Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Hồi giáo đích thực là gì và Công Giáo nghĩ gì về Hồi giáo?


Ánh mắt trong trẻo của em bé Hồi giáo
Hồi giáo, Islam, có nghĩa là qui hồi, phó thác bản thân cho Thiên Chúa, trong tiếng Arập được gọi là Allah. Hồi giáo là sự tùng phục Thiên Chúa. Hồi giáo xuất hiện vào năm 610 sau Chúa Kitô tại sa mạc bán đảo Arập, do Mohammed thành lập, mặc dù người Hồi giáo không chấp nhận điều này. (ảnh không liên quan đến bài viết)


Đối với họ, chính Thiên Chúa thành lập Hồi giáo, chứ không phải là Mohammed. Trong Hồi giáo, Mohammed không giữ tương tự như Chúa Kitô trong Kitô giáo.
Một tác phẩm hội họa thời Phục hưng
Không bao giờ Mohammed xưng mình là Thiên Chúa hay ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng chỉ là người thông truyền mạc khải của Thượng Đế Allah cho loài người. Mohamed có nghĩa là người được ca ngợi, người được tuyên dương.
Tuy tin vào Thiên Chúa, nhưng người Hồi giáo không phải là Kitô hữu vì họ không tin Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa. Đối với họ, Thiên Chúa là duy nhất, và họ không chấp nhận có Chúa Ba Ngôi. Họ coi tín điều này của Kitô giáo là một sự phạm thượng chống lại Thiên Chúa Allah duy nhất. Người Hồi giáo coi Đức Giêsu là một vị ngôn sứ đi trước Mohammed mà thôi.
Người Hồi giáo có một thứ kinh tin kính mà họ tuyên xưng mỗi ngày 5 lần, đó là: “Không có Thiên Chúa nào khác ngoài Allah. Mohammed là vị thiên sai của Thiên Chúa Allah!”. Đó là điều mà một người phải tin để trở thành tín hữu Hồi giáo.
Thiếu nữ Hồi giáo Aliaa Magda Elmady (Ai Cập) là cái tên gây nhiều tranh luận trên Internet  khi cô đăng tải hình ảnh nude của mình trên mạng xã hội Twitter.
Kinh Coran là Kinh Thánh của Hồi giáo. Coran có nghĩa là đọc, là công bố. Đối với tín hữu Hồi giáo, sách Coran là sách thánh, thu thập những lời của Thiên Chúa Allah được tổng lãnh thiên thần Gabriel thông truyền cho Mohammed là người trung gian. Sách Coran gồm 114 suras hay là chương và có 6’226 aya, hay là câu. Các chương của sách Coran được xếp đặt theo thứ tự từ dài đến ngắn, ngoại trừ chương đầu tiên là một lời khẩn cầu Allah và hai chương cuối cùng, là những công thức ma thuật để bảo vệ Sách Thánh. Các chương không có thứ luận lý hoặc lịch sử. Đúng hơn đó là các đề tài, có tham chiếu các biến cố trong Kinh Thánh Cựu Ước. Sách Coran được ấn hành lần đầu tiên tại Âu châu vào thế kỷ 16, và tại các nước Hồi giáo vào năm 1787. Năm 1923, tại Cairo, thủ đô Ai cập, sách Coran được ấn định như hiện nay đối với toàn thể thế giới Hồi giáo. Việc ấn định này được thực hiện theo lệnh của vua Fuad I, nên sách Coran này cũng được gọi là ấn bản vua Fuad.
Mỹ nữ trong hậu cung Hồi giáo
Họa sĩ Jean Auguste Dominique Ingres (Pháp) đã có hơn 100 bức tranh với chủ đề này.
Người Hồi giáo không thích dịch sách Coran ra các tiếng khác, vì theo họ, dịch như vậy sẽ làm mất đi đặc tính huyền nhiệm của tiếng Arập.
So với Giáo Hội Công Giáo, Hồi giáo còn có một khác biệt rất lớn, đó là trong Hồi giáo, chính trị và Hồi giáo liên kết với nhau hầu như thành một thực tại duy nhất. Đó là một chế độ thần quyền.
Ngoài ra, trong Hồi giáo, không có hàng giáo phẩm, hoặc các bí tích, hay giai cấp tư tế nào. Giáo dân là những người thực hành những hành vi khác nhau trong nghi thức Hồi giáo, không hề có hàng giáo phẩm hoặc huấn quyền. Khi chúng ta nghe nói về những giáo trưởng Hồi giáo, các ayatollah, mufti, imam, ulema, v.v... đó là những người đối với thế giới Hồi giáo, có một quyền bính và một uy tín tinh thần thực sự, nhưng không thể coi họ là các giáo sĩ. Không có Giáo Hội, nhưng có những Đền thờ Hồi giáo là những nơi tập hợp để thờ lạy, và là nơi người Hồi giáo phủ phục để tôn thờ Thiên Chúa.
Người mẫu painting (vẽ trên cơ thể nuy)
Một tín hữu Hồi giáo đi đến đền thờ không phải chỉ để cầu nguyện, hoặc nghe giảng về kinh Coran, nhưng còn đến để thảo luận về chính trị, để ngủ trưa, hoặc để trao đổi cảm tượng về những vấn đề khác nhau, kể cả những chuyện thông thường không có gì là quan trọng đặc biệt. Đối với người Hồi giáo, cảm thức cùng thuộc về một cộng đoàn, thuộc về thế giới Hồi giáo, đó là điều có tầm quan trọng rất lớn.
Về phương diện nghi thức, không có lễ nghi rửa tội để chính thức thuộc về Hồi giáo. Một người chỉ cần đọc kinh tin kính của Hồi giáo, một kinh rất đơn sơ dễ nhớ là đủ trở thành tín hữu Hồi giáo. Ví dụ, họ đọc: "Không có Thượng Đế nào ngoài Allah và Mohammed là Sứ giả của Ngài” (7,158)
Luật điều hành xã hội và thế giới Hồi giáo được gọi là luật Sharia. Tại nhiều nước Arập, đây là luật duy nhất điều hành cuộc sống của người dân và các khách ngụ cư tại nước ấy. Sharia có nghĩa là “con đường” hay là “hành trình”. Đó là con đường qua đó tín hữu Hồi giáo thi hành ý của Thượng Đế Allah. Sharia là những giới răn mà người Hồi giáo phải chu toàn.
Đua lạc đà truyền thống tại UAE
Nhiều người thuộc Hồi giáo ngạc nhiên khi thấy luật Sharia qui định cả những điều hết sức chi tiết mà người tin nơi Thượng Đế Allah phải thi hành. Luật Sharia có căn bản trong kinh Coran. Đối với những điều không được chỉ rõ trong sách Coran, thì được qui định theo Sunna hoặc là truyền thống. Những nhà thần học là những người điều hành luật Sharia, nhất là tại các nước chấp nhận luật Sharia như dân luật của mình.
Các tín hữu Hồi giáo có 5 nghĩa vụ chính là:
Nghĩa vụ thứ nhất là mỗi ngày đọc kinh Shadada hay kinh tuyên xưng tín ngưỡng của Hồi giáo như vừa nói: “Không có Thượng Đế nào ngoài Allah, và Mahommed là Sứ giả của Ngài” (7,158). Những người rao truyền (Almuecine) loan báo điều đó từ các tháp đền thờ 5 lần mỗi ngày. Các tín hữu phải lập đi lập lại trong ngày kinh tin kính đó.
"Đức mẹ đồng trinh và em bé" tranh của họa sĩ Leonardo da Vinci
Nghĩa vụ thứ nhì, phải cầu nguyện lúc bình minh, lúc giữa trưa, lúc chiều tối và ban đêm. Kinh nguyện được mỗi người thực hiện riêng, ngoại trừ ngày thứ sáu vào giữa trưa, là lúc các nam tín hữu phải họp nhau tại đền thờ. Họ phải cầu nguyện bằng tiếng Arập, trên một tấm thảm, và đi chân không, mặt hướng về thánh địa La Mecca. Cần phải thanh tẩy mình bằng cách rửa bằng nước hoặc bằng cát.
Người phụ nữ khi có kinh nguyệt thì bị coi là ô uế theo luật, nên được chuẩn chước khỏi việc cầu nguyện, khỏi nghĩa vụ giữ tháng chay tịnh Ramadan và hành hương. Vào mỗi trưa ngày thứ sáu, các nam tín hữu phải đến Đền thờ Hồi giáo để cầu nguyện, thường thường buổi cầu nguyện này do một imam điều khiển. Vị imam này giống như một vị đặc ủy của cộng đoàn. Vị Imam trụ trì mỗi Đền thờ được dân chúng trong khu vực đó bầu lên.
Nghĩa vụ thứ ba là làm phúc bố thí. Có 3 loại làm phúc: làm phúc theo luật, là điều duy nhất có tính chất bắt buộc và được coi như một loại thuế tôn giáo; thứ hai là làm phúc riêng, kinh Coran thường nói đến việc làm phúc này và bao gồm cả việc làm phúc cho những người không thuộc Hồi giáo; thứ ba là những của dâng cúng để bênh vực và phát triển Hồi giáo, như xây cất đền thờ, trường dạy kinh Coran, các cộng tác từ thiện...
Thánh địa Mecca
Nghĩa vụ thứ tư là giữ tháng chay tịnh Ramadan hằng năm. Trong tháng này, tín hữu Hồi giáo phải ăn chay, nghĩa là không ăn uống, không hút thuốc, kiêng cữ các quan hệ tình dục, từ sáng cho đến khi mặt trời lặn. Từ lúc đó trở đi, việc ăn chay chấm dứt và mọi điều cấm đoán đều được phép. Việc ăn chay hầu như có cùng một ý nghĩa như việc làm phúc bố thí, tức là hy sinh từ bỏ của cải trần thế này.
Nghĩa vụ thứ năm của người Hồi giáo là phải đi hành hương thánh địa La Mecca ở Arập Sauđi. Cần phải chu toàn nghĩa vụ này ít là một lần trong đời tất cả những tín hữu Hồi giáo nào có sức khỏe tốt và có phương tiện tài chánh đủ. Tại thánh địa La Mecca, tín hữu hành hương thi hành 3 nghi thức cơ bản: trước hết là đi vòng quanh Đền thánh 7 lần ngược chiều mặt trời và sau đó đi lại 7 lần khoảng cách giữa hai ngọn đồi quanh Thánh Địa. Thứ hai là vào ngày thứ 8, họ phải đến cánh đồng Arafat, cách La Mecca 25 cây số, tại đây, họ cầu nguyện trọn ngày thứ 9. Ban đêm, họ phải đến dòng suối Mina, và tại đó mọi người ném vào 3 bia đá tượng trưng ma quỉ bị ném đá. Tiếp đến, họ hiến tế các con cừu. Sau cùng, các tín hữu tôn kính tảng đá đen.
"Thiếu nữ" - tranh sơn dầu 
Đối với nhiều người Hồi giáo, ngoài 5 giới luật trên đây, còn có một giới luật nữa, gọi là al yihad, hay là Thánh Chiến. Nhưng không phải mọi người Hồi giáo đều đồng ý như vậy. Thánh Chiến được coi như một nghĩa vụ của cộng đồng Hồi Giáo chứ không phải là một nghĩa vụ cá nhân.
Giáo Hội Công Giáo nghĩ gì về Hồi Giáo?
Giáo Hội cũng quí chuộng người Hồi giáo tôn thờ Thiên Chúa duy nhất, hằng sống, từ bi và toàn năng, là Đấng tạo dựng nên trời đất, Ngài nói với con người, và con người phải hết lòng tùng phục cả những chương trình bí nhiệm của Thiên Chúa, như Abraham đã tùng phục Thiên Chúa. Người Hồi giáo cũng tôn kính Đức Giêsu là Ngôn Sứ, nhưng không nhìn nhận Ngài là Thiên Chúa; họ tôn kính Đức Mẹ Maria đồng trinh và nhiều lần sốt sắng khẩn cầu Mẹ. Ngoài ra, người Hồi giáo chờ đợi ngày phán xét chung, Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người khi họ sống lại. Vì thế, người Hồi giáo quí chuộng đời sống luân lý và tôn kính Thiên Chúa bằng việc cầu nguyện, làm phúc và chay tịnh.
Ánh mắt bí hiểm của phụ nữ Hồi giáo
Tuy trong quá khứ đã xảy ra nhiều đụng độ và thù nghịch giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo, nhưng Công đồng chung Vatican II kêu gọi mọi người bỏ qua quá khứ, chân thành cảm thông nhau, cộng tác với nhau để bênh vực và thăng tiến công bằng xã hội, các thiện ích luân lý, hòa bình và tự do cho tất cả mọi người.
Tuy bản chất của Hồi giáo là như thế, nhưng hiện nay đang có trào lưu Hồi giáo cực đoan và những thành phần lợi dụng Hồi giáo để đấu tranh, chiếm quyền bính chính trị. Họ không ngại hô hào nhân danh Thiên Chúa để sát hại những người mà họ coi là thù địch. Nhưng trào lưu cực đoan cũng có thể có trong bất kỳ tôn giáo nào, Kitô, Phật giáo, Ấn giáo...
Các tín đồ Hồi giáo chen chúc quanh quầy bán bánh halwatrong lễ Eid-al Adha ở Ấn Độ 
Giáo Hội Công Giáo chủ trương đối thoại với Hồi giáo cũng như với các tôn giáo khác, và Tòa Thánh đã thiết lập một Hội đồng đặc trách về vấn đề này. Nguyên tắc căn bản là người đối thoại phải biết rõ tôn giáo của mình, và tìm hiểu tôn giáo của người khác, đối thoại trong niềm tôn trọng lẫn nhau và tìm cách hợp tác trong những lãnh vực có thể được. Đó cũng là chủ trương của Tòa Thánh khi mở Diễn đàn đối thoại với Hồi giáo sau lá thư ngỏ của 138 học giả Hồi giáo đề nghị đối thoại.
Theo Nhachua.net
"Mùa xuân vàng" - người mẫu Thái Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét