Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Duy tâm - Duy vật


Gioócgi Vinhem Phriđrích Hêghen (1770-1831)
Duy: Ch có, hướng v. Tâm: cái phn vô hình ca con người. Do đó, tâm là linh hn, nên thường nói là tâm hn, tâm linh; tâm là tinh thn, là tư tưởng, ý thc. Vt: vt cht, tc là các th có hình th thy được, cân đo được, triết hc gi là nhng thc ti. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Theo nghĩa đen:
-Duy tâm là chỉ lấy tinh thần làm chính yếu.
-Duy vật là chỉ lấy vật chất làm chính yếu.
Đây là hai chủ nghĩa triết học quan trọng nhất, có chủ trương hoàn toàn đối lập nhau, như đen với trắng, nhưng cả hai đều có cùng một mục đích là giải thích về vũ trụ và con người.
"Bông hồng nước Đức" - người mẫu Heidi Klum
Chủ nghĩa Duy tâm chủ trương tinh thần có trước, vật chất có sau, tinh thần độc lập vật chất và làm chủ vật chất. Chủ nghĩa Duy tâm đưa đến sự nhìn nhận có Đấng Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ, con người và vạn vật.
Chủ nghĩa Duy vật chủ trương vật chất có trước tinh thần, có vật chất rồi mới có tinh thần, tinh thần là sản phẩm của vật chất và vật chất quyết định tinh thần. Chủ nghĩa Duy vật đưa đến sự phủ nhận linh hồn, phủ nhận Thượng Đế và các Thần linh, nên còn được gọi là chủ nghĩa Vô Thần.
Kết thúc cho câu chuyện nàng tiên cá...
I. Chủ nghĩa Duy Tâm:
Chủ nghĩa Duy tâm là một hệ thống triết học bao gồm các quan điểm giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo hướng lấy tinh thần làm chánh yếu: Tinh thần có trước, chi phối và điều khiển vật chất.
Các sự vật chỉ là biểu thị của tâm hay chính do tâm sáng tạo nên hoàn toàn chịu ảnh hưởng của tâm. Vật chất chỉ có khi nào được tâm biết tới.
Phật giáo nói rằng: “tất cả các pháp chỉ có ở bên trong cái tâm, không có pháp nào ở ngoài cái tâm”. Đó gọi là Duy tâm, cũng gọi là Duy thức. (Pháp là các sự vật hữu hình hay vô hình, miễn là qua giác quan mà nhận biết được hay là qua ý thức nghĩ tới được. Vậy pháp là tất cả sự vật ở trong hay ngoài thế gian. Tâm thì nhóm khởi các pháp, thức thì phân biệt các pháp. Tâm và thức tuy khác nhau nhưng đồng một thể. Duy tâm bao gồm cả nhân và quả. Duy thức chỉ nói về nguyên nhân mà thôi.)
Lưng trần gợi cảm
Chủ nghĩa Duy tâm cho rằng rốt cuộc lại thì chỉ có Tâm là thực tại, tất cả các hiện tượng trong vũ trụ đều phát hiện ở Tâm. Tinh thần là bản thể tự nhiên và hiện tượng vật chất là tác dụng của tinh thần.
Chủ nghĩa Duy tâm phân ra làm hai khuynh hướng:
1. Duy tâm chủ quan: cho rằng thế giới bên ngoài chỉ là cảm giác, tri giác, biểu tượng của ý thức cá nhân, không tồn tại ngoài ý thức.
2. Duy tâm khách quan: cho rằng mọi sự vật tồn tại không phải là ý thức cá nhân, tức là không phải do chủ quan mà là một ý thức khách quan, thần bí, tồn tại ngoài ý thức con người và độc lập với con người. Đó là Thượng Đế.
Một bức tranh phong cảnh của họa sĩ Đào Hải Phong
 Người Duy tâm chủ quan cho rằng nếu không có cảm giác chủ quan của chủ thể, tức cảm giác của mỗi cá nhân con người thì không thể nhận thức được sự vật, rồi từ đó phủ nhận sự tồn tại thực sự của vật chất, coi cảm giác là thực tại duy nhất.
 Người Duy tâm khách quan thì cho rằng sự vật chỉ tồn tại do một ý thức khách quan là Thượng Đế.
Do đó, chủ nghĩa Duy tâm thường trực tiếp hay gián tiếp gắn liền với tôn giáo, nên gọi là chủ nghĩa Duy linh (linh là linh hồn). Con người có cái tâm hay linh hồn là chủ yếu, nó tồn tại vĩnh viễn, điều khiển mọi hoạt động của thể xác. Thể xác chỉ là khối vật chất, khi có linh hồn ngự trị thì thể xác sống và hoạt động; khi thể xác chết thì linh hồn xuất ra trở về cõi thiêng liêng, còn thể xác thì tan rã trở thành đất.
"Nón xưa"
Thế giới vật chất này cũng như sự sống trong thế giới đều do quyền năng sáng tạo của Thượng Đế. Dù không biết rõ Thượng Đế nhưng không thể phủ nhận quyền năng của Ngài.
Triết gia Duy tâm nổi tiếng là Hégel quan niệm rằng Thượng Đế là tinh thần trong ý tưởng tuyệt đối, tức là một ý tưởng tự nó vốn có chứ không phải do một bộ óc nào
II. Chủ nghĩa Duy vật:
Chủ nghĩa Duy vật gồm những hệ thống và quan điểm triết học giải quyết các vấn đề cơ bản của Triết học theo hướng vật chất là chủ yếu: Vật chất có trước và chi phối tinh thần.
Vật chất tồn tại ngoài ý thức con người và không phụ thuộc vào ý thức. Vật chất là nguồn gốc của cảm giác, còn ý thức là sản phẩm của bộ óc con người.
Chủ nghĩa Duy vật chủ trương:
     · Chỉ có vật.
     · Tâm do vật biến hóa mà ra.
     · Vật hoàn toàn chi phối tâm.
"Phụ nữ Hà Nội " - ảnh Việt Nam xưa
Chỉ có vật chất là tồn tại thực sự. Tinh thần, ý thức chỉ là sản phẩm của vật chất hay là hình thức tồn tại cao cấp của vật chất. Vật chất thì vô thủy vô chung, nó đã có tự bao giờ và tồn tại mãi mãi, người ta không thể tạo lập được một cái gì thực tại cả. Như vậy, việc sáng tạo vũ trụ và vạn vật là không thể có được. Nếu cho rằng mọi vật phải có nguồn gốc và vũ trụ nầy là do Thượng Đế tạo ra thì ta phải đặt vấn đề là tìm nguồn gốc của Thượng Đế và tất nhiên theo quan niệm này thì Thượng Đế cũng không thể từ hư vô mà có được. Con người do vật chất biến hóa ra. Vật chất sản xuất ra tinh thần và tư tưởng con người theo các định luật lý hóa sinh.
Bản chất của vũ trụ là vật chất. Có vật chất rồi mới có ý thức. Vật chất là một thực tại khách quan ngoài ý thức và quyết định ý thức. Trong thế giới không có gì khác hơn là vật chất đang chuyển động trong không gian và thời gian. Ý thức chỉ là sản phẩm của bộ não của con người, tức là sản phẩm của vật chất hay chỉ là phản ánh của thế giới vật chất bên ngoài.
"Bông hồng lai " - ca sĩ Nhật Bản Leah Dizon
Do đó, chủ nghĩa Duy vật hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của linh hồn, sự sáng tạo vũ trụ vạn vật của Thượng Đế. Con người chết đi là hết, không còn thứ gì khác cả. Họ phủ nhận hoàn toàn sự luân hồi chuyển kiếp, cho nên trong cuộc sống, họ hoàn toàn đi theo sự thúc đẩy và dẫn dắt của dục vọng, của nhu cầu thể xác, cố gắng thỏa mãn dục vọng càng nhiều càng hạnh phúc, bởi vì khi thể xác nầy chết đi thì hết, không còn gì nữa.
Chủ nghĩa Duy vật phản khắc tôn giáo một cách triệt để. Họ cho rằng lòng tín ngưỡng tôn giáo làm cho chủ nghĩa Duy vật không thể nảy sinh được.
món ăn ưa thích của người Úc
Đỉnh cao nhất của chủ nghĩa Duy vật là phong trào Duy vật Biện chứng do hai triết gia Marx và Engel sáng lập, sau đó được Lénine phát triển rực rỡ với Cách Mạng Nga thành công, lật đổ chế độ Nga Hoàng để thiết lập chế độ Cộng sản vô thần trên đất Nga vào năm 1917.
Kết luận:
Triết học trên thế giới từ xưa tới nay đã phân ra làm hai nhóm lớn: Duy Tâm và Duy Vật. Hai nhóm nầy có chủ trương hoàn toàn phản khác nhau, chống đối nhau từng điểm một.
Chủ nghĩa Duy Tâm và Duy Vật đều là những sản phẩm của tư tưởng con người, đều nhằm mục đích là giải thích nguồn gốc của vũ trụ và vạn vật và của con người.
"E lệ" - Hotgirl Trung Quốc Gan Lulu
Chủ nghĩa Duy Tâm đưa đến sự thành hình Khối Tư bản Hữu Thần; và chủ nghĩa Duy vật đưa đến sự thành hình Khối Cộng Sản Vô Thần. Hai khối ấy tranh giành ảnh hưởng quyết liệt với nhau, gây ra nhiều cuộc chiến tranh thế giới khốc liệt.
Xét cho cùng thì hai chủ nghĩa Duy Tâm và Duy Vật đều có những cái đúng và những cái sai: Cái đúng là đúng trong phạm vi hạn hẹp của cái nhìn giới hạn, cái sai là sai trên một tổng thể nhất quán, từ cái vĩ đại là Càn khôn vũ trụ cho đến cái nhỏ là tiểu vũ trụ của con người…
Đức Nguyên

(Chủ bloger xin lỗi tác giả vì bài có biên tập bớt)
Dòng cát từ cửa sông chảy vào biển Coral ở Đảo Whitsunday ở Queensland, Australia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét