"Vừng dương" - siêu mẫu châu Âu |
Dầu có lý luận thế nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng không thể nào hiểu nổi Niết Bàn cho đến khi chính chúng ta chứng được nó. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Cuộc đời của con người thì lúc nào cũng lặn hụp trong bể khổ. Cái khổ này nó kéo dài từ lúc còn trong bụng mẹ cho đến khi già chết. Chính vô minh đã làm cho tâm của chúng ta bị mê muội, điên đảo. Và cũng chính cái vô minh nầy đã là cội nguồn phát sinh ra mọi sự phiền não mà khổ đau là tác phẩm của nó. Muốn tận diệt toàn diện mọi khổ đau thì chúng ta phải tận diệt nguyên nhân nào đã đưa đến những sự đau khổ này để ngỏ hầu tìm thấy được một chân hạnh phúc và sau cùng chứng được Niết Bàn.
Khi Đức Phật còn tại thế thì giáo lý của Ngài được truyền bằng khẩu thuyết. Sau khi Ngài nhập diệt thì những đại đệ tử như ngài Ca Diếp, A Nan, Ưu Bà Ly cũng tiếp tục truyền đạo bằng khẩu thuyết. Cho đến kỳ kết tập lần thứ ba, tức khoảng 274 năm trước Tây lịch, thì giáo lý mới được sọan thảo bằng văn tự. Phật giáo lúc bấy giờ chia làm hai nhánh: phía nam thì ghi chép bằng tiếng Pali còn phía bắc thì chép bằng văn Phạn.
Vậy Niết Bàn là gì?
Trong hầu hết những kinh điển của Pali hay tiếng Phạn không có một sách nào giải thích rõ ràng ý nghĩa của chữ Niết Bàn cả. Thật ra ngôn ngữ của con người thì giới hạn còn ý nghĩa của Niết Bàn thì siêu việt, mênh mông. Thêm nữa, Niết Bàn thì không có hình dáng để diễn tả, không có ngôn ngữ để nói vì nó vượt ra ngoài những hiện tượng thực thể của con người. Do đó chúng ta dùng ngôn ngữ thường mà diễn tả nó thì khó mà thấu hiểu được.
Sông Bến Tre nhìn từ Viện Bảo tàng tỉnh. Bờ bên kia là Mỹ Thạnh An, 1967-1968. |
Nhưng chính Đức Phật đã dạy rằng:”Ta sẽ dạy chúng sinh về Chân lý tối thượng, và con đường dẫn đến Chân lý tối thượng nầy. Chân lý tối thượng này tức là Niết Bàn vậy”.
Vậy thế nào là Chân lý tối thượng?
Chân lý tối thượng dựa theo Đức Phật là trong thế gian nầy không có gì là tuyệt đối. Bởi vì không có cái gì mà mãi mãi trường tồn bất biến được. Hễ có sinh là có diệt. Mọi vật biến chuyển không ngừng và tất cả đếu là vô thường, vô ngã kể cả cái ta của chúng ta.
Một khi đã trừ bỏ được những vọng tưởng, chấp trước và dập tắt tất cả mọi dục vọng của tham, sân, si để đạt đến cảnh tịch diệt (vắng lặng, an lành) thì Niết Bàn sẽ hiện ra.
Nói một cách khác là chúng ta đã chứng được Niết Bàn rồi. Thêm nữa, vì là chúng sanh nên chúng ta cứ mãi lặn hụp trong biển sanh tử luân hồi. Nếu chúng ta chặt đứt được vòng sanh tử thì Niết Bàn sẽ xuất hiện. Vậy sanh tử là khổ đau còn Niết Bàn là an lạc. Sự khổ đau và an lạc tuy hai nhưng là một. Tại sao? Chẳng hạn như có người đôi vai thì gánh nặng mà đường vẫn còn xa làm cho họ nhọc nhằn vô kể. Nếu để gánh nặng xuống nghỉ thì họ cảm thấy nhẹ nhàng an vui. Cái nhọc nhằn và an vui là có sẵn trong họ chớ không phải tìm ở đâu xa. Một khi họ bỏ gánh nặng xuống thì tự nhiên nhọc nhằn biến mất và an vui từ từ hiện đến. Cũng như cuộc đời của chúng ta vậy, một khi ta hết khổ thì cái vui lại đến chớ không phải cái vui được đem đến từ nơi nào khác. Niết Bàn và sanh tử cũng thế, nếu diệt được sanh tử thì chúng ta chứng được Niết Bàn.
"Tím xưa" - người đẹp Tăng Thanh Hà |
Trong cuộc sống, chúng ta tạo ra nghiệp căn thì chính cái nghiệp này sẽ dẫn chúng ta đi qua đi lại trong tam giới, lên xuống trong sáu đường, loanh quanh lẩn quẩn không biết bao giờ mới thoát khỏi. Nếu chúng ta khéo tu và đừng tạo nghiệp thì bánh xe luân hồi cũng theo đó mà dừng. Vậy chạy theo nghiệp căn là sinh tử còn dừng nghiệp là Niết Bàn. Do đó, muốn chứng được Niết Bàn thì phải chấm dứt tạo nên căn nghiệp.
Thật vậy, người mà chứng được Niết Bàn thì thật là hạnh phúc viên mãn. Cuộc sống của họ hoàn toàn tự tại. Họ không còn phiền não, không còn đau khổ bởi vì tham, sân, si, không còn trong họ nữa. Họ không còn lo lắng về quá khứ và cũng chẳng quan tâm về tương lai mà chỉ sống an vui, tự tại trong đời này. Đối với họ không có ác nghiệp mà chỉ toàn là thiện phước. Cuộc sống của họ chỉ có vị tha bởi vì vị kỷ đã bị tiêu diệt lâu rồi. Họ đem lòng nhân từ, tình thương, thông cảm và tha thứ để đối đãi với mọi người.
Phần lớn những tôn giáo chính trên hoàn cầu nầy đều xác nhận là con người chỉ được lên thiên đàng sau khi mình đã chết. Nhưng chỉ có Phật giáo là bảo đảm chúng sanh có thể chứng được Niết Bàn trong lúc còn đang sống chớ không phải đợi sau khi chết mới chứng được.
“Cuộc so tài giữa Athena và Poseidon” - tranh của họa sĩ Halle Noel |
Có người nói rằng Đức Phật đi vào Niết Bàn sau khi Ngài chết. Khi họ nói: "đi vào Niết Bàn” thì tự nó đã gieo vào ý nghĩ của chúng ta một sự tưởng tượng mơ hồ về Niết Bàn. Bởi vì chữ “đi vào” dùng để diễn tả một thực cảnh tồn tại ở đâu đó nhưng Niết Bàn không phải là cảnh giới mà chỉ là hư không. Do đó nếu nói” Đức Phật đi vào Niết Bàn” hay nhập Niết Bàn thì thật là mơ hồ khó hiểu. Đối với cái chết của Đức Phật thì gọi là Nhập diệt (Parinibbuto) và người chứng được Niết Bàn thì gọi là Arahant.
Có nhiều người nghĩ rằng Niết Bàn là cảnh giới xa xôi đẹp đẽ như cảnh Tây phương Cực lạc. Họ cố cầu xin Phật, Bồ-tát đưa họ đến Niết Bàn để được an vui sung sướng. Đôi khi còn tệ hại hơn nữa, họ còn tìm đến những vị minh sư đạt đạo nhờ truyền pháp hoặc độ trì cho họ được Niết Bàn. Họ không ngờ hết nghiệp tức là Niết Bàn. Nhưng nghiệp thì do chính mình tạo ra mà muốn kẻ khác giúp thì làm sao mà đạt được. Chỉ cần họ tu thập thiện nghiệp và chấm dứt tạo ra căn nghiệp thì Niết Bàn sẽ hiện ra ngay. Nói một cách khác, Tâm thức lăng xăng của chúng ta là chủ động tạo nghiệp. Nếu khéo tu làm cho nó yên lặng thì Niết Bàn sẽ xuất hiện tức thì.
Tâm thức dừng ngắn thì được Niết Bàn ngắn, dừng lâu thì được Niết Bàn lâu còn dừng lại hẳn thì được Niết Bàn mãi mãi.
Dầu có lý luận thế nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng không thể nào hiểu nổi Niết Bàn cho đến khi chính chúng ta chứng được nó. Cũng như người đang nằm mộng thì chỉ có họ mới hiểu rõ giấc mơ của họ cho dù người nằm kế bên vẫn không hề hay biết giấc mộng của họ như thế nào.
Một thí dụ khác là khi chúng ta uống một tách trà vừa nóng vừa thơm ngon. Cái thích thú khi thưởng thức hương vị thơm tho của tách trà chỉ có một mình ta cảm ứng được mà thôi cho dù chúng ta dùng ngôn ngữ để giải thích cho người bạn ngồi đối diện cũng không bao giờ thành công được. Niết bàn thì cũng thế chỉ có người nào nghiệm chứng được sự thanh tịnh, an lạc của Niết bàn thì chỉ một mình kẻ đó biết được sự huyền diệu của nó mà thôi.
Ánh Đạo Vàng
“Mỹ nhân” - Hot girl Trung Quốc |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét