Hot girl Trần Diệu Linh - Trường ĐH Nguyễn Trãi. |
Sống trong một xã hội càng văn minh tiến bộ thì tâm thức càng gắn liền với phiền não khổ đau. Vì thế con người trong những thế kỷ sau nầy có khuynh hướng quay về với chân lý của Đức Phật để tìm lại cái thanh tâm thường lạc và tránh xa mọi ô nhiễm để có cuộc sống an vui tự tại. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Mà muốn đạt được cái thanh tâm thường lạc chúng ta phải xoay lại nhìn thẳng vào tâm của mình để thấy các vọng tưởng. Vì thế cứu cánh vẫn là chinh phục nơi tâm mình và dẹp bỏ vọng tưởng. Nhưng con người luôn luôn lầm lẫn vọng tưởng là tâm của mình nên các vọng tưởng nầy dẫn chúng ta chạy ngược chạy xuôi không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Nên nhớ tâm vọng tưởng là ý nghiệp, là động cơ dẫn dắt chúng sinh đi trong luân hồi sanh tử. Chỉ khi nào dứt nghiệp thì vòng sinh tử cũng theo đó mà dừng lại.
Phật giáo phát nguyên từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và sau đó ở hội Linh Sơn có ông Đại Phạm Thiên Vương đem hoa sen cúng Phật. Phật cầm cành hoa sen đưa lên để khai thị thì toàn thể chúng hội đều yên lặng, không ai hiểu thâm ý của Phật như thế nào. Lúc ấy chỉ có tôn giả Đại Ca Diếp hiểu được ý Phật nên chúm chím mỉm cười. Tại sao lại cười? Khi Đức Phật tay đưa cành hoa sen lên là muốn chỉ cho đại chúng biết cái Ngài đã ấp ủ bao lâu nay. Đó chính là tâm hiện tiền chân thật đầy đủ nơi mỗi người và đây chính là tánh thấy, tánh nghe, tánh biết thường có trong tất cả chúng ta. Mọi người không phân biệt nam nữ, đẹp xấu, thông minh hay đần độn đều có tánh thấy, tánh nghe và tánh biết mà không biết quay về để nhận thấy nó mà cứ chạy theo những thứ giả tạm bên ngoài.
Con người thì mắc phải cái bệnh trí thức hay cái bệnh phân biệt tốt xấu rồi quên mất cái thấy, biết ban đầu của mình. Thấy một ngọn núi thì cứ gọi đó là ngọn núi, nhưng con người thường hay ảo tưởng hóa sự vật nên thay vì nói ngọn núi thì nói là ngọn bạch mã sơn hay tuyết sơn cho có vẻ thơ mộng. Vì thế Phật nói chúng sinh sống trong điên đảo là thế. Do đó khi thấy cành hoa sen thì tôn giả Đại Ca Diếp biết Phật muốn chỉ cái chân thật cho mình nên mới cười chúm chím còn tất cả đại chúng thì ngẩn ngơ bởi vì trong tâm của họ đang quay cuồng suy nghĩ phân biệt trừu tượng mông lung. Đức Phật nhận thấy liền ấn chứng cho tôn giả làm sơ Tổ ở tại Ấn Độ. Phật dạy rằng: “Ta có Chánh Pháp nhãn tạng, cũng gọi là Niết bàn Diệu tâm, cũng tên thật là Thật tướng vô tướng, cũng gọi là Vi diệu pháp môn. Nay ta truyền cho ông Đại Ca Diếp”.
Phố Hàng Điếu (Hà Nội), xưa chuyên bán các loại điếu hút thuốc lào. Nhưng đến đầu thế kỷ XX chỉ còn lại vài ba nhà bán điếu, còn lại chuyển sang nghề làm và bán giày dép da. |
Khi Phật sắp nhập diệt thì truyền y bát cho tôn giả Đại Ca Diếp và nói một bài truyền pháp như sau:
Các pháp vốn không pháp
Không pháp cũng là pháp
Nay truyền cái vô pháp (vô tướng)
Vô pháp nào có pháp.
Đây là nguồn gốc phát khởi của thiền tông lấy tôn chỉ “dĩ tâm ấn tâm” tức là lấy tâm truyền tâm chớ không dùng Kinh giáo và phương tiện.
Một hôm ngài A Nan hỏi Tổ Ca Diếp:
- Ngoài việc truyền y bát, Đức Thế Tôn còn truyền Pháp gì riêng cho ngài nữa không?
Tổ Ca Diếp gọi to:
- Này A Nan!
Ngài A Nan: Dạ!
Tổ dạy tiếp:
- Cây cột phướn trước cửa chùa ngã!
Ngài A Nan liền chứng ngộ nên được Sơ Tổ truyền cho y bát và ấn chứng cho làm nhị Tổ rồi sau đó tôn giả Đại Ca Diếp vào núi Kê Túc mà nhập diệt.
Mới nghe qua thì chúng ta nghĩ hai vị nầy nói chuyện với nhau lảng xẹt. Đó là kẻ hỏi một nơi mà người trả lời một nẻo. Cây cột phướn trước cửa chùa ngã có dính dáng gì tới việc truyền Pháp đâu? Nhưng đây mới thật là câu trả lời của người kiến tánh. Tại sao? Khi Tôn giả A Nan hỏi ngài Ca Diếp về việc Đức Phật có truyền Pháp gì riêng cho tôn giả Ca Diếp không? Khi hỏi câu nầy có nghĩa là tâm của tôn giả A Nan còn chạy theo vọng trần bên ngoài cho nên ngài Ca Diếp muốn chỉ cho A Nan quay về thấy và sống với cái thật tánh bên trong của mình. Đó chính là cái bản lai diện mục sẵn có trong tất cả mọi con người mà chúng ta không hề thấy biết. Ngược lại con người chỉ chạy theo các ảo tưởng, vọng thức bên ngoài mà thôi.
Cho nên khi tôn giả Ca Diếp bảo: "Cây cột phướn trước chùa ngã” thì thật ra cây phướn lúc ấy có ngã đâu. Như vậy mới biết rằng trọng tâm của cuộc đối thoại là vừa kêu liền ứng tiếng trả lời. Đó là tánh nghe hằng hữu. Cái biết từ lỗ tai thì không có suy nghĩ, không có phân biệt, hể nghe kêu thì lên tiếng chứng tỏ cái biết ấy luôn sẵn có trong ta. Đó là tôn giả Ca Diếp đã trả lời cái Đức Phật truyền lại cho mình rồi. Ngay đó mà ngài A Nan liền hiểu được. Cả cuộc đời tôn giả A Nan luôn theo Đức Thế Tôn mà không chứng ngộ cũng bởi vì để tâm mình chạy theo vọng trần bên ngoài mặc dù tôn giả nổi tiếng là đệ nhất đa văn. Khi đã hiểu được khuyết điểm của mình là bỏ tánh chạy theo tâm thì tôn giả liền xoay lại bỏ tâm để tìm tánh và sau cùng tôn giả đã chứng quả A-La-Hán.
"Mịn màng" - Hot girl Nhật Bản |
Như thế thì chúng ta thấy từ Đức Phật đến Sơ Tổ Đại Ca Diếp rồi tới Tổ A Nan và cuối cùng là Lục Tổ Huệ Năng chỉ truyền lại cho đệ tử hay chúng sinh đời sau một thứ mà thôi. Đó là các Ngài cố chỉ cái biết thật của mình từ ở mắt hay ở tai. Còn tất cả những cái biết như tốt xấu, hơn thua, phân biệt là cái biết của thế gian và cũng chính là cái biết của trí thức thì không thật và vô thường. Cái biết thật là biết trực tiếp mà không qua hình ảnh và ngôn ngữ nào hết.
Ngài Bát Nhã Đà La là vị Tổ thứ 27 sau đó ấn chứng cho Bồ-Đề Đạt Ma làm Tổ thứ 28.
Tổ Bồ-Đề Đạt Ma sau sáu mươi năm truyền đạo ở Ấn Độ vâng lời phú chúc của sư phụ qua Quảng Đông, Trung Hoa để bắt đầu hoằng dương Phật pháp. Ngài sang Trung quốc vào năm 520 Tây lịch nhằm vào đời vua Lương Võ Đế và trở thành Sơ Tổ của Thiền Trung Hoa.
Chính Tổ đã qua Trung Hoa với một chủ trương mới là chuyển hướng tách rời khỏi Phật giáo Ấn Độ mà sau nầy được tóm tắt lại bằng bài kệ như sau:
Giáo ngoại biệt truyền
Bất lập văn tự
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật
Dịch là:
Truyền ngoài giáo lý
Chẳng lập văn tự
Chỉ thẳng tâm người
Thấy tánh thành Phật.
Tại sao Tổ nói “Chẳng lập văn tự” có nghĩa là không lệ thuộc vào chữ nghĩa kinh điển mà chính Tổ lại đem theo bộ Kinh Lăng Già gồm bốn quyển sang Trung Hoa truyền lại cho đệ tử? Thật ra ý của Tổ là muốn phá kiến chấp sai lầm của những người cho rằng thông kinh hiểu nghĩa là ngộ đạo thì chẳng khác nào cho ngón tay là mặt trăng. Còn “truyền ngoài giáo lý” là để khai thị cho con người hiểu rằng mặt trăng không phải là ngón tay. Đây chính là tư tưởng của Đại thừa tức là văn tự kinh điển chỉ là chiếc bè. Mà con người còn chấp chiếc bè thì biết đến bao giờ mới qua đến bờ bên kia tức là giác ngộ. Vì thế Tổ mới nói đừng chấp vào kinh điển mà hãy nhìn thẳng vào tâm mình để thấy được cái thật Tánh của mình thì sẽ được giải thoát giác ngộ. Bởi vì nếu không nhìn thẳng vào tâm của mình thì không phân biệt được vọng tưởng và chơn tâm. Tâm là vọng tưởng còn thật tánh chính là bản thể chơn tâm thanh tịnh có sẵn trong mỗi con người. Nếu thấy và sống với cái thật “Tánh” nầy thì chúng sinh sẽ được kiến tánh tức là giải thoát giác ngộ.
Hóa thạch mã não của loài ốc vặn được nhìn dưới độ phóng đại 7 lần. Trong ảnh, ta có thể thấy hình ảnh của một loài ốc nước ngọt Elimia tenera và loài tôm ostracods. |
Tại sao Tổ Bồ-Đề lại bảo là “giáo ngoại”? Phật giáo có hai phương pháp là “giáo nội “ và “giáo ngoại”. Khi dùng ngôn ngữ để truyền đạo theo khuôn khổ của Phật giáo Ấn Độ thì gọi là giáo nội pháp. Khi bỏ ngôn ngữ mà chỉ lấy Phật tâm để in thẳng vào tâm người khác thì gọi là giáo ngoại pháp. Vậy Thiền là giáo ngoại pháp.
Sau lần yết kiến vua Lương Võ Đế với hy vọng sẽ được nhà vua tận lực giúp đỡ trong việc truyền bá Phật giáo ở Trung Hoa, nhưng vì nhận thấy căn cơ của vua còn thấp và sự tín ngưỡng của nhà vua chỉ có tánh cách hình thức bề ngoài nên Tổ Bồ-Đề đã từ giã vua đến tu tại chùa Thiếu Lâm ở Trung Sơn. Ngài ngồi xoay mặt vào tường tham thiền nhập định trong chín năm mới trao ấn chứng cho Tổ thứ hai của Thiền tông ở Trung Hoa là ngài Huệ Khả. Huệ Khả truyền cho Tam Tổ Tăng Xán. Rồi đến Tứ Tổ Đạo Tín và Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn và sau cùng truyền lại cho Lục Tổ Huệ Năng.
Khi thiền tông hưng khởi tại Trung Hoa, y bát được xem là những biểu tượng thiêng liêng của chánh pháp và là vật truyền thừa tối quan trọng trong thiền môn. Sau khi Tổ Bồ-Đề truyền tâm ấn cho ngài Huệ Khả, Tổ còn truyền pháp y để xem đó như là bảo vật để minh chứng cho sự truyền thừa từ một Tổ Sư Ấn Độ cho một môn đồ đắc pháp Trung Hoa. Tổ Đạt Ma còn huyền ký rằng sau khi ngài diệt độ khoảng hai trăm năm thì con người lúc ấy biết đạo thì nhiều mà hành đạo thì ít và con người nói lý thì nhiều mà tỏ lý thì ít. Đến thời điểm nầy thì pháp y không còn được truyền thừa nữa.
Vì thế cho nên từ ngài Lục Tổ Huệ Năng về sau, không còn cái lệ truyền y bát nữa và các Tổ cũng không còn ấn chứng riêng cho một vị nào.
Truyền thống thiền tông cho rằng pháp y được truyền từ thời Tổ Đạt Ma cho đến thời ngài Huệ Năng chính là tấm y mà Đức Phật đã truyền lại cho tôn giả Đại Ca Diếp, người lãnh hội được yếu chỉ của thiền trên pháp hội Linh Sơn. Thêm nữa, ngài Thần Hội tại Ấn Độ nói rằng:” Nơi nào có những bậc cao tăng sống đời thanh bạch và nghiêm tịnh thì pháp y không được xem như là ấn tín. Việc truyền thừa y để ấn chứng chỉ xảy ra ở những nơi có quá nhiều người tham cầu tiếng tăm, lợi dưỡng hay tranh chấp chẳng hạn như ở Trung Hoa”.
Lê Sỹ Minh Tùng
"Hút hồn" - Hot girl Hàn Quốc |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét