Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Phở Việt biến tấu tại Lào

"Bóng dừa" - Hot girl Nhật Bản
Ở các thành phố lớn của Lào hiện có rất nhiều quán phở, nhưng biển quán lại viết tiếng Lào chứ không phải bằng tiếng Việt bởi đó là những quán phở do chính người Lào làm theo phong cách phở Việt nhưng đã được “Lào hóa”. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Phở Việt, phở Lào - giống và khác
Đặt bát phở to đùng trước mặt tôi, chị Xỉxanga Thonvilay, chủ một quán phở Lào khá đông khách ở Vientiane hỏi: "Chú thử nhìn xem có khác gì với bát phở chú vẫn ăn ở Việt Nam không?"
Tôi lặng lẽ quan sát bát phở, cũng tái, chín, nạm, gầu, bánh phở ướt; cũng rau thơm, hành chẻ được đựng trong một chiếc bát tô trắng muốt, nhìn chung, cảm nhận ban đầu là không khác mấy, nếu không nói là còn bắt mắt hơn so với bát phở ở Việt; khác chăng bát phở ở đây có vẻ to hơn, nhiều bánh và thịt hơn.
Thấy tôi chưa nói gì, chị Xỉxanga vừa cười vừa nói: Cho chú biết một bí mật nhé, mặc dù chị làm phở theo gu ăn uống của người Lào, nhưng hiện nay, cũng có rất nhiều khách Việt đến ăn ở quán chị và bát phở mà chú sẽ ăn này thuộc loại “Phở Lào” dành riêng cho người Việt đấy.
Bởi nếu là thực khách Lào, ngoài tái, chín, nạm, gầu, chị sẽ phải cho thêm... tiết bò, mực khô và mọc vào nữa.
Khi tôi hỏi về sự khác nhau giữa phở do người Việt nấu và phở do người Lào làm, chị Xỉxanga cho biết, về cơ bản là giống nhau, khác chăng chỉ là cách chế nước và cách sử dụng các loại gia vị khi ăn.
Về nước phở, nếu người Việt khi làm thường cho vào một số hương liệu như hoa hồi, quế, gừng, hành khô… người Lào thì không, chỉ ninh xương và để nước thật nhạt để khi khách ăn có thể chế thêm các loại gia vị tuỳ thích.
Vấn đề gia giảm thì phức tạp hơn, bởi đi kèm một bát phở dành cho người Lào cần có nhiều loại, thứ nhất là phải kể đến rau, gồm: rau húng chó, mùi tàu, giá, cà pháo, ớt tươi và đặc biệt là phải có đậu đũa; được cắt hoặc bẻ thành từng khúc và được chấm với một loại nước chấm tương tự như nước chấm nem lụi của Huế.
Thứ đến là các loại gia vị, gồm đường, nước mắm, dấm, xì dầu, tương ớt, ớt khô chưng. Và khi ăn, người Lào thường cho rất nhiều các loại gia vị này bởi theo phong cách ẩm thực Lào, phải thật chua, cay và ngọt mới ngon.
Ăn kèm với phở không thể thiếu đậu đũa tươi xắt khúc và rất nhiều rau thơm, rau xanh.
Khi người Lào “nghiện” phở
Theo chị Xỉxanga, xét trên bình diện văn hoá ẩm thực, phở là một trong những món ăn không chỉ hòa nhập tốt mà còn có tác động khá lớn tới phong cách ăn uống của người dân thủ đô đất nước Triệu Voi.
Trước kia, khi phở chưa thịnh hành ở đây, người Vientiane thường có thói quen ăn xôi với đồ nướng vào buổi trưa. Ngày nay, việc chọn phở thay vì xôi đã trở nên rất phổ biến và đó có lẽ là lý do để các quán phở của cả người Việt và người Lào thi nhau mọc lên ở Vientiane.
Trả lời câu hỏi “vì sao thích phở”, anh Xủnthon Rátthavông, một khách hàng thường xuyên của quán chị Xỉxanga cho biết, anh “nghiện” phở tới mức trưa nào cũng ăn trừ hai ngày nghỉ là thứ Bảy và Chủ Nhật. Với anh, Phở là một món rất tuyệt, vừa dễ ăn vì nó có nước, vừa có đầy đủ chất dinh dưỡng.
Còn với chị Buangân Xỉxanê, nhân viên một ngân hàng ở Vientiane, thì việc ăn phở đã trở thành chuyện thường ngày.
Chị cho biết, trước khi “đến với” phở, buổi trưa chị thường ăn các đồ ăn truyền thống của Lào như xôi, nộm đủ đủ, thịt, cá nướng… ngày nay chị không chỉ ăn phở vào buổi trưa của các ngày làm việc trong tuần mà còn rủ cả chồng con đi ăn vào các sáng thứ Bảy và Chủ Nhật. Sở dĩ như vậy là bởi vì ngoài việc dễ ăn, phở còn có một cái gì đó rất gần gũi mà chị không giải thích nổi.
Khi tôi đem câu hỏi này hỏi chị Xỉxanga, chị nhìn tôi mỉm cười và nói đừng nên đưa ra một câu hỏi khó như vậy, bởi phở đến với người Lào cũng nhẹ nhàng và đơn giản như tình cảm mà người Lào và người Việt dành cho nhau vậy.
ST
"Mơ hồng" - thiếu nữ Trung Quốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét