những quả báo nầy và nhân cách là kết quả của ý nghiệp đã tạo nên. Vì vậy có những kẻ rất đạo đức và thiện tâm ngay từ trong bụng mẹ còn có người đã độc ác từ khi chưa chào đời. Hoặc có những người đời nầy thiện cũng làm mà ác cũng chẳng tha là vì kiếp trước họ thường hay nghĩ tốt xấu. Nói tóm lại tất cả những nhân cách đó đều do tư tưởng, tức là ý nghiệp, từ đời trước tạo thành và chuyển đến.
Các bào tử nấm dưới kính hiển vi. |
Vậy nếu muốn có một nhân cách phi thường ở đời sau thì ngay bây giờ chúng ta hãy bồi dưỡng những tư tưởng cao thượng và loại trừ những tư tưởng thấp hèn. Hãy phát huy tâm Bồ-đề để mang niềm vui và tình thương cho mọi người. Loại bỏ tham-sân-si để tâm được yên tịnh vì những cám dỗ, si mê và giận hờn đã làm tâm của chúng ta mê muội để tạo ra Ý nghiệp.
Có người nói rằng nếu ai làm việc thiện, nói lời thiện chỉ vì tâm hồn họ suy nghĩ điều thiện. Nếu điều nầy là đúng, tức là ba nghiệp của thân khẩu ý đều thiện thì chắc chắn đời sau họ phải được giàu sang phú quý và có nhân cách khả kính. Nhưng sự thật chưa chắc như vậy bởi vì chúng ta thấy hằng ngày có người rất giàu có, quyền uy, nhưng lại rất ích kỷ và độc ác, còn có người tuy nghèo khổ, bần hàn nhưng rất từ bi và khả kính. Kết quả như vậy là vì thân khẩu nghiệp làm một đường mà ý nghiệp nghĩ một nẽo. Nói một cách khác là kẻ giàu mà ích kỷ là kiếp trước họ tu phước mà không tu huệ, còn kẻ nghèo mà tốt là họ tu huệ mà không tu phước. Phật dạy muốn hạnh phúc viên mãn thì phước huệ phải song tu.Nói như thế thì mặc dầu hiện tại đang sống trong đời nầy, nhưng chính tự tay chúng ta đã kiến tạo cho mình dần dần một cuộc sống ở đời sau. Cứ mỗi nghiệp mà chúng ta tạo tác chính là một vết mực để vẽ cho bức tranh của đời sau, vì vậy không phải sau khi chúng ta chết thì thần thức mới đi lang thang trong cõi Thân Trung Ấm để tìm kiếm cha mẹ mới của mình mà thật ra tất cả những Nghiệp Quả cộng với nhân duyên đã kiến tạo và hoàn tất cho đời sau của chúng ta trước khi chúng ta mạng chung. Đó là tại sao chúng ta thấy trong câu chuyện Luân Hồi có người chết tại Mỹ mà tái sinh ở Miến Điện, hoặc chết là đàn ông mà tái sanh làm đàn bà.
Vậy tiến trình nầy xảy ra như thế nào?
Trong kinh điển của Phật giáo, khi một người chết thì thân vật lý không còn tồn tại, nhưng thần thức vẫn tiếp tục tồn tại với một sự sống trong thế giới vô hình. Cái ngã nơi Thân Trung Ấm này cũng vẫn là cái Ngã như lúc chúng ta còn sống. Chẳng hạn như trước khi chết chúng ta là ông A thì ở trong Thân Trung Ấm chúng ta vẫn thấy mình là ông A. Cho đến khi duyên đã hết, phải thác sinh về một kiếp khác, Thân Trung Ấm tan biến và sự sống bắt đầu thành hình ở bào thai mới thì lúc đó cái Ngã cũ thật sự chấm dứt hoàn toàn. Cái thời điểm mà Thân Trung Ấm tan biến luôn luôn đồng thời với cái lúc tinh trùng người cha lọt vào noãn bào của mẹ. Giây phút nầy cái Ngã cũ đã hết nên ông A không còn biết mình là ông A nữa, vì thế khi mang một hình hài mới thì tất cả những chuyện về đời trước đã quên hết. Hài nhi từ nay sẽ mang một hình hài mới, tên họ mới, dòng họ mới và dĩ nhiên là một số phận mới.
"Hồn nhiên" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Dựa theo lý luận của khoa học ngày nay thì khi có sự giao hợp, người nam phát sinh khoảng 500 triệu tinh trùng. Nếu có những tinh trùng mang nhiễm sắc thể X kết hợp với tiểu noãn sẽ tạo thành một bào thai gái và những tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y kết hợp với tiểu noãn sẽ tạo thành bào thai trai. Nhưng do nghiệp của người đó tạo tác khi còn sống sẽ là động lực chính quyết định người đó sẽ mang thân nam hay thân nữ khiến cho tinh trùng loại nào sẽ được lọt vào tiểu noãn. Khi tiểu noãn thụ tinh, các nhiễm sắc thể của tinh trùng và của trứng phối hợp thành 46 cái để bắt đầu tạo thành sự sống. Trong số 46 cái thì một nửa là nhiễm thể của cha và một nửa còn lại là của mẹ. Đây chính là nguồn gốc có sự khác biệt giữa những cá thể trong nhân loại. Hài nhi, lúc bấy giờ mặc dù chỉ là một tế bào tí hon, nhưng nghiệp quả tạo thành một định mệnh vô hình đã bao trùm lấy nó vì những nhiễm thể của người cha và mẹ đã định đoạt giới tính, màu tóc, màu mắt, hình tướng cũng như nhân cách và tính thông minh hay ngu đần của nó sau nầy. Khoa học chứng minh cho chúng ta thấy rằng những nhiễm sắc thể nầy có hình thể giống như vòng xoắn chạy dài và có khả năng chứa hàng ngàn phân tử di truyền, hay gọi là gene, được cấu tạo bởi Acid Desoxyribo Nucleic, gọi tắt là ADN. ADN là một chất hóa học chứa đựng tất cả những dữ kiện về sự sống và sự sinh trưởng của con người. Mỗi phân tử di truyền tự hoạt động riêng rẽ hoặc phối hợp với phân tử di truyền khác để ấn định về màu da, màu sắc của mắt và chiều cao của thân thể…Trong số 23 cái nhiễm thể của cha và 23 cái nhiễm thể của mẹ tạo thành 23 cặp thì luật Nghiệp Quả vô hình sẽ định đoạt cặp nhiễm thể nào ở lại còn cặp nhiễm thể nào sẽ bị loại bỏ. Do đó người mẹ có thể truyền lại cho con mình màu mắt, làn da và một số tính di truyền đã thụ hưởng từ ông bà để lại. Đây là một công trình rất tinh vi và phức tạp vì những nhiễm thể và tiểu noãn có thể được phân chia theo tám triệu kiểu khác nhau. Thật vậy, chính nghiệp của đứa bé đã sắp xếp cuộc tạo dựng thật công phu và quan trọng nầy. Đây là điểm đặc thù của triết lý Phật giáo vì nếu không hiểu rõ chúng ta sẽ vội tin có một Thượng Đế sáng tạo ra con người. Vâng! Chúng ta chính là vị Thượng Đế đó bởi vì nghiệp mà chúng ta đã tạo tác sẽ sắp đặt và kiến tạo cho cuộc đời của chúng ta ở kiếp sau. Tại vì sao? Chính nghiệp của đứa bé đã quy định nó sẽ làm con của gia đình nào để có thể nhận lấy tính di truyền về sức khỏe, trí khôn, hình dáng của dòng họ đó. Rồi cũng chính nghiệp tiếp tục chi phối sự phối hợp cũng như phân chia các phân tử di truyền (gene) để cho nó có những tính chất khác hẳn anh chị em của nó. Nếu đời trước nó tạo rất nhiều phước đức, thường hay giúp đở kẻ khốn cùng, che chở người hoạn nạn thì nghiệp sẽ đưa nó vào sinh trưởng trong một gia đình giàu có để hưởng phước lạc từ khi còn bé. Hoặc là trong đời trước nó thường chăm sóc sức khỏe cho mọi người, đem niềm vui và hạnh phúc cho kẻ khác thì nghiệp sẽ chọn những phân tử di truyền (gene) để tạo thành sức khỏe tốt và trường thọ cho nó ở đời sau. Khi tiểu noãn và tinh trùng kết hợp thì năng lực tâm linh kết tụ và lúc đó tâm thức mới thật sự thành hình và phát triển dựa theo tiến trình phát triển của các tế bào não bộ. Sau hai tháng thì sự phát triển của não bộ gần như hoàn tất với khoảng 15 tỷ tế bào. Với cái não bộ mà chúng ta thường gọi là trinh trắng nầy, thật ra đã chất chứa đầy đủ các mầm mống thiện ác phức tạp kết tụ do đời trước để quy định về những cá tính riêng biệt, nhân cách cũng như tính tình cho đời sau.
“Hercules tự thiêu” - tranh của họa sĩ Ivan Akimov |
Có người lý luận rằng khi người chết thì tâm thức cũ sẽ được chuyển qua bào thai mới, do đó nếu đời trước người đó thông minh thì đời sau chắc chắn sẽ tiếp tục thông minh tài giỏi, còn kẻ ngu dốt thì đời sau sẽ ngu dốt mãi mãi. Thật ra thì không có tâm thức nào rời thân cũ để nhập qua bào thai mới cả mà chỉ có Nghiệp Quả mới quy định mọi tiến trình nầy mà thôi. Như đã nói tư tưởng tức là Ý Nghiệp từ đời trước sẽ là nhân mà Thân Khẩu Nghiệp nhận lãnh đời nầy chính là quả báo của nó. Nếu đời nầy chúng ta có được nhân cách tốt chỉ vì đời trước chúng ta luôn tâm niệm lành. Một bác học đời trước mà lúc nào cũng có lòng đố kỵ, sợ người khác giỏi hơn mình thì kiếp sau có thể sẽ thành người ngu dốt.
Sự hoạt động của Luật Nghiệp Báo Nhân Quả thì thật quá phức tạp, nó phức tạp hơn hàng vạn triệu lần những máy vi tính mà chúng ta thấy hiện nay. Vâng, chính nghiệp lực là động lực vô hình đã kết hợp tất cả những nghiệp báo với nhân duyên để tạo tác và hình thành cuộc đời của chúng ta ở kiếp sau. Phật dạy hễ tạo nghiệp là phải thọ lãnh quả báo. Vậy nếu muốn đời sau gặt hái nhiều tốt đẹp thì ngay bây giờ hãy cố gắng tạo thật nhiều nhân lành và loại bỏ những tư tưởng xấu xa trong tâm tưởng của chúng ta.
Nhiều người quan niệm rằng nếu ta mắng chửi hay đánh đập kẻ khác thì mới tạo nghiệp còn mình suy nghĩ tốt xấu thì có ai biết gì đâu mà phải sợ. Thông thường con người có tính đố kỵ, hễ ai giỏi ai giàu hơn mình thì ghét, ai thua ai kém hơn mình thì chê bai, khinh bỉ. Tất cả những sự ghen ghét chê bai được phát sinh từ trong tâm tưởng của chúng ta thì chính mình đã tạo ra Ý Nghiệp rồi cho dù chúng ta chưa nói hoặc chưa có hành động gì đối với ai. Có người nói rằng đâu ai biết mình nghĩ gì thì không sợ bị đóng thuế hay bị phạt vạ. Đây là quan niệm sai lầm vì tư tưởng là Ý Nghiệp mà đã là Ý Nghiệp thì phải chịu quả báo đời sau. Vì thế dẫu người không biết mình đã nghĩ gì, nhưng chính mình đã gieo bao nhiêu cái nghiệp để phải chịu luân hồi cho đời sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét