Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng |
Và cái cảnh sau đây, thật chỉ có trong phim… kinh dị: “Nhưng tên lính cười gằn, lật mặt người mẹ ngửa ra đằng sau. Cái cổ tròn căng thẳng, thoi thóp, gợn mấy đường gân xanh... Tên lính tháo đôi hoa tai của người mẹ, thản nhiên đút vào túi. Mặt người đàn bà trắng như tờ giấy. thân oãi cong lên. Môi tên lính rung rung. Nó tuốt lưỡi lê, đâm gọn vào cái cổ, tay nắm tóc buông ra. Đầu người mẹ gieo mạnh xuống sàn gạch. Không một tiếng kêu. Lưỡi lê lại vung lên. Đứa con lớn đứng bên xác mẹ vừa khóc vừa đưa hai bàn tay nhỏ bé lên đỡ. Một ánh chớp loáng. Hai bàn tay vụng dại nắm chầm lấy cái lưỡi lê đâm mạnh, thọc sâu vào ngực nó…
“Anh chẳng còn Sống mãi
Với thủ đô - Luỹ hoa
Để Những người ở lại
Bốn năm sau khóc oà…”.
Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Tưởng viết sau cách mạng nếu kiên nhẫn đọc cho hết, tuy không “khóc oà“ thì cũng…sụt sịt.
Trên bầu trời văn học của Đảng, Nguyễn Huy Tưởng được coi là vì sao sáng, trên chiếu văn của nước Cộng hoà XHCN VN, Nguyễn Huy Tưởng ngồi dãy đầu, trên cả Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi… chỉ dưới có Trường Chinh và Tố Hữu.
Ông quê ngoại thành Hà Nội, sinh 1912, xuất thân nhà nho, 30 tuổi mới viết được Đêm hội Long Trì - tiểu thuyết “feuilleton” (đăng báo nhiều kỳ) (1942-43 ), Vũ Như Tô, kịch lịch sử “feuilleton” (1943-44), An Tư, tiểu thuyết cũng “feuilleton” (1944-45).
“Đêm hội Long Trì” xoay quanh tội ác Đặng Mậu Lân, em trai Đặng Thị Huệ, vợ yêu của chúa Trịnh Sâm. Chúa có con gái yêu là Quỳnh Hoa cũng phải ép gả cho tên dâm tặc này khiến quận chúa buồn phiền mà chết. Nguyễn Huy Tưởng "hư cấu" ra một viên tướng tài là Nguyễn Mại vào tận phủ giết Đặng Mậu Lân và được chúa chẳng những tha bổng mà còn khen thưởng trong tiếng hoan hô của nhân dân. “Đêm hội Long Trì” thực ra là truyện dã sử, viết vội đăng theo kỳ báo, thiếu hẳn tầm khái quát để thành tiểu thuyết lịch sử có giá trị văn chương.
Kịch lịch sử Vũ Như Tô còn có chất tư tưởng hơn. Kiến trúc sư Vũ Như Tô bị tên hôn quân Lê Tương Dực bắt vào cung ép xây “Cửu trung đài” cho hắn cùng lũ cung nhân vui chơi. Thoạt đầu Vũ Như Tô khước từ vì không muốn mang nghệ thuật phục vụ bạo chúa. Thế rồi Vũ Như Tô gặp nàng cung nữ Đan Thiềm, nàng xui rằng:
“Đây là lúc ông nên mượn tay vua mà thực hành mộng lớn của ông. Vua và đám cung nứ kia sẽ mất đi nhưng tác phẩm của ông sẽ còn lại đến muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện. Hậu thế sẽ xét công cho ông và nhớ ơn ông mãi mãi…”.
Nghe lời Đan Thiềm, Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài với niềm say mê nghệ thuật không kể đến bao nhiêu đau thương chết chóc của hàng vạn con người. Rồi nhân dân nổi lên trừng trị hôn quân, đốt cháy Cửu Trùng đài đẩy Vũ Như Tô vào cơn mê hoảng: "Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm !Ôi Cửu trùng đài…". Bi kịch của Vũ Như Tô thực ra chỉ là bi kịch của một kiến trúc sư muốn mượn tay bạo chúa xây công trình nghệ thuật lưu hậu thế, lấy cứu cánh là “cái đẹp” biện minh cho phương tiện “dã man”. Bởi thế hình tượng Vũ Như Tô chỉ là một “ca đặc biệt” của người kiến trúc sư chứ chưa khái quát được thân phận người nghệ sĩ khao khát sáng tạo trong một xã hội hà khắc, tự do bị bóp nghẹt; giá trị nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô chính vì thế hạn chế.
Tiểu thuyết lịch sử An Tư lại mở ra một không gian rộng hơn. Đó là thời vua Trần Thiệu Bảo, quân Nguyên sang cướp nước ta. Cuốn truyện đề cập tới hầu hết các nhân vật lịch sử: Hưng đạo vương Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản… các sự kiện lịch sử như Hội nghị Diên Hồng, trận chiến trên sông Bạch Đằng… về phía quân Nguyên thì có Thoát Hoan, Toa Đô, Ô Mã Nhi… và hai nhân vật chính là công chúa An Tư và tướng Chiêu Minh Vương Trần Thông. Hai người này vốn yêu nhau và đã đính hôn nhưng Thoát Hoan mang 50 vạn sinh mạng tù binh để đánh đổi lấy An Tư. Triều đình buộc phải chấp thuận. Thế là nàng công chúa tuyệt sắc, tài hoa và giàu lòng yêu nước đành gạt nước mắt vĩnh biệt người yêu sang trại quân Nguyên làm vợ kẻ thù. Tướng Trần Thông trúng tên chết ngay trước ngày quân ta đại thắng, công chúa An Tư hổ thẹn không muốn nhìn mặt ai lẳng lặng nhảy xuống sông tự vẫn. Cuốn truyện dầy có 115 trang mà dàn trải đủ các nhân vật, các sự kiện trong một thời kỳ chống ngoại xâm hào hùng nhất của dân tộc đồng thời lại muốn đi sâu vào bi kịch cá nhân của công chúa An Tư, và tướng Trần Thông, bởi thế người đọc thấy rõ sự sơ lược và tuỳ tiện trong việc đưa các tình tiết lịch sử vào truyện – dường như có cũng được mà không có cũng không sao. Cuốn sách lại vẫn dừng ở truyện dã sử hơn là một pho tiểu thuyết lịch sử như các nhà phê bình quốc doanh gán cho nó.
Vậy là sự nghiệp văn chương của Nguyễn Huy Tưởng trước cách mạng chỉ có 3 tác phẩm loại “thường thường bậc trung“ , thiếu hẳn “một cuốn để đời” như Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan… hoặc một sự nghiệp đồ sộ như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao…
Tham gia cách mạng rất sớm, năm 1942, Nguyễn Huy Tưởng gia nhập Văn hoá cứu quốc, năm 1945 dự Đại hội Tân Trào, năm 1946 kết nạp Đảng, vào quốc hội, năm 1949 vào Tiểu ban văn nghệ trung ương của Đảng… Tham gia cách mạng vậy, Nguyễn Huy Tưởng gần với nhà chính trị hơn là nhà văn.
Ấp ủ chủ đề tài Hà Nội kháng chiến, Nguyễn Huy Tưởng viết khá nhiều nhưng thất bại. Năm 1948, ông viết kịch “Những người ở lại” kể gia đình bác sĩ Thành với quan hệ tình ái giữa bác sĩ Thành và Ngọc Cẩm rồi Ngọc Cẩm lại “quan hệ với” Phủ Dương… làm người đọc thấy kịch của ông chịu ảnh hưởng quá rõ kịch Lôi Vũ của Tào Ngu. Chính Nguyễn Huy Tưởng sau này cũng thừa nhận giá trị của vở kịch Những người ở lại: "Những chuyện nhỏ gia đình, công chúng ngày nay đi xem đều thờ ơ lãnh đạm. Kịch Những người ở lại chỉ nói lên được cái băn khoăn của vài cá nhân không nói lên được những băn khoăn của quần chúng cho nên đối với công chúng bấy giờ, kịch của tôi đã đặt ra những vấn đề không quan thiết tới vận mệnh của số đông…".
Không nói được những băn khoăn của đám đông tức là gián tiếp thừa nhận thiếu sự khái quát. Chính vì căn bệnh đó mà chỉ một năm sau viết “chuyện nhỏ gia đình” trong “ Những người ở lại”, năm 1950, Nguyễn Huy Tưởng đã mở rộng đề tài sang viết về cả một vệt chiến trường. Tập “Ký sự Cao Lạng” nhằm phản ánh “Chiến dịch Biên giới “ từ lúc chuẩn bị chiến trường, chiến dịch mở màn, các trận đánh quyết định, những ngày truy kích giặc và niềm vui chiến thắng của quân và dân. Tất cả diễn ra khá gấp rút nên Nguyễn Huy Tưởng đành phải dùng lối viết “ghi chép” chứ chưa hẳn đã là “ký sự”. Chẳng hạn bức tranh về tinh thần anh dũng của quân ta: “Những báng súng đập nhau chan chát. Lực dằng khẩu súng trong tay một thằng Đức cao lớn trên miệng hầm. Cả hai ngã lộn xuống hầm, ôm nhau, đấm nhau, cắn nhau. Lực gỡ ra được, ngồi trên ngực nó, nghiến răng bóp cổ thằng giặc nhầy nhụa mồ hôi…”.
Hoặc cảnh đoàn dân công tải đạn ra chiến trường được khắc hoạ nặng về “ca ngợi tình đoàn kết giữa các dân tộc chung một quyết tâm tiêu diệt kẻ thù”: “Mấy chị Mán đỏ khăn áo sặc sỡ, trán cạo nhẵn, nhễ nhại mồ hôi đang còng lưng đeo sọt đi giữa đám đông. Những chị Nùng áo ngắn tay rộng. Những chị Thổ tay chẽn áo dài. Những anh Mán cao lớn để hồng mao. Số đông áo chàm. Khi tản, khi chụm, khi lố nhố dưới thung lũng, khi thoăn thoắt lên đèo cao , khi tản vào rừng cây chuyển động, khi xoá đi, hoà vào những hàng dài đá xám lởm chởm bên đường, thỉnh thoảng bật lên vải chàm trắng của người đàn bà Mán Lài áo pha mầu đất, váy nhiều nếp xùm xoà…”.
“Các chị đi hành quân, dài và lủng củng, ngoằn ngoèo, nối rừng nọ với rừng kia, đèo này với đèo khác, ngày đêm không nghỉ…”.
Cứ như thế, toàn bộ tập bút ký giống như những “ký hoạ” thiên về phục vụ chính trị chứ ít đi sâu vào tâm tư, tình cảm cá nhân để từ đó phảng phất sắc mầu “thân phận con người trong chiến tranh”.
Tập “Ký sự Cao Lạng” dầy hơn trăm trang hoàn thành ngay trong không khí chiến thắng của chiến dịch Biên giới tháng 9 năm 1950 bởi thế nó được coi như minh chứng mẫu mực về “lý thuyết sáng tác kịp thời” của Đảng. Quả thực đi sâu vào Ký sự Cao Lạng, người ta nhận thấy “tính kịp thời” của nó. Với cảm hứng “hồ hởi” phấn khởi, Nguyễn Huy Tưởng phác hoạ toàn bộ diễn biến chiến dịch từ chuẩn bị tới kết thúc lúc quân ta thắng lớn, đánh tan hai binh đoàn thiện chiến Pháp bắt sống hai quan năm của Pháp là Charton và Lepage giải phóng cả một giải biên giới từ Cao Bằng tới Lạng Sơn.
Ký sự Cao Lạng gồm 6 phần trong đó 2 phần đầu mô tả không khí chuẩn bị nhộn nhịp của quân dân Cao Lạng “tự vắt mình để dốc hết người và của vào trận đánh”, dù hết sức khó khăn gian khổ nhưng đâu đâu cũng “thấy hiện lên tinh thần phấn khởi, hào hứng, đâu đâu nghe những tiếng hò hẹn, động viên nhau “quyết giật giải của Hồ Chủ tịch, quyết thi đua lập công, trận này phải thắng…”. Phần thứ ba ghi lại cuộc chiến đấu mở màn, trận tấn công đồn Thất Khê, nhiều gương anh hùng xuất hiện: Trần Cừ lấy thân mình lấp lỗ châu mai, La Văn Cầu chặt tay bị thương khỏi vướng víu xông lên đánh bộc phá. Cho tới nay chuyện anh hùng La Văn Cầu tự chặt tay mình vẫn còn được nhắc tới, riêng chuyện Trần Cừ lấy thân mình lấp lỗ châu mai thì không, có lẽ vì sự tích phi thường này phải nhường cho anh Bế Văn Đàn người dân tộc, cho phù hợp với chính sách dân tộc của Đảng trong khen thưởng thành tích chiến đấu. Điều này cho thấy những chất liệu Nguyễn Huy Tưởng viết trong Ký sự Cao Lạng thường được lấy từ… báo cáo thành tích thi đua của các đơn vị bộ đội và vì phải phục vụ cho công tác tuyên truyền nên nó thường được thêm mắm muối và phóng đại.
Gương anh “Trần Cừ lấp lỗ châu mai” cũng tương tự như gương em bé đuốc sống Lê Văn Tám tẩm dầu vào người chạy vào đốt kho xăng Nhà Bè do nhà sử học Trần Huy Liệu “sáng tác” phục vụ công tác tuyên truyền theo sự xác nhận của Giáo sư Phan Huy Lê.
Phần 4 và 5 ghi lại cuộc vận động chiến của bộ đội đuổi theo và nghiền nát hai binh đoàn thiện chiến của Pháp tại vùng núi Khua Luông, Quý Châu. Phần 6 ghi lại không khí chiến thắng tại vùng Cao Lạng trong đó nổi bật hình ảnh Hồ Chủ tịch đến thăm bộ đội: “ Bác không đứng trên lễ đài. Bác đi thẳng xuống bãi cỏ. Bác không đội mũ. Mặt Bác sạm phong trần. Đầu hoa râm đã bạc nhiều. Bác mặc áo hở ngực. Quần bác nhàu, chân bác đi dép cao su trắng, đứt quai sau. Bác đến với bộ đội như cha đến với con: vui vẻ, thân mật, tạo một nguồn phấn khởi mạnh mẽ…”.
Đọc tới chi tiết tác giả ca ngợi “chiếc dép cao su trắng đứt quai sau” của bác Hồ, người ta mới hiểu vì sao trong tất cả những bộ tuyển tập và toàn tập về Nguyễn Huy Tưởng và trong tất cả những bộ lịch sử văn học, bao giờ người ta cũng nhắc tới Ký sự Cao Lạng như là một thành tựu không chỉ của riêng Nguyễn Huy Tưởng mà còn là của chung nền văn học cách mạng. “Hình tượng bác Hồ” không phải hiếm hoi trong sáng tác Nguyễn Huy Tưởng. Tháng 9 năm 1950 ông hoàn thành “Ký sự Cao Lạng” thì trước đó vài tháng vào dịp “sinh nhật Bác 19 tháng 5” ông có bút ký “Hồ Chủ tịch năm nay” sau này cũng được đưa vào các bộ tuyển văn học. Bài viết kể lại nhân ngày sinh nhật Bác tác giả vinh dự được tới thăm nhà Bác trong rừng chiến khu Việt bắc: “Một con đường sạch và dài dẫn tôi vào. Tôi có cảm tưởng đi giữa một công viên Hà Nội với rất nhiều péc-gô-la. Sự thực hai bên tôi toàn là rau rền, rền xanh, rền tía, rền đỏ; giàn toàn thị là giàn mướp, giàn bầu. Một vài giàn mướp đã trổ hoa vàng, bướm lượn tíu tít . Máy bay không làm vẩn trước sau lễ chúc thọ. Chiều hôm nay bình tĩnh lắm. Sau một trận mưa, trời bắt đầu hửng nắng. Ánh hồng trên các thân cây…”.
Sắp được vào nhà Bác, tâm sự tác giả thật phức tạp: “Tôi lâng lâng vui, đồng thời cũng ngài ngại, cái ngại dĩ nhiên của một người sắp đến trước một vĩ nhân. Tôi đã được gặp Cụ ở Bắc Bộ phủ , ở các cuộc mít tinh, ở mấy cuộc hội nghị, những buổi dạ hội tại Nhà hát Lớn Thủ đô. Nhưng từ ngày kháng chiến, tôi không được gặp Cụ và bị kích thích mạnh mỗi khi nghe các bạn kể lại những chuyện về Cụ: ”Cụ đánh bóng vô lê. Cụ tăng gia, Cụ đi kinh lý mặt trận. Cụ đem cái vui và niềm tin đến cho bao nhiêu hội nghị. Cụ tiễn chân các cán bộ tới thăm Cụ một buổi chiều lẫn lộn cây cối và mưa gió của chiến khu… Cho nên lần này đi chúc thọ Cụ , tôi vẫn có cái náo nức của những buổi đầu tiên gặp Cụ…”.
Rồi Nguyễn Huy Tưởng nhớ lại kỷ niệm một đêm ở hội nghị dân quân, các nhà văn, nhà báo xúm nhau viết chuyện anh hùng của bộ đội và nhân dân, chuyện tàn ác của giặc Pháp các đại biểu đã kể lại trong hội nghị. Mọi người hăm hở viết suốt đêm trắng, hoàn thành “năm chục truyện căm thù và anh dũng” để kịp tinh mơ sáng hôm sau đưa cho người du kích cưỡi ngựa chạy đi… dâng Bác. Sau cùng Nguyễn Huy Tưởng cũng kể tới giây phút đặt chân vào nhà Bác: “Vườn rền dẫn đến một khu rất đông người, nhiều cây và rất nhiều khoảng nắng. Chỗ nào cũng có thiếu nhi. Chúng nhảy tung tăng. Chỉ nhìn theo chiều mắt lóng lánh của chúng cũng biết Cụ ở chỗ nào. Và tôi gặp Cụ. Một cái bắt tay. Chụp ảnh. Những nụ cười chung quanh. Tôi trở về với gia đình…”.
"Tinh khôi" - nữ hoàng đồ lót Ngọc Trinh |
Khi mọi cảm giác hồi hộp đã tan biến, Nguyễn Huy Tưởng đã tưởng như ở nhà mình, ông mới tả Bác: “Trán Cụ chiều nay không có nét răn. Nước da hồng sáng. Bộ áo kaki cũ và mềm, phơn phớt trắng hồng càng tôn nước da và làm cho cử chỉ thoải mái, thanh niên. Có một cái gì quyến rũ trong đôi mắt thẳm sâu, phản ánh những khóc cười của dân tộc…”.
Quả thực những văn thi sĩ quán quân về ca ngợi Bác như Tố Hữu “Bác ơi trán bác mênh mông thế?” hoặc Chế Lan Viên gọi Bác là “Người đi tìm hình của nước”… cũng chưa ai bằng được Nguyễn Huy Tưởng có một chi tiết thật đắt nhìn thấy “sự khóc cười của dân tộc” trong đôi mắt sâu thẳm của Bác.
Tiếp đến Nguyễn Huy Tưởng tả phòng khách của bác: “Bao vây Hồ Chủ tịch là cả Việt Nam thu gọn do những đại biểu muôn vẻ muôn mầu…”.
Trước hết phải kể đến cán bộ cao cấp: Cụ Tôn Đức Thắng “người công nhân lão đại”, ông Trường Chinh “nhỏ nhắn nói chuyện vui vẻ”, ông Phan Anh thấp, vững “đang nghĩ tới một tập Kiều tặng Cụ”, ông Hoàng Quốc Việt “nhanh nhẹn như một gia trưởng”… Rồi đến đại biểu thanh, công, phụ trước hết là… thiếu nhi. “Thiếu sinh quân. Thiếu nhi nghệ thuật. Thiếu nhi địa phương. Cháu nhìn Bác không chớp mắt. Cháu bên vai bác nũng nịu. Cháu ngồi dưới chân Bác, nghểnh cổ há mồm. Cháu biếu bác một bài hát. Cháu dâng bác một cây sáo mộc…”. Rồi đến anh hùng lao động, anh hùng của vùng tạm bị giặc chiếm… ”Lá cờ đỏ thêu chỉ vàng “vạn thọ vô cương” chói lọi gian phòng…”.
Nguyễn Huy Tưởng tả Bác vui với thiếu nhi thì thấy Bác giản dị, gần gũi nhưng khi nói tới lá cờ “vạn thọ vô cương” thì lại thấy Bác như một… Hoàng Đế. Không hiểu “lá cờ đỏ thêu chỉ vàng“ này có thật không hay là NHT đã… bịa ra để “nịnh khéo” Bác, có điều từ đầu đã ca ngợi Bác là “giản dị vô cùng” vậy sao còn bầy đặt ở phòng Bác một lá cờ viết chữ Hán rắc rối vậy thì quần chúng công nông hiểu làm sao?
Rồi cụ Hồ ngồi nói chuyện với một anh chiến sĩ cụt tay trong đại đoàn 308 NHT viết: “Tôi không nghe rõ câu chuyện giữa Cụ và người chiến sĩ, chỉ thấy sau lưng Cụ, cửa sổ tròn, để lọt một mảnh trời sao lấp lánh…”.
Tới đây người ta thấy được cái “thủ pháp nghệ thuật” hoặc nôm na là “cái mẹo ca ngợi“ của Nguyễn Huy Tưởng. Khi vẽ chân dung bác Hồ ông thường gắn với khi thì sự khóc cười của dân tộc khi thì cả một trời sao…
Cuộc chúc thọ bác Hồ tạm lắng để nhà văn NHT có thể nhìn thấy cả một mảnh trời sao sau lưng bác, mãi đến khi “ông Trần Văn Giàu đọc những điện văn của các chính phủ, đoàn thể các nước bạn chúc mừng ngày lục tuần đại khánh của Cụ, phòng họp mới trở lại cái tíu tít ban nãy”. Lúc này người ta nghe thấy “những tên Staline, Hồ Chí Minh quyện nhau trong một tinh thần quốc tế mà cảnh sum vầy ở góc trời này, hôm nay càng làm bật ý nghĩa thâm trọng”, nghe thấy “những lời hô khẩu hiệu“, ”bài hát Hồ Chí Minh muôn năm cất lên vang lừng”… Hoá ra người vinh dự nhất được cụ Hồ bắt tay trong buổi chúc thọ lại là linh mục Phạm Bá Trực, ngày đó còn đang thay mặt quốc hội.
“Cụ bước lại bắt tay cha Trực rồi nói: Tôi bắt tay Quốc hội tức là bắt tay toàn dân…”.
Chỗ này mới thấy tính “mặt trận” của cụ Hồ – cụ bắt tay một linh mục làm hả dạ giáo dân nhưng cụ lại nói cụ bắt tay “quốc hội”; như vậy mấy ông “sư quốc doanh“ cũng không có gì phải ghen tị.
Được “bác Hồ bắt tay”, cha Trực sướng quá, “hát ngay một đoạn thánh ca mừng Cụ“:
“O Remus
Pro Domino notio Ho Chi Minh…
Dominus conservet eum, et
Vìvifice sum et Beetam…”
Ông nhà văn dịch: “Hỡi các giáo hữu ta hãy nguyện chúc cho vị Chủ tịch quý mến của chúng ta Hồ Chí Minh, xin Thiên Chúa hằng gìn giữ cho Người, xin Thiên chúa hãy ban cho Người hưởng trường thọ và được hạnh phúc thật trên cõi đời, xin Thiên Chúa hằng hộ vực và che chở Người cho khỏi mọi mưu chước của kẻ thù của Người (cũng là kẻ thù chung của nhân loại).
Chẳng hiểu tiếng tây tiếng u ra sao, chỉ thấy dịch ra thành bài “lãnh tụ ca” bốc Người lên tầm cỡ thay mặt nhân loại mới ghê. Nhiệt tình ca ngợi lãnh tụ của cha Trực đã được đền đáp kịp thời, được “Cụ nắm tay rất lâu” vậy hẳn là một ân sủng lớn.
Sau cùng “ân sủng của bác” cũng tới với nhà văn: “Buổi chiều tôi đang ăn cơm, Cụ đến sau lưng, đặt tay lên vai hỏi:
- Chú ăn được mấy bát?.
Chúng tôi hỏi lại Cụ, Cụ nói:
- Tôi ăn được hai bát…
Tôi se se trong lòng…”
Nhà văn ngậm ngùi thương Bác “ăn có hai bát cơm”. Rồi cụ Hồ nhắc nhở 4 điểm thi đua giữa các… báo: “đúng chính trị - văn chương hoạt bát - ít tếu - hình thức giản đơn”.
Cho tới ngày nay, hơn 60 năm sau, báo chí Việt Nam vẫn tuân theo những chuẩn tắc trên, đặc biệt là “đúng chính trị” - tức tránh né chuyện nhạy cảm, tuân thủ sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, chỉ được phép đưa tin có lợi cho Đảng, cho “ổn định chính trị”.
Sau cùng đã tới lúc nhà văn phải chia tay cụ Hồ với cảm giác: ”Nhiều tiếng nói trong tôi một lúc: Phố Lu - Bắc bộ phủ - Ba Đình - Bác - Chú - Tổng phản công - Tôi ăn được hai bát. Cụ sáu mươi. Cụ đã sáu mươi…”.
Ôi ước gì, Cụ sống lâu vài trăm tuổi. Đó là mơ ước trong sâu thẳm nhà văn.
Bài “Hồ chủ tịch năm nay” được Nguyễn Huy Tưởng ghi ngày viết đúng vào sinh nhật lần thứ 60 của cụ Hồ: “19-5-1950”. Hoá ra ở cụ Hồ cái gì cũng vĩ đại, cũng kiệt xuất, cũng thiên tài, chỉ trừ mỗi tuổi thọ là cũng như người đời. Ông nhà văn hình như cũng cảm thấy điều đó nên kết thúc bài viết thật xót xa.
Trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tưởng, vở kịch Bắc Sơn công diễn năm 1946 và được báo chí rối rít khen ngợi: “Bắc Sơn ra đời đã đặt nền móng cho một nền kịch mới… Bắc Sơn đã cảnh tỉnh cho những người còn nghi ngờ kịch cách mạng và xứng đáng là vở kịch cách mạng thành công nhất từ trước tới nay…” (Báo Vì nước – 1946).
Kịch Bắc Sơn viết thế nào mà ca ngợi ghê gớm vậy?
Kịch lấy cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn làm bối cảnh, thời gian vẻn vẹn có mấy tháng từ lúc khởi nghĩa nổ ra (27-9-1940) cho tới lúc du kích thất bại phải bỏ Vũ Lăng rút lên rừng (đầu 1941). Diễn tả cuộc xung đột giữa hai phe cách mạng và phản cách mạng qua đó khẳng định cách mạng nhất định thắng, báo hiệu cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám sẽ nổ ra.
Câu chuyện kịch “Bắc Sơn” xoay quanh “hai phe” đối nghịch trong gia đình người dân tộc Tày - ông cụ Phương , vợ, con trai, con gái và con rể. Cụ Phương và con trai là Sáng hăng hái tham gia cách mạng. Cô con gái là Thơm và mẹ thuộc phe lừng chừng đứng giữa. Chàng rể, chồng của Thơm là Ngọc thuộc phe đối lập, từ chỗ chế giễu cách mạng đến chỗ dẫn đường cho Pháp đàn áp du kích và trở thành một tên Việt gian nguy hiểm. Sáng bị Pháp bắn chết gây cho cụ Phương hiểu lầm bà vợ dắt Pháp về bắn con bèn rút súng bắn vợ. Rất may cô con gái Thơm xông vào gạt ra cứu sống mẹ. Cụ Phương sau khi bắn chết một tên Pháp cũng bị tử thương. Có hai cán bộ cách mạng là Thái, Cửu chạy vào nhà Thơm trốn Pháp được cô dấu trong buồng, chờ chồng bỏ đi, Thơm mới chỉ đường cho cán bộ chạy thoát. Sau Thơm theo cách mạng, lên căn cứ tiếp tế muối và báo tin Pháp sắp vây lùng. Vừa lúc đó Ngọc, chồng Thơm mò tới bị Thơm dõng dạc tố cáo bộ mặt Việt gian của chồng. Ngọc rút súng bắn vợ. Nhờ Thơm, quân du kích diệt được giặc Pháp…
Vở kịch “Bắc Sơn” chia đôi hai loại người rạch ròi: cách mạng và phản cách mạng - ngay cả trong quan hệ vợ chồng, người ta cũng có thể bị phân hoá thành hai phe:
Thơm (nói với chồng): "Thôi, đến lúc này tôi cũng chẳng còn úp mở làm gì nữa. Vợ một thằng chó săn (khóc). Sao tôi lại theo anh kia chứ? Sao tôi với anh ở lại Bắc Sơn kia chứ? (khóc nức nở) Anh có phải là người nữa không? Phải, tôi giúp quân du kích đấy; tôi biết tin anh dắt Tây đến đánh úp, tôi đi báo quân du kích đấy. Tôi đố anh phá nổi quân du kích. Mở mắt ra! Nó sai như con chó, nó khinh như con chó mà không biết đời à? Các ông đồng chí đâu! Bắt lấy nó. Nó đây rồi… Nó đây rồi… đừng thương nó…”.
Thế là cô vợ hô hoán lên cho du kích chạy tới bắt chồng…
Thơm (lăn xả vào Ngọc hú lên): Anh em ơi, nó đây rồi. Chú ơi… ông Thái ơi…”.
Thế là chồng rút súng bắn vợ và liền đó bị Tây… bắn nhầm chết. Tuy nhiên, sau đó cô vợ – Thơm, không chết, cô vẫn sống để chỉ vào xác chồng mà căm thù:
“Không biết nó đã thấy nhục chưa? Chỉ tiếc là mình không được xử tội nó…”.
Rồi quên cả đau đớn và cũng chẳng hiểu sao lúc này cô nàng lại nghĩ tới… bộ đội: “Tôi chết mất… Quân ta thế nào?”.
Và rồi cô nàng như mê sảng hướng ra mặt trận: “Cho tôi đi xem đi. Chú tôi với em Sáng đang bắn chúng nó đấy. Trường Vũ Lăng ta lại chiếm được kia. Đi mau lên các ông. Các ông cố lên nhớ. Mau lên, có phải cờ ta đấy không ? Được thật rồi…”.
Than ôi, ông Nguyễn Huy Tưởng ép uổng “bông hoa rừng” giác ngộ cách mạng và bày tỏ cái sự giác ngộ ấy một cách lố bịch đến thế. Giữa đôi vợ chồng chẳng hiểu sao không mảy may chút nghĩa tình phu thê mà chỉ có “cách mạng” hoặc “phản cách mạng”. Giả dối đến thế. Kịch “Bắc Sơn” đặt “nền móng cho kịch cách mạng” như thế đấy. Nó được bốc lên mây xanh. Nguyễn Đình Thi reo hò: “Viết Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng muốn bày giãi lòng tin chắc của mình (vào cách mạng). Không, nghệ thuật với cuộc sống không thể nào rời nhau, nhất là trong lúc này... Kịch Bắc Sơn đưa lên sân khấu những sự việc mới, những đám đông, những con người mới của cách mạng: người cán bộ, ông già nông dân khẳng khái, anh du kích, bà cụ coù tấm lòng yêu nước trung thực. Đấy là điều đáng chú ý nhất và cần nhấn mạnh nhất…” .
Nhà phê bình mác xít hơn cả ông Trường Chinh là giáo sư Hà Minh Đức cũng bốc thơm: “Qua vở kịch Bắc Sơn, lần đầu tiên Nguyễn Huy Tưởng xây dựng thành công những con người mới xuất thân từ quần chúng lao động. Phần lớn họ là những người nghèo khổ bị áp bức, vùng lên làm chủ vận mệnh mình…”.
Sự thực, đó là một bước lùi vĩ đại, trong khi kịch nói thế giới từ thời Shakespeares đã đưa lên sân khấu những nhân vật khổng lồ với tính cách phong phú và phát triển phức tạp, thì ở Việt Nam vào những năm sau đại chiến thứ hai, người ta mới bắt đầu xây dựng một thứ sân khấu mà tính cách nhân vật bị vót nhọn chỉ còn nhân vật “ta” hoặc “địch”. Nền kịch cách mạng với “phương pháp sáng tác“ như vậy, nhất định sẽ đưa sân khấu tới… tắc tị. Quả nhiên một loạt vở kịch dẫm theo vết Nguyễn Huy Tưởng như: “Chị Hoà” của Học Phi, “ Bức tranh mùa gặt” của Trần Vượng, “Tiền tuyến gọi” của Trần Quán Anh sau này… đều mau chóng vứt vào sọt rác của lịch sử.
Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn được đảng khen luôn bám sát đời sống, nóng bỏng thời sự. Quả vậy, sau “Ký sự Cao Lạng”, Nguyễn Huy Tưởng đi theo đoàn cải cách ruộng đất xuống ba cùng với bần cố nông và có ngay tiểu thuyết “Truyện anh Lục” viết về nông dân bị địa chủ, cường hào bóc lột tận xương tuỷ, nay nhờ đảng vùng lên đập tan giai cấp bóc lột, làm chủ cuộc đời mình. Tiểu thuyết… dở đến nỗi nhà phê bình Phan Cự Đệ chê: "Tác phẩm còn lẫn lộn giữa việc tường thuật về người thật và xu hướng tiểu thuyết hoá, nhưng điều đáng quý là sự nỗ lực của Nguyễn Huy Tưởng đi vào một đề tài mới mẻ với ý thức phục vụ sát yêu cầu cách mạng…”.
Thế thôi, chỉ phục vụ cách mạng chứ đâu phải văn chuơng? Thực ra “húc” vào đề tài cải cách ruộng đất nhà văn nào cũng phải bịt mắt, bưng tai nói theo giọng cán bộ Đội cải cách, bởi thế các tác phẩm viết ra đều “chết non” như “Tranh tối tranh sáng”, “Hỗn canh hỗn cư” của Nguyễn Công Hoan, “Mẹ con đồng chí Chanh” của Nguyễn Đình Thi, “Con trâu “ của Nguyễn văn Bổng, "Truyện Tây Bắc" của Tô Hoài…
Sau 1954, đảng yêu cầu các nhà văn viết về sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa trên đất Bắc, Nguyễn Huy Tưởng hưởng ứng nhiệt tình, viết ngay tiểu thuyết “Bốn năm sau” (1959). Cuốn truyện xoay quanh công cuộc xây dựng lại Điện Biên Phủ, nơi chiến trường vừa lặng im tiếng súng, vẫn còn chằng chịt giây thép gai và bom mìn để thử thách tinh thần người lính phục viên, rời tay súng, cầm tay cầy. Cuốn sách được các nhà phê bình của đảng “nâng bi” là “ Bốn năm sau mang theo cảm hứng mới phơi phới tinh thần lạc quan cách mạng của những con người làm chủ hiện tại và tương lai…”. Có lẽ vì cái cảm hứng đó mà không đầy “bốn năm sau” ra đời, tiểu thuyết “Bốn năm sau” đã chết ngóm chẳng còn ma nào muốn đọc.
Là nhà văn đi hàng đầu theo chủ trương “sáng tác” kịp thời, Nguyễn Huy Tưởng luôn luôn được báo chí bốc thơm: “Chất hiện thực trong những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng ngày càng được tăng cường qua những đợt đi thực tế , tham gia chiến dịch , những ngày lăn lộn với phong trào. Anh thấy rõ cuộc sống mới không ngừng phát triển. Đang từng ngày thay da đổi thịt. Ở đâu trong cuộc sống cũng phấp phới cái “cánh bay của một thứ lãng mạn cách mạng ngay trong những công việc hàng ngày”. Đó chính là cơ sở khách quan để nảy sinh chất lãng mạn cách mạng trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng…”.
Tuy nhiên sự “đoản thọ” của những sáng tác kịp thời kiểu như “Ký sự Cao Lạng”, “Truyện anh Lục”, “Bốn năm sau”… cũng làm Nguyễn Huy Tưởng phải nghĩ ngợi, nhất là văn chương của ông nâng bi cách mạng quá đà đến độ nhà phê bình “bảo hoàng hơn cả nhà vua” Phan Cự Đệ cũng phải than: "Nguyễn Huy Tưởng đến với cuộc đời mới với bao cởi mở và tin cậy, không có những khoảng cách giữa nhà văn và cuộc sống qua những dằn vặt cá nhân, những ngại ngùng xa lạ… Nguyễn Huy Tưởng thích khai thác những mặt đẹp của đời sống, cái đẹp của con người mới đang sáng tạo nên những trang sử của dân tộc. Anh nhìn cuộc sống một cách xuôi chiều và có phần lý tưởng hoá. Nguyễn Huy Tưởng chưa thấu hết những mặt phức tạp của cuộc đấu tranh xã hội nên trong một số trường hợp, cách nhận thức và giải quyết vấn đề của anh hời hợt và dễ dãi…”.
"Juno và Jupiter" - tranh của họa sĩ Antoine Coypel |
Tóm lại nói theo ngôn ngữ thời nay là anh viết quá… phải đạo, quá an toàn, luôn luôn đeo chữ “thọ” cho ngòi bút rồi mới tung hoành trên trang giấy. Sau “Bốn năm sau”, Nguyễn Huy Tưởng hiểu rằng “sáng tác kịp thời” chỉ là sự xui dại của Đảng muốn nhà văn phục vụ chính trị hiệu quả hơn, tức thời hơn và chỉ đẻ ra thứ văn chương “báo tường”. Từ đó ông bỏ hẳn “những chuyến đi thực tế” nhằm cho ra những “sáng tác kịp thời”, bỏ qua những “đề tài khôi phục kinh tế” nóng hổi tính thời sự, ông trở lại đề tài quá khứ với độ lùi đủ để có thể nhìn lại một cách bao quát, tỉnh táo từ đó xây dựng nên tiểu thuyết sử thi, đồ sộ vừa đi sâu vào số phận cá nhân vừa mang tính hoành tráng bão táp cách mạng.
Và Nguyễn Huy Tưởng bắt tay vào tiểu thuyết được coi là lớn nhất trong sự nghiệp của ông: "Sống mãi với Thủ đô".
Năm 1958 sách viết xong, 1961 sách ra mắt bạn đọc, được nhà văn Nguyễn Tuân viết lời bạt, nhà văn Nguyễn Khải viết bài khen ngợi cùng rất nhiều nhà báo, nhà phê bình khác bốc thơm.
Vậy giá trị thực của “Sống mãi với thủ đô” của Nguyễn Huy Tưởng là thế nào? Cuốn sách dày 450 trang mở đầu là cuộc tản cư của người Hà Nội về nông thôn tránh bom đạn giặc Pháp và kết thúc ở một đơn vị tự về đã bước vào ngày thứ hai của cuộc kháng chiến.
Trên sân ga hàng Cỏ hai tháng sau ngày Quốc khánh mồng 2 tháng 9, giữa đám đông chạy loạn người ta thấy Trần Vinh, thầy giáo đưa mẹ xuôi tàu Nam tản cư về quê. Anh gặp lại Trinh người yêu cũ đã lấy chồng giàu có. Lúc này trụ lại Hà Nội và xin vào tự vệ dường như là thước đo giá trị của thanh niên Hà Nội; bởi vậy khi nghe Trinh hỏi mẹ: “Tự vệ phải đánh nhau, sao các anh ấy lại thích vào mợ nhỉ?”.
Trần Văn cau mặt. Trinh không những tỏ ra thờ ơ với thời cuộc mà còn ngu nữa. Hồi yêu Trinh, anh tưởng Trinh thông minh, có ngờ đâu lại thảm đến như thế này…”.
Không phải chỉ có Trinh là thờ ơ với thời cuộc, trên sân ga, Trần Văn còn thấy “một đám thanh niên mặc tây đi xích lô từ phía Hàng Lọng tới. Họ vội vã, hấp tấp, hốt hoảng. Họ cuống cuồng bước lên thềm, chạy vào ga lấy vé, mặt tái nhợt, hơi thở dốc ra. Trông thấy Trần Văn họ bẽn lẽn xấu hổ, người cúi mặt xuống, người ngoảnh mặt đi. Trần Văn cười trong bụng. Chắc chắn họ cũng cùng một loại với mấy anh thanh niên theo gia đình đi tản cư mà anh gặp lúc nãy ở ngoài ke, các anh chàng phải giấu mặt đi để cho đồng bào khỏi trông thấy và xỉ vả là đồ hèn nhát…”.
Vậy Trần Văn dĩ nhiên là một thầy giáo giác ngộ cách mạng nên mới có cái nhìn khinh bỉ đối với đám thanh niên cầu an, tản cư khỏi Hà Nội như vậy. Anh là giáo viên sử, dạy trường tư của một “nhà trí thức cách mạng”. “Anh đã được giảng sử nước nhà bằng tiếng Việt Nam một cách đường hoàng, không phải dè dặt quanh co. Cách mạng tháng Tám đã mở cho anh một cuộc đời mới”.
Học trò của thầy Trần Văn cũng “cách mạng” không thua gì thầy.
Trước hết là cô Quyên, nữ sinh Hà Nội. ”Một chị cán bộ đã giới thiệu Quyên vào làm mật mã nhưng Quyên khóc xin thôi. Quyên cho là chị cán bộ khinh mình, vì Quyên thấy cái công tác được giao cho chẳng có gì là chiến đấu cả . Quyên nghĩ rằng đánh nhau thì phải nằm gai nếm mật, mặt trận thì phải là màn sương gối đất chứ có đâu lại đi làm một công việc chẳng có gì là khó nhọc, ro ró ở một xó nhà…” . Thế rồi trong tường tượng, hình ảnh người chồng tương lai của cô nữ sinh này cũng phải là… một người cách mạng. “ Người ấy đã phải bị đầy ra Côn Đảo, đã phải vượt tù trốn về khu giải phóng, và lúc này phải gánh vác những công việc lớn lao. Người chồng lý tưởng ấy của chị có thể không còn trẻ nữa, nhưng chị sẽ yêu với tất cả lòng yêu của chị, chị sẽ hy sinh tất cả cho anh để bù lại trăm nghìn gian khổ mà anh đã phải chịu trong bao nhiêu năm…”.
Một quan niệm tình yêu “lãng mạn cách mạng” ghê gớm chưa? Còn nam sinh của thầy như anh chàng tên Loan thì cũng bị “trí tưởng tượng đưa anh từ cuộc đời còn thơm tho mùi sách vở tới những trận chiến đấu ngổn ngang xác giặc và chính anh có thể chết dưới đống gạch ngói của phố xá điêu tàn…”.
Đứng giữa đám học sinh “mắt long lanh như sắp xông lên chiến đấu”, anh giáo Trần Văn bỗng “thèm làm một người cán bộ nắm được hết tình hình, biết mình sẽ làm gì và đi tới đâu. Anh cảm thấy con người mới phải là con người chẳng kể trường hợp nào, đều làm chủ được tình thế…”. Và rồi để “động viên tinh thần chiến đấu” cho đám học trò, anh giáo kể câu chuyện cái lỗ đạn Pháp bắn vào thành Hà Nội ngày 20-11-1873 bị một nhà nho nào đó lấp đi để “nhân dân hàng ngày khỏi trông thấy mà thêm nhục”. Mấy hôm sau, một ông nhà nho khác lại khoét cái lỗ ấy ra với lý lẽ “ phải để đấy cho mọi người luôn luôn trông thấy cái nhục mà nghĩ đến việc cứu nước…”. Hai ông cứ người lấp người phá cho đến khi Pháp biết chuyện đem rào kín cổng thành lại (!). Câu chuyện thực hư không biết sao, nhưng người Hà Nội mỗi lần đi qua phố Cửa Đông đều nhìn thấy cái lỗ đạn ấy và không hiểu Pháp đã rào nó lại bằng cách nào?
Anh giáo Trần Văn kể xong câu chuyện, kết luận: “Tôi nghĩ lúc này là lúc chúng ta lấp cái nhục bằng gươm bằng súng đấy…chúng ta sẽ cho chúng nó biết rằng chúng ta không phải là một lũ hèn…”.
Ngoài đám thầy trò Trần Văn sôi sục tinh thần yêu nước, người ta còn thấy cô Nhân, bán hoa ở Ngọc Hà, thầm yêu anh giáo, chị họ cô Nhân có chồng chết trong khi Nam tiến, đứa con trai tuổi còn con nít tên Dân cứ nằng nặc xin đi… bộ đội vì nhớ bố quá, tất cả đều trong không khí sẵn sàng… đánh Pháp. Ơ vườn hoa Cửa Nam, Trần Văn gặp một người thợ nặn các tượng Quan Công, Hạng Vũ…bằng bột bán cho con nít. Khi một đoàn xe “ chở toàn Tây mũ đỏ, kèm theo mấy con nhà thổ, me tây loè loẹt” chạy qua, anh thợ nặn bột lên tiếng chửi theo kiểu rất… “trí thức”: “Đánh Đức thua Đức, đánh Nhật thua Nhật, đánh đâu thua đấy, bắt nạt Việt Nam. Mẹ cha mày, bố mày cũng không dám đánh đêm…”.
Được nghe chửi như vậy, anh giáo càng thêm phấn chấn. Anh bĩu môi lẩm bẩm: ”Mọi bạo lực, mọi cường quyền mạnh đến như sấm như sét rồi cũng tan đi như bọt. Hạng Vũ, Attila, Nã Phá Luân, Hitle và Lơ Cléc, tất cả, trước hay sau, chóng hay muộn tất cả đều đổ sụp. Chỉ có nhân tâm là muôn thủa…”.
“Quần chúng nhân dân” Hà Nội được Nguyễn Huy Tưởng mô tả thành những con người yêu nước, nóng bỏng lòng căm thù như vậy, còn giặc Pháp, ngược lại được mô tả như bọn thú dữ uống máu người không tanh: “Cánh cửa mở ra , giữa tiếng kêu hãi hùng của một người đàn bà và hai đứa con luống cuống trong một gian nhà nhỏ tối mờ mờ, đồ đạc đã thu dọn cả, chỉ còn trơ một cái giường. Tên lính Pháp hỏi Việt Minh, người mẹ không biết tiếng Pháp quỳ xuống chắp tay vái lia lịa miệng van lậy: ”Quan lớn làm phúc tha cho mẹ con chúng tôi…”. Tên lính hỏi dồn. Nó nắm lấy tóc người mẹ lôi dậy, gật gật đầu cười …”
Và cái cảnh sau đây, thật chỉ có trong phim… kinh dị: “Nhưng tên lính cười gằn, lật mặt người mẹ ngửa ra đằng sau. Cái cổ tròn căng thẳng, thoi thóp, gợn mấy đường gân xanh. Một bàn tay chới với nắm lấy cái bàn tay của đứa con trai chừng năm tuổi. Đứa con gái nhỏ mới hai tuổi giẫy đành đạch hờn với mẹ, hai tay bíu vào cái gấu quần lụa trắng: ” Mợ ẵm con… mợ ẵm con…”. Tên lính tháo đôi hoa tai của người mẹ, thản nhiên đút vào túi. Mặt người đàn bà trắng như tờ giấy. thân oãi cong lên. Môi tên lính rung rung. Nó tuốt lưỡi lê, đâm gọn vào cái cổ, tay nắm tóc buông ra. Đầu người mẹ gieo mạnh xuống sàn gạch . Không một tiếng kêu. Lưỡi lê lại vung lên . Đứa con lớn đứng bên xác mẹ vừa khóc vừa đưa hai bàn tay nhỏ bé lên đỡ. Một ánh chớp loáng. Hai bàn tay vụng dại nắm chầm lấy cái lưỡi lê đâm mạnh, thọc sâu vào ngực nó…”.
Cái cảnh chém giết rợn tóc gáy như trên còn kéo dài cả hai trang nữa khiến người đọc căm thù giặc Pháp đâu chưa biết chỉ thấy khiếp hãi cho ngòi bút của nhà văn dường như cũng đang chấm vào máu mà viết nên những trang… kinh dị đến mức khó tin. Sau cùng, để “tố cáo tội ác giặc xâm lược” sâu sắc hơn nữa, ông nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã mô tả chi li một cảnh còn kinh hoàng hơn dưới địa ngục mà có lẽ trong văn chương kim cổ chưa ai dám viết: “Lưỡi lê đỏ máu của tên lính hung ác dứ dứ mấy cái rồi đâm phập vào cổ ằng ặc của người thanh niên. Nó xoay nghiêng cái cổ cho máu ồng ộc chảy xuống cái âu trầu. Mấy ông già run rẩy ngồi thụp xuống nhắm nghiền mắt. Một ông cụ râu tóc đều bạc xô một thằng Pháp đứng sau để chạy. Bên xác người mẹ, đứa con gái khóc bằn bặt không thành tiếng. Bỗng tên lính giết người kéo ông già râu bạc lại. Nó cầm cái âu đầy máu ngầu bọt kề vào miệng cứng đờ của ông cụ nói: ”Mày húp đi. Mày húp trước đi. Rồi chúng mày thay nhau mà húp…”. Những tiếng cười của bọn giết người lại nổi lên trong cái gian nhà lênh láng máu…”
Sự thực tội ác của giặc Pháp ở phố Yên Ninh vào tháng 10 năm 1945 dã man đến đâu rồi đây các nhà sử học sẽ làm rõ, riêng nhà văn Nguyễn Huy Tưởng thật đáng mặt bậc thầy về phương pháp sáng tác tự nhiên chủ nghĩa và xứng đáng được tặng một… cây bút vấy máu.
Tất nhiên vào thời điểm đó vì “yêu cầu chính trị” phải kích động nhân dân Hà Nội căm thù giặc Pháp, những người làm công tác tuyên truyền có thể bịa đặt hoặc thổi phồng vụ tàn sát để trương biểu ngữ “Trả thù cho 23 đồng bào bị giết ở ngõ Yên Ninh” trên ô tô chạy khắp Hà Nội, nhưng cả 15 năm đã qua đi, yêu cầu tuyên truyền bôi đen quân xâm lược không còn đặt ra nữa, nhà văn khi đặt bút viết tiểu thuyết cần phải trả lại sự thực cho các sự kiện. Tiếc thay Nguyễn Huy Tưởng không làm được điều đó, ông vẫn viết đầy hứng khởi theo kiểu… tuyên truyền y như một nhà báo của đảng đang hoạt động vào tháng 12 năm 1946 chứ không phải nhà văn viết tiểu thuyết “Sống mãi với Thủ đô” mười hai năm sau đó. Chính vì vậy những sự kiện ông đưa ra có vẻ thiếu xác thực vì người đọc đã có độ lùi 15 năm sau để nhìn nhận nó.
Chẳng hạn câu chuyện ông kể về nỗi khao khát của đồng bào miền Nam được trốn ra Bắc sau khi thực dân Pháp trở lại chiếm đóng: ”Cái hồi vỡ mặt trận Ninh Hoà, quân Pháp sắp kéo đến. Đồng bào không ai ở lại. Từng đoàn người lũ lượt tản cư, theo nhau băng rừng lội suối đi tìm miền tự do. Có một cụ già tám mươi tuổi cũng chống gậy đi. Mọi người bảo cụ: ” Cụ đã già nua tuổi tác, nó dù có tàn ác đến đâu cũng không giết cụ làm gì. Cụ đừng đi cho vất vả. Đường đi nhọc nhằn, cụ sẽ chết dọc đường mất…”.
Cứ tưởng bà lão tám mươi gần kề miệng lỗ, lúc này ham muốn tột bậc chỉ là được chết ở quê nhà gần gũi với ông bà, tổ tiên, nào ngờ cụ lại hăng hái:
“Bà cụ nói: ”Cảm ơn các ông các bà tỏ lòng thương. Nhưng tôi không ham sống làm gì nữa. Chỉ muốn đến những nơi nào không có giặc Pháp, những nơi nào còn có ngọn cờ đỏ sao vàng…”.
Rõ khổ, đã “không ham sống làm gì” lại còn bỏ làng bỏ xóm để đi tìm… ”cờ đỏ sao vàng” thì quả thật thế gian này… chưa hề thấy. Hư cấu quá đà vậy, ông nhà văn vừa làm khổ “bà cụ” vừa làm khổ cả người đọc. Chưa hết, ông Nguyễn Huy Tưởng vẫn chưa tha cho “bà cụ”, ông bắt: “Thế rồi bà cụ cứ đi. Sau mấy ngày bà cụ đi trong rừng, cụ đã kiệt sức quá. Cụ đã nằm chết ở bên cạnh đường mòn, lối lên đèo Cả. Cụ đã chết trên con đường đi tới tự do… Nhưng nét môi đã rụng hết răng như bằng lòng mình đã thở cái hơi cuối cùng ở trên một miền đất trong sạch, không có dấu chân quân Pháp…”.
Than ôi một bà cụ tám mươi, cái quà tặng nhân đạo nhất ông nhà văn cần mang tới cho cụ lúc đó là một bát cháo nóng cho đỡ đói lòng chứ đâu phải thứ “tự do” ở trên trời và lá cờ đỏ sao vàng ở tận đẩu tận đâu. Mà rồi lúc thở hơi cuối cùng bà lão tám mươi sao còn nghĩ được nơi bà nằm xuống không có dấu chân quân Pháp ? Lúc đó hoặc chẳng nghĩ gì hoặc nghĩ tới ông bà cha mẹ chớ ? Ông nhà văn tính ca ngợi mà hoá ra lại thành mỉa mai bà cụ. Thế rồi để biến cụ thành “tượng đài của lịch sử”, ông nhà văn “ đắp một nấm mồ chôn cụ, cài một mảnh giấy chẳng biết bây giờ có còn không, đề mấy dòng: ”Mồ một bà cụ đã đi tìm tự do. Đèo Cả ngày 8-2-1946…”.
Câu chuyện “bà cụ đi tìm tự do” chẳng biết có được mấy phần trăm sự thực, chỉ tiếc cuốn truyện của ông nhà văn chưa tới được tay mấy ông trong Viện bảo tàng cách mạng tỉnh Bình Trị Thiên - Huế, nếu không vào cái thời buổi “rút ruột công trình này” họ đã tìm tới tận nơi thực hiện ngay một dự án đúc tượng và xây mộ bà cụ để cho tỉnh có thêm một điểm tham quan du lịch trên đèo Cả.
Để tăng thêm tính lãng mạn cách mạng cho những người tình nguyện ở lại Hà Nôi chiến đấu chống Pháp, ông tác giả đưa ra nhân vật Hiền, nữ sinh năm thứ nhất thành chung, là người yêu của Nhật Tân, một anh tự vệ thành luôn bày tỏ lòng căm thù giặc Pháp. Cô này đã đưa bố mẹ đi tản cư, ra tới bến sông, cô quăng cả xe đạp lẫn các bậc sinh thành để trốn về Hà Nội. Giữa khi phố xá hỗn loạn, xung quanh đầy hòn tên mũi đạn, cô nữ sinh này bỏ bố mẹ bơ vơ quay lại Hà Nội làm gì vậy?
“Đứng trên sập, Hiền đang soi vào một cái gương lớn. Hiền là một cô gái mới lớn, mặt bàu bàu hơi to so với khổ người tầm thước.. Chị mặc chiếc áo nhung đỏ, quần xa tanh là, chân đi hài con bướm vàng rung rinh. Đầu Hiền vấn một chiếc khăn nhung lam, cổ đeo kiềng vàng trơn. Chung quanh Hiền treo lủng lẳng chiếc áo nhung lam, chiếc măng tô màu tím sẫm và các áo len hoa mùa hoa dâu, màu vàng, màu đỏ…”.
Trời đất đang loạn lạc, cô Hiền trốn tản cư quay về nhà tưởng làm chuyện gì ghê gớm hoá ra để mặc… bộ đồ cưới mà nếu chiến tranh không xảy ra chỉ một tuần lễ nữa thôi cô sẽ mặc nó lên xe hoa. Vừa lúc đó anh chồng sắp cưới là Nhật Tân ghé đến. Chẳng hiểu sao một con người trí thức tiểu tư sản Hà Nội như anh mà lại hỏi vợ sắp cưới đang mặc đồ cô dâu một câu lãng xẹt: “Hiền nghĩ thế nào mà lại thắng bộ cưới vào thế? Buồn hay vui?”.
Thế rồi lẽ ra trong khung cảnh đầy phập phồng của nỗi chết đang rình sẵn, trong căn nhà giưã khu phố vắng vẻ, đôi tình nhân phải ghì chặt nhau, che chở cho nhau, và đốt cháy nhau trong ngọn lửa của tình yêu trước lúc… tận thế. Đằng này không, ông nhà văn không mảy may cho hai con tim rung động và thổn thức, ngược lại ông chỉ cho hai cái miệng bàn chuyện… chính trị. Nàng thì thổn thức: “Không có gì quý bằng tự do anh nhỉ. Em không thể nào quên được những ngày Quốc Khánh vừa qua, bày tiệc ra đường ăn uống. Em không thể nào quên được những ngày biểu tình hồi cách mạng, đoàn nữ sinh chúng em có hàng nghìn, đều để tóc thề, mặc toàn trắngg, xinh lắm, đi đến đâu người ta hoan hô đến đấy…”.
Nhà văn Nhật Tuấn
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
"Rực rỡ" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét