"Duyên" - thiếu nữ Việt Nam |
Mục đích chung của người tu Phật là cầu giác ngộ giải thoát, nhưng đối với người theo Phật giáo Ðại Thừa thì mục đích chính là phải cầu thành Phật. (ảnh không liên quan đến bài viết)
A La Hán cũng giác ngộ giải thoát, Bích Chi Phật cũng giác ngộ giải thoát, chư Tổ Thiền cũng giác ngộ giải thoát, nhưng các Ngài vẫn chưa phải là Phật. Nhưng tại sao lại phải cầu thành Phật chứ? Ðược giác ngộ giải thoát chưa đủ sao?
- Chưa đủ! Ðủ làm sao được đối với người đã hiểu, đã thấy tất cả chúng sinh chính là mình, mình chẳng khác với chúng sinh; cái khổ của chúng sinh chính là cái khổ của mình và sự giải thoát của chúng sinh cũng là sự giải thoát của mình. Nếu chưa hiểu được vậy thì ít nhất cũng phải suy nghĩ, từ vô thỉ đến nay, trôi lăn trong sinh tử luân hồi tất cả chúng sinh đều đã ít nhất một lần làm cha mẹ ta, đã nuôi nấng, thương yêu, chăm sóc ta chẳng quản khó nhọc, nhiều khi còn phải hy sinh tánh mạng vì ta. Như thế, ta nỡ lòng nào cầu giác ngộ giải thoát một mình? Nhưng chúng sinh đông quá làm sao độ cho hết? Ðại A La Hán kia như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên còn chỉ độ được vài trăm đệ tử, nói chi ta đây là kẻ phàm phu? Ðành rằng các vị A La Hán là những người giác ngộ giải thoát, nhờ chuyên tu thiền định, diệt trừ phiền não, song từ những kiếp xa xưa, các ngài không lập những thệ nguyện rộng lớn vì chúng sinh, không dám xả thí thân mạng, tài sản, vợ con, không biết gần gũi, thân cận, cúng dường chư Phật, Bồ Tát, Thiện tri thức. Do đó các ngài chưa có đủ công đức, trí huệ, hùng lực như chư Phật. Chỉ có Phật mới đầy đủ khả năng giáo hóa, cứu độ chúng sanh vô lượng. Ngoài ra trong kinh Pháp Hoa và Niết Bàn, đức Phật đã khai thị rõ về Phật tánh, khuyên nhắc chúng sinh cầu Phật quả. Chúng ta là con Phật (Phật tử) thì phải cố gắng được như cha của mình chứ! Bước đầu tiên là chúng ta phải phát nguyện cầu thành Phật để cứu độ chúng sinh. Sự phát nguyện (hay tâm niệm) đó gọi là Bồ Ðề Tâm (Bodhicitta). Khi vừa phát tâm như vậy thì chúng ta liền trở thành một Bồ Tát (Sơ phát tâm).
- Chưa đủ! Ðủ làm sao được đối với người đã hiểu, đã thấy tất cả chúng sinh chính là mình, mình chẳng khác với chúng sinh; cái khổ của chúng sinh chính là cái khổ của mình và sự giải thoát của chúng sinh cũng là sự giải thoát của mình. Nếu chưa hiểu được vậy thì ít nhất cũng phải suy nghĩ, từ vô thỉ đến nay, trôi lăn trong sinh tử luân hồi tất cả chúng sinh đều đã ít nhất một lần làm cha mẹ ta, đã nuôi nấng, thương yêu, chăm sóc ta chẳng quản khó nhọc, nhiều khi còn phải hy sinh tánh mạng vì ta. Như thế, ta nỡ lòng nào cầu giác ngộ giải thoát một mình? Nhưng chúng sinh đông quá làm sao độ cho hết? Ðại A La Hán kia như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên còn chỉ độ được vài trăm đệ tử, nói chi ta đây là kẻ phàm phu? Ðành rằng các vị A La Hán là những người giác ngộ giải thoát, nhờ chuyên tu thiền định, diệt trừ phiền não, song từ những kiếp xa xưa, các ngài không lập những thệ nguyện rộng lớn vì chúng sinh, không dám xả thí thân mạng, tài sản, vợ con, không biết gần gũi, thân cận, cúng dường chư Phật, Bồ Tát, Thiện tri thức. Do đó các ngài chưa có đủ công đức, trí huệ, hùng lực như chư Phật. Chỉ có Phật mới đầy đủ khả năng giáo hóa, cứu độ chúng sanh vô lượng. Ngoài ra trong kinh Pháp Hoa và Niết Bàn, đức Phật đã khai thị rõ về Phật tánh, khuyên nhắc chúng sinh cầu Phật quả. Chúng ta là con Phật (Phật tử) thì phải cố gắng được như cha của mình chứ! Bước đầu tiên là chúng ta phải phát nguyện cầu thành Phật để cứu độ chúng sinh. Sự phát nguyện (hay tâm niệm) đó gọi là Bồ Ðề Tâm (Bodhicitta). Khi vừa phát tâm như vậy thì chúng ta liền trở thành một Bồ Tát (Sơ phát tâm).
Tranh của thiền sư Mục Khê (1180-1250), đời Tống. |
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh. Khi tụng một thời kinh thì trên cúng dường chư Phật, dưới cầu cho pháp âm tỏa khắp pháp giới làm lợi ích chúng sinh. Ngồi thiền dù chỉ năm phút cũng cầu giác ngộ bổn tánh. Ðể làm gì? Ðể cứu độ chúng sinh. Niệm Phật dù chỉ mười câu cũng không quên hồi hướng công đức cho chúng sinh. Ðược như thế mới xứng đáng là Bồ Tát, là trưởng tử của Như Lai. Ðâu cứ phải làm chùa to, tượng lớn mới gọi là Bồ Tát. Nói như vậy không có nghĩa là đả kích việc làm chùa to, tượng lớn, vì chùa to, tượng lớn cũng chỉ là vật vô tri, tự nó đâu có lỗi lầm gì, chẳng qua tùy thuộc nơi người làm, nếu làm với tinh thần vô ngã, bất vụ lợi, vì lợi ích chúng sinh thì rất được xưng tán, cúng dường.
"Quyến rũ" - Hotgirl Trung Quốc Fei Yang |
Người học Ðạo nên có tinh thần như của Thiện Tài Ðồng Tử, tức là không bao giờ cho sự hiểu biết đạo lý hay chứng đắc của mình là đủ, luôn luôn tìm thầy hoặc thiện tri thức tham vấn học hỏi. Nếu không có duyên gặp được thầy lành bạn tốt thì ít nhất cũng phải nương theo Kinh, Luật, Luận vạch cho mình một hướng đi áp dụng vào đời sống hằng ngày...
Thích Trí Siêu.
(Chủ blog xin lỗi tác giả vì cắt đi đoạn giới thiệu sách)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét