-Ố la la... phơ Việt Nàm... ngon qua... ố là là...!!! |
...Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà một người đàn bà Nam bộ lại bán phở chuyên nghiệp trên đất Sài Gòn.
Nói là phiêu lưu vì cuộc đi tìm vùng đất mới của một món ăn, một phong vị ẩm thực đâu phải lúc nào cũng dễ dàng, suôn sẻ. Trong khi khẩu vị ăn uống của hai thành phố cách xa nhau hàng nghìn cây số rất khác nhau. Ngay cả hôm nay, một người quen sống ở Sài Gòn ra Hà Nội rất khó nếm vị mặn, đậm của Hà Nội. Ngược lại một người Hà Nội rất khó quen cái hương vị ngọt ngọt của Sài Gòn. Vậy món phở đã từ Hà Nội đến làm quen và trở thành món ẩm thực quen thuộc của Sài Gòn như thế nào?
"Bermunda" - người đẹp Elly Trần |
Muốn biết cuộc hôn phối giữa hai khẩu vị Bắc Nam ra sao, hãy nghe chuyện kể về bà Cao Thị Xuân tức bà chủ phở Hoà Pasteur hiện nay. Phở Hoà là tiệm phở nổi tiếng ở Sài Gòn và không quá cường điệu khi nói hương vị của nó đã bay ra khắp thế giới. Ở Nhật, Mỹ, Pháp, Singapore, Philippines… có khá nhiều tiệm phở tên Hoà dù không có bà con gì với bà chủ phở Hoà. Đây là một tiệm phở rất đắt khách, một ngày đêm có tới 600-700 thực khách tới thưởng thức phở Hoà. Nhưng phở Hoà có từ đâu?
-Cẩn thận nha... tao chộp... đầu mày... nha...!!! |
Cuộc hành trình gần một thế kỷ đã làm món phở Bắc phai nhạt ít nhiều so với nguyên gốc. Ăn phở Bắc tại Sài Gòn rất khác với ăn phở tại Hà Nội. Cái gì đã tạo ra sự khác nhau ấy? Có lẽ trước hết do khí hậu. Miền Bắc có bốn mùa, có cả một mùa đông rét buốt, còn miền Nam nắng nóng quanh năm. Vì thế bát phở Sài Gòn có khá nhiều rau giá góp phần làm dịu cái bức của đất Sài Gòn. Bát phở Sài Gòn thường có giá sống lót đáy tô, sau đó trải bánh lên, cho thịt vào sau cùng rồi chan nước dùng. Cuối cùng, khách nhẩn nha ngắt lá húng quế, có khi cả rau om, ngò gai; có khách còn cho cả giá trụng, đầu hành trụng vào bát phở. Đúng là một bát phở tràn ngập rau giá. Người Hà Nội không ăn như vậy, họ cho rằng quá nhiều rau, giá lấn át cái ngon của thịt, của bánh phở. Sự khác nhau thứ hai là tốc độ cuộc sống. Người Hà Nội thong thả, khoan thai còn người sài Gòn vội vàng, hối hả. Cái này đẻ ra hai thứ nước dùng khác nhau. Nước dùng phở Bắc chính cống chỉ từ xương bò róc hết thịt, ninh rất lâu, vớt bọt một cách kiên nhẫn. Vì thế nước dùng phở Hà Nội phải trong và có độ ngọt thanh khó quên. Còn người Sài Gòn không thể chờ lâu được như vậy. Họ bỏ thêm gia vị để nước dùng mau ngọt. Gia vị gồm có tai vị, tôm khô, mực khô. Vì thế nước phở Sài Gòn hơi đục, vị ngọt có phần từ gia vị.
"Nốt nhạc hồng" - người đẹp 9x Trung Quốc |
Tìm phở Bắc chính gốc ở Sài Gòn có một tiệm ở khu vực đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, xế cổng chùa Vĩnh Nghiêm. Tiệm phở này có mặt từ những năm 54 và cho đến nay vẫn đứng vững một cách kiên cường không rau, không giá. Một số người thích nó, nhưng có người chỉ đến một lần rồi thôi. Người Sài Gòn vẫn quen với thứ gia vị biến tấu. Mỗi khi ngửi thấy mùi tai vị, mùi húng quế không ít người bỗng thèm phở một cách cồn cào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét