Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Sông ái dài muôn dặm (Thủ ngũ uẩn khổ)


"Ấn tượng Phục hưng" - diễn viên Lý Nhã Kỳ

Nguồn gốc chính của khổ đau là vướng mắc và tham đắm vào năm uẩn, gọi là “thủ ngũ uẩn thị khổ”. Thủ là vướng mắc, tham đắm. Năm uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành và thức. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Thế nào là vướng mắc vào sắc uẩn? Sắc là thân thể, tức là toàn thể bộ phận trong cơ thể, gồm có khuôn mặt, đôi mắt, hai tai, lỗ mũi, cái miệng, hai tay, hay chân, hai vai… Ôi! Ta thương yêu khuôn mặt này quá. Sao mà nó xinh đẹp, tươi sáng và lôi cuốn ghê! Ta để nhiều giờ trang điểm cho nó, trau chuốt mái tóc, tô son bôi phấn, ngắm ngía mãi trong tấm gương một cách say mê và đắm đuối. Ta làm dáng làm điệu, kẻ mặt chuốt mày, sức dầu uốn tóc và ăn mặc các loại áo quần lụa là, kiểu mẫu... Thái độ trên biểu lộ sự vướng mắc vào sắc thân. 
"Hoàng hôn"
Còn nữa, đây là đôi mắt của tôi. Ôi, tôi thương quí đôi mắt này quá! Đôi mắt này sao mà quyến rũ đến thế! Hễ có chuyện gì xảy ra cho đôi mắt như đau nhức, mù lòa… thì ta lo âu, tiếc thương và sầu khổ. Người có trí tuệ sẽ quán chiếu để thấy tính mong manh của đôi mắt, do đó người ấy sẽ không lâm vào tình trạng bi đát như trên. Khuôn mặt xinh đẹp và cơ thể hấp dẫn của cô gái kia thật quyến rũ, do vậy ta nhìn trân trân với nhiều năng lượng ham muốn dục vọng. Lúc đó, ta đang bị vướng mắc vào sắc dục, và nó sẽ đem lại cho ta nhiều cơn sốt của đam mê và sầu muộn. 
"Vóc hạc sương mai" - người mẫu Thái Hà
Thế nào là vướng mắc vào cảm thọ? Có một lúc nào đó, cơn đau răng thật kinh khủng cho nên ta mất hết sự bình tĩnh, không có khả năng làm hòa bình với nó. Do đó, ta kêu than thống thiết, la lối om sòm và trở nên bực bội, khó chịu, tạo thêm khổ đau trong tâm hồn và cho những người chung quanh. Đó là vướng mắc vào cảm thọ. Ta lại còn đam mê vào các loại cảm thọ khác như tìm niềm vui trong sự ăn uống, tiêu thụ, lên mạn xem những chương trình phim ảnh thiếu lành mạnh hoặc say mê phim chưởng giờ này qua giờ nọ, bỏ hết việc học hành, làm ăn, tu tập… Đó là vướng mắc vào các loại cảm thọ khoái lạc.
Tưởng, hành, thức là ba uẩn khác. Nếu có gì xảy ra trong ba uẩn mà bị đánh mất trong sự khổ đau, bất ổn thì ta vướng mắc vào chấp và thủ. Ta có thành kiến đối với người anh em họ, từ đó nó tạo ra sự khinh khi, chán ghét đối với người ấy thì ta đã bị kẹt vào tri giác và tâm hành rồi.
"Đường Tự Do" - Sài Gòn 1961
Năm uẩn không phải chỉ nằm trong thân thể, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức mà rộng lớn lắm. Mẹ dính líu tới ta. Mẹ của ta nên mẹ thuộc về ngũ uẩn, vì thế mỗi khi mẹ mất hay đau ốm thì ta lo âu và buồn tủi. Những người đàn bà khác mất hay đau ốm thì ta không cảm thấy khổ sở mà lắm lúc còn hờ hững, dửng dưng. Đó có phải chấp vào mẹ như cái gì thuộc về ta hay không? Ta còn vướng mắc vào nhiều thứ khác như cái nhà, con cái, xe cộ, thân thể, danh dự, ý kiến... Trong một buổi họp hay pháp đàm, ta bám riết vào ý kiến của ta, xem nó là hay ho, siêu đẳng, cho nên ta có khuynh hướng muốn thuyết phục mọi người phải công nhận ý kiến ấy. Đồng thời, ta phán xét, tranh chấp và chống đối lại ý kiến của người khác. Điều này biểu lộ rành rành thái độ cố chấp vào tư kiến, và nó thường gây ra sự mâu thuẫn giữa ta với những người chung quanh.
"Kim siêu vòng ba"
Càng cố chấp vào năm uẩn bao nhiêu thì ta càng dễ đau khổ bấy nhiêu. Đam mê vào một người đẹp cũng là vướng mắc nên hãy nhận diện để chuyển hóa, một suy tư không lành tạo ra khổ đau thì hãy nên buông bỏ, một cảm thọ đau nhức cũng nên bình tỉnh, một cảm giác an lạc cũng đừng mong cầu, một nhận thức sâu sắc cũng nên nhìn lại mà đừng tự cao tự phụ. Làm được như thế, ta sẽ không bị vướng mắc vào bất cứ hiện tượng, nhờ vậy nên sự sống của ta sẽ trở nên nhẹ nhàng và thảnh thơi.

Pháp Đăng
"Tỳ bà và đá" - tranh của họa sĩ Đỗ Quang Em

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét