Trung Quốc muốn “chủ quyền” đối với tất cả diện tích biển Đông!!! |
Nỗ lực của Trung Quốc là sử dụng sức mạnh của họ đối với các nước ASEAN yếu thế hơn - như Campuchia và Miến Điện - để ngăn chặn một mặt trận thống nhất nhưng tác động này đã mang lại nhiều tác dụng xấu...
Trong hơn ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã luôn tán tỉnh các nước láng giềng ở phía nam của họ tại Đông Nam Á. Trung Quốc đã lôi kéo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để hợp tác chặt chẽ hơn và đó là mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ thời Đặng Tiểu Bình. Và chính sách này đã gúp Trung Quốc mang về nhiều phần thưởng khá lớn.
Trong năm 2010, hai bên đã đồng ý thỏa thuận một chương trình tự do thương mại, tạo ra một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Nhưng hiện nay, với thái độ hung hãn của họ đối với các tuyến đường phân giới tại Biển Đông, liệu Trung Quốc có ném tất cả những cơ hội đó xuống biển? Tại sao?
Đến khoảng hai năm trước đây, dường như tất cả mọi thứ – bao gồm cả các vấn đề ngoại giao và thương mại – đã phát triển một cách rất thuận lợi giữa Trung Quốc và các nước láng giềng phía nam. Ngay cả quan hệ với Việt Nam, đối thủ của Trung Quốc trong cuộc chiến biên giới ngắn ngủi vào năm 1979, cũng được cải thiện rõ rệt. Các lãnh đạo tại Hà Nội đã tìm đến Bắc Kinh nhằm được tư vấn về cách làm thế nào để điều hành một nhà nước Cộng sản một đảng và làm thế nào để cải cách nền kinh tế [xã hội chủ nghĩa] định hướng thị trường. Mặt khác, tại một số quốc gia Đông Nam Á có dân số người Trung Quốc đông đảo sinh sống, lần đầu tiên những chính phủ này bắt đầu thấy các nhóm thiểu số người Hoa như một cơ hội trong việc đối phó với Trung Quốc, chứ không phải là một mối đe dọa.
Nhưng sau đó, mọi thứ thay đổi rõ rệt. Tại diễn đàn khu vực năm 2010 ở Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nổi giận với các nước chủ nhà Đông Nam Á vì họ lên tiếng đoàn kết lẫn nhau cũng như cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của Hoa Kỳ liên quan đến các tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông.
"Nước lớn"
“Có một cơ bản khác biệt giữa chúng ta”, ông Dương nói. “Trung Quốc là một đất nước lớn và các bạn là những quốc gia nhỏ hơn”. Ông điên cuồn chỉ trích không những người Việt Nam, mà còn có các nước lớn khác, chẳng hạn như Indonesia. Tôi đã gặp một chuyên gia chính sách cấp cao tại Jakarta ngay sau buổi họp đó. “Chúng tôi là một nước xem những vấn đề này rất nghiêm trọng”, ông nổi giận nói. “Chúng tôi sẽ chấp nhận cách đối xử [của Trung Quốc] như thế này”.
Kể từ đó, mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã nhanh chóng chìm lắng. Trung quốc đã có các cuộc đụng độ trên biển và các tranh chấp tại Biển Đông với hai nước Đông Nam Á là Việt Nam và Philippines. Một số nước khác một lần nữa đang ra soát lại nội dung của bản thỏa thuận tự do thương mại vì họ cảm thấy rằng phía Trung Quốc chiếm quá nhiều ảnh hưởng. Nỗ lực của Trung Quốc là sử dụng sức mạnh của họ đối với các nước ASEAN yếu thế hơn – như Campuchia và Miến Điện – để ngăn chặn một mặt trận thống nhất nhưng tác động này đã mang lại nhiều tác dụng xấu. Một số các nước lớn hơn hiện nay nghi ngờ rằng Trung Quốc đang cố ý chia rẻ khối ASEAN. Gần đây các nước lớn đang ra sức kiềm chế Trung Quốc (ít nhất là bằng lời nói) và các mối quan hệ dường như đã trở nên tồi tệ hơn.
Những vấn đề đang bị đe dọa hiện nay không chỉ riêng cách giải quyết những tranh chấp trong khu vực Biển Đông (và quyền khai thác các nguồn tài nguyên nằm dưới đáy biển). Vấn đề còn liên quan đến toàn bộ mối quan hệ giữa Trung Quốc và cả khu vực trong tương lai. Mặc dù khi Hoa Kỳ khuyến khích các cuộc đàm phán và đối thoại ôn hoà, Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng cường vai trò của họ trong khu vực. Hầu như tất cả nước lớn trong khu vực ASEAN đã tiến lại gần hơn với Washington trong những năm vừa qua. Trung Quốc đã liên tiếng nói rằng các chính sách của họ gần như nhắm vào mục đích tự vệ đối với những lợi ích lâu dài trong khu vực.
Tại sao Trung Quốc lại hành động như cách mà họ đang làm? Các nguồn tài nguyên đang tranh chấp dưới đáy biển được xem là tối quan trọng đối với những phát triển của Trung Quốc trong tương lai.
Dư luận trong giới dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc đòi hỏi một lập trường cứng rắn về các vấn đề liên quan đến lãnh thổ, như cuộc xung đột với Nhật Bản tại quần đảo ở Biển Hoa Đông. Một số người ở Bắc Kinh đã tỏ ra giận dữ về những nỗ lực của ASEAN trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã không tỏ ra mạnh mẽ giành lại sức ảnh hưởng cũng như các yêu cầu mà Trung Quốc đã đặt ra. Ngoài ra, một số sĩ quan hải quân Trung Quốc cũng đang ra sức để thử nghiệm việc triển khai hải quân ra nước ngoài.
Ngoại giao non nớt
Nhưng những gốc rễ chính của vấn đề này thì ông Dương đã ám chỉ tại Hà Nội trong năm 2010. Vì các di sản sâu sắc lâu đời trong quá khứ, Trung Quốc tự cho rằng vị trí của họ trong khu vực là tố quan trọng. Trung Quốc tự xem họ là một nước lớn và ý muốn các nước khác phải đối xử với họ một cách tương tự. Điều này không loại trừ các cuộc đàm phán có ý nghĩa hay tôn trọng chủ quyền của các nước khác. Việc này đồng thời cũng giúp phía Trung Quốc đạt được vị thế cũng như quan điểm và các tuyên bố chủ quyền của họ mạnh mẽ hơn so với các nước khác. Ngược lại, lối ngoại giao này trong thời gian dài sẽ không có lợi cho Trung Quốc.
Cách tiếp cận của Trung Quốc đối với ASEAN tại Biển Đông chủ yếu nhắm đến các quốc gia có phương hướng ngoại giao chưa trưởng thành và chưa sẵn sàng để đảm nhận vai trò lãnh đạo trong khu vực. Họ không giúp các nước khác hòa nhập với khu vực cũng như phục vụ lợi ích của Trung Quốc và lợi ích của những nước này. Lối ngoại giao này so sánh một cách tương tự như những gì mà Hoa Kỳ đã làm với các đồng minh sau khi Đệ nhị Thế chiến chấm dứt. Thay vào đó, các lãnh đạo của Trung Quốc dường như bị ràng buộc để cố gắng chiếm lĩnh sự ảnh hưởng đối với các nước láng giềng lân cận, từ Hàn Quốc cho đến Miến Điện. Chính sách này sẽ không giúp Trung Quốc giành chiến thắng với vai trò chủ đạo trong của họ trong khu vực, và điều này chưa đề cập đến vị trí cường quốc toàn cầu mà họ mong muốn lâu nay.
Những chính sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông lâu nay cũng không rõ ràng. Nước này chính thức tuyên bố “chủ quyền quyền lịch sử” dựa trên các định nghĩa rất mơ hồ, trong đó bao gồm hầu hết diện tích vùng biển phía nam. Chủ quyền đó thường được đưa ra bằng biểu tượng đường “lưỡi bò” chín đoạn trên các bản đồ hàng hải, trong đó họ công nhận gần như toàn bộ vùng Biển Đông thuộc Trung Quốc. Về mặt pháp lý thì các tuyên bố chủ quyền này của Trung Quốc không theo các quy định pháp luật quốc tế. Hầu như các nhà ngoại giao Trung Quốc đều biết điều này (mặc dù đôi khi tôi – tác giả bài báo này – cũng bị sốc bởi có rất nhiều nhà ngoại giao Trung Quốc không biết chuyện này).
Điều tốt nhất mà Trung Quốc có thể làm hiện nay là xác định các nhu cầu thực tế của họ. Điều này sẽ bao gồm các điều khoản thực tế, và tốt nhất thì họ chỉ có thể tuyên bố chủ quyền trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhỏ. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển thì các đảo nhỏ không có người sinh sống, các nước không có quyền tuyên bố chủ quyền trong khu vực đặc quyền kinh tế trong vòng 200 dặm. Vì vậy, thay vì “chủ quyền” đối với tất cả diện tích Biển Đông, trong đó nhiều người Trung Quốc nghĩ rằng họ có chủ quyền, nhưng thật ra thì nhu cầu thực tế khiêm tốn hơn rất nhiều. Điều này Bắc Kinh và các nước khác nên nhìn nhận một cách tỉnh táo hơn.
Trong khi đó, Trung Quốc và các nước khác nên thông qua đề nghị mới nhất của Indonesia về quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Quy tắc này kêu gọi xây dựng lòng tin vững chắc và các biện pháp ngăn ngừa xung đột, bao gồm giảm các hoạt động quân sự trong khu vực. Cho đến nay, đây là thái độ bình tĩnh nhất mà các nước đã làm được trong vùng biển đầy giông tố này.
Arne Westad Odd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét