"Trưa hè" - Hot girl Trung Quốc |
Trộm ta lo quá, chắc vợ chồng nhà kia nó biết mình nằm trên chạn này rồi. Ðang nghĩ cách tháo, ngờ đâu chị vợ trong cơn "thú..." quá kêu tướng:
Yết thị
Ngoài đường không có đèn. Tối đến, quan Phủ Doãn đi vấp phải người ta, lấy làm giận lắm. Sáng mai, quan ra yết thị: "Ai đi đêm phải cầm đèn".
Ðêm hôm ấy, quan đi, lại vấp phải một người. Quan quở:
- Ngươi không đọc yết thị à?
Người kia đáp:
- Bẩm có đọc.
- Thế sao ngươi không cầm đèn?
- Bẩm có, tôi có đèn.
- Thế sao trong đèn không cắm nến?
- Bẩm, trong yết thị chỉ thấy nói cầm đèn, chớ không thấy nói cắm nến.
Quan Phủ Doãn về, sáng hôm sau lại ra yết thị: "Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến".
Ðêm hôm ấy, quan đi, lại vấp phải một người.
Quan lại quở:
- Ði đêm sao không có đèn, có nến?
Người kia đáp :
- Bẩm, tôi có đủ đèn, có nến?
- Thế sao người không thắp nến?
- Bẩm vì trong yết thị không thấy nói thắp nến.
Quan Phủ Doãn về, sáng hôm sau lại ra yết thị: "Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến, nến phải thắp".
Nhưng một hôm, nửa đêm, quan đi, lại vấp phải một người có đèn, có nến, nhưng nến đã thắp hết rồi. Quan lại quở.
Người kia nói :
- Bẩm, trong yết thị không thấy nói hết cây nến này, phải tiếp cây nến khác ạ!
Chống ra, chống vô
Có anh chồng kia rất ham ăn. Một hôm, hai vợ chồng đậu ghe ở gần bìa rừng, luộc một con gà cùng ăn. Ăn được vài miếng, nghe chị vợ xởi lởi:
- Con gà béo quá, hén mình!
Chồng vừa nhồm nhoàm nhai vừa quay sang mắng vợ:
- Đang đậu gần rừng mà nói "béo, béo", bộ hổng sợ cọp nó ra sao? Chống ghe ra!
Chị vợ lui cui lấy sào làm theo lời chồng. Còn anh chồng vẫn nghiến ngấu ăn, hết miếng này đến miếng khác.
Vừa ngồi xuống mâm, chị vợ nói:
- Tôi nói vậy có gì đâu mà mình nổi thầu lậu lên vậy?
Anh chồng quay sang nạt:
- Đang đậu giữa dòng mà nói "nổi thầu lậu", bộ muốn dông gió cho chìm ghe phải không? Chống vô!
Chị vợ không dám cãi, lại lúi húi chống ghe vô. Gặp nước chảy mạnh, toát mồ hôi chị mới đưa được ghe vào bờ. Đến lúc chị quay vào mâm thì chỉ còn lại mấy cái xương gà. Anh chồng nói với vợ:
- Phải cẩn thận vậy mới chắc ăn!
Con xin xuống ạ
Một anh trộm vào nhà một đôi vợ chồng trẻ, nấp trên chạn bát, rình cơ hội. Trong đêm tối nghe có tiếng lục cục và tiếng chị vợ thì thầm: "Nó đâu rồi?"
- Ðây, đây! - Tiếng anh chồng.
- Nằm trên à? - Tiếng chị vợ.
Trộm ta lo quá, chắc vợ chồng nhà kia nó biết mình nằm trên chạn này rồi. Ðang nghĩ cách tháo, ngờ đâu chị vợ trong cơn "thú..." quá kêu tướng:
- Có sướng không? Có sướng không?
Trộm ta tưởng lầm "có xuống không, có xuống không..." hoảng hồn, từ trên nóc chạn lạy van rối rít:
- Lạy bà, lạy cả hai ông bà tha cho, con xin xuống ngay bây giờ đây ạ!
Tính tuổi
Một cặp vơ chồng nọ mới sinh được đứa con gái. Tập quán địa phương là dạm vợ gả chồng từ lúc còn bé, nên bà mối đến nhà dạm hỏi. Bà mối nói:
- Ðược đấy, đứa con trai kia năm nay mới 2 tuổi.
Bố con bé tức giận, chỉ tay vào mặt bà mối mà mắng:
- Cái đồ mối dỏm kia, mụ tính xem, con gái tôi năm nay mới 1 tuổi, thằng bé kia 2 tuổi. Giả sử con gái tôi 10 tuổi thì thằng ấy 20 tuổi, chênh lệch như vậy thì gả thế nào được.
Mẹ con bé ngồi bên cạnh, quay sang nói với chồng:
- Sai rồi, anh tính sai bét rồi. Anh nhẩm lại xem: Con gái chúng ta năm nay 1 tuổi, thằng bé ấy 2 tuổi. Sang năm, con gái chúng ta 2 tuổi, vừa bằng thằng bé kia, sao lại không gả được.
Nhất bên trọng, nhất bên khinh
Một anh thợ mộc hay chữ vào làm cho nhà một ông quan hưu trí. Ông quan thấy anh ta lanh lợi, nói năng hoạt bát, mới hỏi:
- Trước kia anh có học hành được chữ gì không?
Anh ta trả lời:
- Bẩm có ạ!
Ông quan liền chỉ con ngựa bạch quí của mình đang đứng ăn ở góc sân, bảo:
- Anh thử làm bài thơ vịnh con ngựa xem, hay thì ta sẽ thưởng.
Anh thợ mộc ứng khẩu đọc:
Bạch mã mao như tuyết
Tứ túc cương như thiết
Tướng công kỵ bạch mã
Bạch mã tẩu như phi
(Ngựa trắng lông như tuyết
Bốn chân cứng như sắt
Tướng công cưỡi ngựa trắng
Ngựa trắng chạy như bay)
Quan gật gù khen hay, rồi thưởng cho một thúng thóc, một quan tiền.
Anh thợ ra về, gánh bên thúng thóc, bên đồ lề, thấy bên nặng bên nhẹ, liền nói chữ: "Nhất bên trọng, nhất bên khinh". Quan nghe nói liền cho thêm một thúng thóc nữa để gánh cho cân.
Anh ta về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe. Có anh hàng xóm, dốt đặc cán mai, nhưng thấy được lắm tiền, lắm thóc như thế, nổi tính tham, liền bảo anh thợ mộc dạy cho bài thơ và câu nói chữ nọ. Học thuộc rồi, anh ta cũng sắp một đôi quang gánh và một ít dụng cụ vào dinh quan xin việc.
Quan cũng hỏi như lần trước và anh này hí hửng đáp mình là học trò. Quan nhìn ra sân, thất bà cụ quét sân bèn bảo anh ta làm thơ vịnh bà cụ. Anh này đã hơi lúng túng, vì chỉ thuộc mỗi bài thơ vịnh con ngựa, bây giờ biết vịnh bà cụ thế nào? Nhưng đã trót thì phải trét cũng ứng khẩu đọc:
Bà cụ mao như tuyết...
Quan gật đầu:
- Ừ, được đấy!
Nghe quan khen, anh ta vững bụng đọc tiếp:
Tứ túc cương như thiết
Quan cau mày:
- Ý hơi ép, nhưng cũng tạm được, ngâm tiếp đi!
Mừng quá, anh này đọc một mạch:
Tướng công kỵ bà cụ,
Bà cụ tẩu như phi.
Quan nghe xong giận quá, quát người nhà nọc ra đánh cho ba mươi roi vào mông. Ðứng dậy anh ta vừa xoa vừa nói:
- Nhất bên trọng, nhất bên khinh.
Quan nghe nói liền bảo đánh thêm ba mươi roi nữa vào lưng cho cân.
Áp dụng theo lời thầy
Ông thầy thuốc nam chữa cho một con bệnh, tới thang thứ tư bèn ngưng, năn nỉ cách mấy cũng không chịu hốt thuốc tiếp, cho rằng bệnh nhân đã cãi lời thầy lén ăn quít.
Học trò hỏi thầy:
- Sao thầy biết người ta ăn quít?
- Tao thấy vỏ quít bỏ đầy dưới gầm giường nên mới dám cả quyết! Ðó cũng là kinh nghiệm khi đi chữa bệnh, các con phải nhớ lấy!
Tháng sau, một học trò của thầy đi chữa bệnh ở làng bên nằng nặc cho rằng con bệnh đã lén ăn thịt gà nên từ chối không chữa tiếp. Người ta phân trần cách gì cũng không nghe, cuối cùng chủ nhà tức quá đập cho một trận rồi đuổi về.
Thầy bèn hỏi học trò:
- Tại sao mầy dám chắc nó đã lén ăn thịt gà?
- Con áp dụng lời thầy, khi trở lại thăm bệnh cho nó, con thấy để ở gần bên giường bệnh một cây... chổi lông gà còn mới tinh!!!
Chưa ngán ai
Tại một làng nọ có một vị sư rất là đức độ. Ông luôn giúp đỡ mọi người, ai cũng rất cảm mến. Ông tu trong ngôi chùa có sân, có vườn cây ăn trái. Một ngày kia có một thằng nhỏ trong làng lén vào chùa hái trộm xoài bị nhà sư bắt được, không cho hái nữa.
Thằng nhỏ tức lắm mới về mách ba nó, nói rằng sư đã chửi nó, đánh nó. Nghe vậy, ông bố nổi giận chạy lên chùa kiếm sư.
- Thưa sư, lâu nay con rất kính trọng sư và xem sư như là cha mẹ. Thế sao sư lại chửi con tui vậy?
Nhà sư rất từ tốn, lui lại 3 bước và nói:
- Adiđà Phật, bần tăng chưa chửi ai bao giờ.
Ông bố đang trong cơn nóng giận, nói tiếp:
- Sư chửi nó thì thôi chứ, sao sư lại còn đánh nó, nó là con nít mà.
Vị sư cũng rất hiền hòa, từ tốn lui lại 3 bước, chắp tay trước ngực, nói:
- Mô Phật, bần tăng chưa đánh ai bao giờ.
Ông bố tức qua, quát vào mặt sư:
- Sao sư chối hoài thế, sư dám đánh con tui, sao sư không dám nhận. Có ngon thì đánh tui luôn nè.
Vị sư vẫn lui lại 3 bước và nói:
- Thiện tai, thiện tai. Bần tăng chưa ngán ai bao giờ!
Anh hai vợ
Một anh chàng hai vợ, tối đến phải ngủ chung với vợ lớn ở nhà trong, còn vợ bé thì nằm nhà ngoài.
Một đêm, trời đã về khuya, cô vợ bé hát:
Ðêm khuya, gió lặng sóng yên,
Lái kia có muốn, ghé thuyền sang chơi.
Anh chồng muốn ra với vợ bé nhưng bị vợ cả ôm giữ, mới đáp rằng:
Muốn sang bên ấy cho vui,
Mắc đồn lính gác khó xuôi được đò.
Nghe thấy vậy, chị vợ cả liền hát:
Sông kia ai cấm mà lo,
Muốn xuôi thì nộp thuế đò rồi xuôi.
Cô vợ bé đáp:
Chẳng buôn chẳng bán thì thôi,
Qua đồn hết vốn, còn xuôi nỗi gì.
Chẳng hiểu sau đó anh chồng có "xuôi" được không?
Có nhẽ đâu thế
Hai anh bạn chơi với nhau rất thân, nhưng hay bắt bẻ nhau. Khi anh nọ nói câu gì, thì anh kia bảo "có nhẽ đâu thế!".
Một hôm, hai anh bàn với nhau rằng:
- Từ rày hai chúng ta phải chừa cái thói ấy đi. Ðứa nào còn nói "có nhẽ đâu thế", thì phải chịu phạt hai quan tiền và hai đấu gạo.
Hôm sau, anh kia gặp anh nọ, liền bảo:
- Ðêm qua, nhà tôi mất trộm...
Anh nọ hỏi:
- Mất những gì?
Anh kia trả lời:
- Mất cái giếng đằng sau vườn.
Anh nọ gân cổ lên, nói :
- Có nhẽ đâu thế !
Anh kia thích chí:
- Ðấy nhé! Lại nói rồi đấy nhé ! Mai tôi sang nhà lấy tiền lấy gạo đấy!
Anh nọ tức lắm, về nhà thuật chuyện cho vợ nghe. Vợ bảo:
- Không lo, mai cứ giả chết, lấy giấy phủ lên mặt, anh ấy sang đã có tôi đối đáp cho.
Hôm sau, anh kia sang, vừa bước vào cửa đã nghe tiếng khóc. Vào giữa nhà thì thấy bạn mình nằm sóng sượt trên giường, chị vợ rũ rượi ngồi cạnh, giọt ngắn giọt dài.
Anh kia liền hỏi dồn:
- Anh làm sao thế? Anh làm sao thế?
Vợ anh nọ vừa khóc vừa nói:
- Nhà tôi chết rồi anh ơi! Hôm qua không biết đi đâu về, vừa bước vào đến sân thì bị con vịt đá một cái chết tươi.
Anh kia buột miệng bảo:
- Có nhẽ đâu thế!
Anh nọ nhổm phắt dậy:
- Ðấy nhé! Lại nói rồi đấy nhé! Còn đòi lấy tiền lấy gạo nữa hay thôi?
Tên nhà giàu bị chơi khăm
Tại vùng nọ có tên nhà giàu lúc nào cũng vênh vang tự đắc cho là trong thiên hạ không ai lắm của, thông minh bằng mình. Một hôm nhà nó có giỗ, những khách được mời lại phỉnh phờ thêm làm hắn càng kiêu hãnh. Ðể chứng thực điều đó trước mọi người đang ăn uống, hắn cho đầy tớ đi gọi một người nghèo nhất trong làng đến bảo:
- Nhà ngươi hãy kể cho ta nghe một chuyện gì mà ta cho là nói khoác, ta sẽ cho nhà ngươi nửa gia sản và gả con gái cho, Bằng không, nhà ngươi phải đi ở không công cho ta suốt đời.
Anh nhà nghèo đứng nghĩ một lúc rồi xin kể: "Có một cái nhà tranh bị cháy, chỉ cháy rui mà không cháy tranh". Mọi người cho đó là chuyện nói khoác, nhưng tên nhà giàu bảo:
- Khoác lác gì, cố Bợ thường làm được chuyện ấy.
Anh xin kể chuyện thứ hai: "Chắc ông đây cũng như bà con đều biết vợ tôi chết cách đây đã hai năm. Năm qua, hai con tôi cũng chết. Hôm vừa rồi vợ tôi sống lại về thăm tôi và bảo tôi, nếu thong thả thì đi thăm hai con. Tôi đi ngay, Vợ tôi liền chắp cho tôi đôi cánh và bảo tôi bay đi. Tôi bay lên trời. Ðiều kì lạ là tôi thấy hai con tôi đều mạnh khoẻ và giàu sang...".
Nghe đến đây, tên nhà giàu chen lời vào, hỏi:
- Thế anh có gặp cha ta không? Chắc cha ta cũng sống nhàn hạ lắm nhỉ?
Anh nhà nghèo vẫn thủng thẳng kể tiếp: "Vợ tôi bảo tôi hãy ở đây vài ngày với vợ con. Vừa lúc đó ông thân sinh của ông chạy ra. Ông thân sinh của ông thong thả lắm, chỉ làm công việc giặt giũ quần áo cho vợ con tôi thôi".
Tên nhà giàu nghe đến đây giận tím mặt:
- Ðồ lếu láo, thằng nói khoác!
Nhưng quát xong hắn biết là dại mồm, song biết nói sao, đành phải chia đôi gia tài và gả con gái cho anh nhà nghèo.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét