Thiếu nữ xinh đẹp. |
Tôi gật gù, nhưng thật cũng chưa hiểu ra như thế nào.
- Tao về Nhã Nam.
- Về Nhã Nam?
- Ừ, Nhã Nam. Đủ, đủ lắm rồi. Ông đéo chơi với chúng mày nữa. Ông về Nhã Nam.
Tôi ngồi cạnh Nguyên Hồng. Kiểm điểm Nguyên Hồng một buổi chưa xong. Vẫn một chồng báo Văn, vẫn như mọi hôm. Cả tổ với nhiều người tổ khác đến viện trợ cũng không ai hỏi thêm Nguyên Hồng một câu nào nữa. Bây giờ mà đụng đến, lại phân tích, lại bổ sung, lại tôi xin góp với đồng chí thì chắc chắn lại như hôm qua, hôm kia, trông trước kìa kìa Nguyên Hồng xoè bàn tay lên chồng báo, vuốt vuốt, mếu máo nói, nước mắt như trút... tôi thức đêm thức hôm... tôi bỏ hết sáng tác, ngày đêm tôi chỉ nghĩ đến tờ báo... bài này đề tài công nhân... bài về kháng chiến... bài này về thống nhất... bài về sửa sai cải cách ruộng đất... tôi không... tôi không... Chẳng mấy lúc Nguyên Hồng lại khóc hu hu.
Thế là không ai nói chen vào được nữa.
Báo Văn nghỉ. Tuần báo Văn Học ra thay. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn sát nhập vào nhà xuất bản Văn Hoá, bộ phận văn học của nhà xuất bản Hội Nhà Văn do phó giám đốc Đồ Phồn phụ trách. Chúng tôi thì được chia vào các tổ đi thực tế lâu dài theo phong trào lúc ấy. Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Văn Cao, Lưu Quang Thuận, Nguyễn Văn Tý lên nông trường Điện Biên. Nguyên Hồng về nhà máy xi măng Hải phòng. Có ảnh đội mũ thợ, đẩy xe goòng đăng báo Nhân Dân. Tôi đi với tổ trưởng Hoàng Trung Thông, xuống Thái Bình cùng văn Hoàng Cầm, Chu Ngọc, Trần Lê Văn, Phùng Quán. Chúng tôi về lao động và xây dựng hợp tác xã một thôn ở Thái Thụy, huyện Thái Ninh. Mỗi xã mới tổ chức hợp tác xã ở một làng làm thí điểm. Đi lâu, chuyển hẳn mọi chế độ sinh hoạt cơ quan và đảng về địa phương.
"Hào" - tranh của họa sĩ Dương Bích Liên |
Tôi hỏi:
- Lại nem Sà Goòng?
- ừ, mới kiếm được cái rau hay lắm.
Đúng, lại chả giò với nhân nhau thai băm với mộc nhĩ. Vẫn trên căn gác mọi khi. Các cháu, đứa bổ củi, đứa xuống nhà rửa rau, đứa ngồi học cạnh cửa sổ. Người trong phòng bề bộn hơn đồ đạc. Chị ấy gầy leo khoeo đã chớm bệnh hen, đương lúi húi rán chảo nem trên hoả lò than cám. Chị đi làm về, sao hàng sách đóng cửa sớm thế - tôi hỏi. Chị cười nhẹ nhàng, không trả lời câu hỏi mà sau tôi mới hiểu. Cụ bà bên góc tương đương đùm mụn áo sứt chỉ của cháu nào.
Chúng tôi im lặng một lúc. Lớp học dưới ấp xong đã lâu mà cái rã rời cộng với bao nhiêu buồn bã vẩn vơ khác lại chợt đẩy mỗi người chìm vào một xó. Không phải ngẫu nhiên mà vừa rồi mới có cuộc họp về vấn đề tên văn gian tờrốtkít Vũ Trọng Phụng, do Hoàng Văn Hoan triệu tập chỉ có tổ nòng cốt, cốt cán những người tin cậy. Hai chúng tôi không được dự. Cuộc họp ban chấp hành Hội cũng đã quyết định về chúng tôi. Có hai người hăng nhất, Hoài Thanh và Lưu Trọng Lư đề nghị đưa hai chúng tôi ra khỏi Ban chấp hành, ra khỏi Hội Nhà Văn. Nguyên Hồng suýt lại bị kiểm điểm vì không đi đưa đám Mạnh Phú Tư. Tôi thì được Đồ Phồn chứng nhận Anh này có đi đưa, có khiêng quan tài ra xe nhà đòn! Nguyên Hồng bị nhầm là có thái độ chống đối với những người tích cực. Nhưng đến khi Nguyên Hồng nói rằng mấy hôm ấy nằm khàn ở nhà, không đến cơ quan, không đọc báo cũng không ai đến bảo cho biết. Thế mọi người mới thôi.
Đột nhiên, Nguyên Hồng nghiêm nghị nói:
- Tao không chịu.
Tôi ừ hữ. Nguyên Hồng nói tiếp, nho nhỏ:
- Tao kiện lên anh Cả.
- Kiện à?
- ừ, tao kiện. Tao tin tưởng đồng chí Sao Đỏ. Không dễ thịt nhau như thế. Tao không có điều gì không đúng với Đảng.
Ừ, chúng ta sai làm sao được. Những tự tin ngây dại. Có điều, ở Nguyên Hồng được biểu hiện ra khác mà thôi. Nguyên Hồng kia mà. Có lần, tôi được Trần Quang Huy kể rằng khi sắp chiến tranh thế giới lần thứ hai, bộ phận hoạt động công khai của Đảng chuẩn bị rút vào hoạt động bí mật.
Trần Quang Huy được phân công đưa Nguyên Hồng đi công tác thoát ly. Nguyên Hồng đã ra ngoại ô Hải Phòng ở bí mật được vài hôm, nhưng mà cậu ta nhớ nhà hay sao ấy, hôm nào cũng khóc! Thế là lại phải cho về. ít lâu sau, mật thám Pháp bắt, rồi Nguyên Hồng bị đày lên trại tập trung Bắc Mê trên Hà Giang. Phải, chúng tôi từ những lặn lội ấy ra cơ mà.
Nguyễn Lương Bằng đương phụ trách ban thanh tra Chính phủ. Nguyên Hồng đã cắp cả ôm báo Văn lên ban thanh tra. Nguyên Hồng quý Nguyễn Lương Bằng, có lẽ từ những chuyện vượt ngục dũng cảm. Nguyên Hồng gọi một cách trân trọng đồng chí Sao Đỏ. Huống chi Sao Đỏ lại đương làm Bao Công.
Nguyên Hồng nói đi nói lại:
- Rồi mày xem? Rồi mày xem!
Tôi không nói. Cũng không dám một câu cười cợt cái cả tin hồn nhiên của Nguyên Hồng. Nguyên Hồng lẩm bầm, làu bàu nói một mình. Lát sau, bảo tôi:
- Mà tao đã tính rồi.
Nét mặt Nguyên Hồng rầu hẳn lại. Nguyên Hồng thường vui buồn đột nhiên, khó hiểu. Vừa nói đến Sao Đỏ, Nguyên Hồng phấn chấn lạ thường, bây giờ lại khác hẳn.
"Thanh nữ" - người mẫu Nhật Bản Akiho Yoshizawa |
"Sau đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai, cũng như tất thảy anh chị em văn nghệ sĩ, tôi rất phấn khởi trước sự thành lập của những hội riêng của các ngành.
Tôi thường nghĩ rằng. Đường lối thì đã có ở thư của Trung ương Đảng gửi đại hội, đúng quá, rõ quá rồi. Chúng ta chỉ còn lo liệu sao cho nhau ra sức sáng tác mà thôi, một mặt khác, đối với những tư tưởng chính trị nguy hiểm và những quan điểm nghệ thuật sai lầm bộc lộ trên báo Nhân Văn và các tập Giai Phẩm của Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Trương Tửu tôi ngỡ rằng trước phong trào quần chúng đấu tranh phản đối như vừa qua, họ phải sáng ra, như vậy là đã giải quyết xong những lệch lạc ấy.
Các quan điểm nhẹ nhàng đến độ vô lý nguy hiểm như trên, đã đưa tới cái nhìn, cùng với những lý luận sai lầm trong chủ trương công tác của tôi. Hội nhà Văn Việt Nam và cụ thể trong một số việc làm, một số bài viết của tôi.
Ngày nay, sau những cuộc thảo luận, phê bình vừa rồi, tôi mới nhận rõ trong năm quan tình hình không phải mọi sự êm đẹp chỉ có việc sáng tác mà trong văn học vẫn có đấu tranh tư tưởng gay go. Tư tưởng xấu của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm đã tiếp tục len vào cơ quan của Hội nhà Văn, trên báo Văn, gây nhiều tác hại. Quan niệm mơ hồ của tôi, khách quan đã tạo điều kiện cho khuyn h hướng tư tưởng nhóm ấy lợ dụng diễn đàn báo Văn và một số cơ quan khác của Hội Nhà Văn như nhà xuất bản, câu lạc bộ, đã gieo rắc quan điểm chính trị và nghệ thuật nguy hại. Sự yên tâm vô lý của tôi trước hình hình đó là do tôi đã hầu như không để ý rằng miền Nam còn nằm trong lưới đế quốc Mỹ. Bộ máy chiến tranh tâm lý của Mỹ Diệm ngày đêm tìm mọi cách gieo rắc tư tưởng thù địch để phá hoại sự nghiệp xây dựng miền Bắc của chúng ta. Trong văn học hiện nay không thể quên mỗi tư tương đều hoặc có lợi cho ta hoặc có lợi cho địch. Tôi đã hầu như bằng chân như vại để cho những tư tưởng xấu của báo Nhân Văn cũ còn có cơ hội nhoi ra trên sách báo của Hội Nhà Văn, làm cho Mỹ Diệm có cơ hội lợi dụng để gây hoang mang cho đồng bào miền Nam và xuyên tạc sự thật ở miền Bắc.
Một phía khác, tôi cũng chưa nhận rõ miền Bắc đã đương trên quá trình cách mạng xã hội chỉ nghĩa. Cách mạng xã hoi chủ nghĩa mở ra trên miền Bắc Việt Nam sau cuộc chiến tranh tàn phá khốc liệt trong khi tiên hành cách mạng ruộng đất và cải tạo tư sản. Với đặc điểm xã hội Việt Nam, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta vẫn không thể ra ngoài những qui luật phổ biên mà trước nhất là cuộc đâu tranh giai cấp mới đương diễn ra về mọi mặt. Tất nhiên, trước công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa thì những lực lượng tư bản chủ nghĩa khùng lên, phản ứng, ra sức chống chọi và một lúc nào đó kéo theo được mọi số hoang mang ở những tầng lớp gần cạnh.
Trung thu (Hà nội) - ảnh Việt Nam xưa |
Những điều trên, trong thời gian vừa qua, tôi hoàn toàn không biết soi lên và cắt nghĩa được trong lĩnh vực văn học.
Cho nên, ở bài tổ chức phát triển lực lượng sáng tác trước nhất và bài góp ý kiến về vấn đề con người mới đăng trên báo Văn tôi đã đưa ra một số luận điểm sai lầm. Đại ý nói rằng:
1. Trong phong trào văn học hiện nay hãy khoan khoan lý lẽ, bởi vì lý lẽ đã cạn rồi, nói tô đen hay bôi hồng gì cũng là vô ích. Mà chỉ có tổ chức, phát triển sáng tác là cần thiết và đáng chú trọng hơn hết, trước nhất? Chủ trương trên đây có phản ảnh hưởng vào hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành Hội Nhà Văn và trở nên phương châm công tác của một thời kỳ giữa hai kỳ họp của ban chấp hành. Sai lầm của tôi đã gây nhiều tác hại. Lẽ cố nhiên, nhiệm vụ của Hội Nhà Văn là phải tìm mọi cách phát triển sáng tác nhưng vấn đề là phát triển sáng tác theo phương hướng tư tưởng nào?Không thể phát triển loại sáng tác mang những tư tưởng xấu, chống đối lại chủ nghĩa xã hội, không thể bỏ công sức ra tổ chức, tạo điều kiện cho những sáng tác như vậy ra đời. Mà trái lại phải đấu tranh chống những sáng tác đó. Nhưng trong thời gian qua, báo Văn, nhà xuất bản Hội Nhà Văn lại đem in lên, đăng lên những sáng tác có hại. Như vậy, không thể gọi là phát triển sáng tác. Thế mà tôi đã bảo vệ cho những sai lầm đó. Tôi còn cho là lý lẽ đã cạn rồi, thực ra là cho công tác lý luận, phê bình không có ích, lúc này cứ việc sáng tác mà không cần đấu tranh tư tưởng. Vì thế, chẳng những là không trị được những tư tưởng xấu lại cũng không tìm hiểu, phân tích, biểu dương được những luồng sáng tác tốt.
2. Khi thảo luận về con người mới tôi nêu vấn đề một con người m ới Việt Nam là có thật, nhưng vô cùng phức tạp, vì nó sinh ra từ một xã hội phong kiến và thuộc địa nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua gần mười năm kháng chiến gian khổ và hai miền chia cắt như ngày nay, cho nên, hiện giờ, nêu biểu hiện con người mới thì dù lấy quy cách nào ra so sánh cũng là công thức cứng nhắc, bất cứ ai cũng không thể định được mẫu cho ai theo. Mà chỉ nên cùng nhận định thống nhất đại khái như trên rồi đi sâu tìm hiểu và biểu hiện, càng muôn màu muôn vẻ càng hay.
Nói cho cùng, về việc biểu hiện con người mới Việt Nam, tới bây giờ tôi vẫn thấy là rất phức tạp là nhiều khó khăn. Nhưng nhận định xoá nhoà như trên đã làm cho tôi lẫn lộn cơ sở của vấn đề con người mới ở đâu mà ra, con người mới là ai, con người mới phải thế nào. Cố nhiên, nhà văn không thế lấy công thức cứng nhắc để thay thế sự nghiên cứu tìm hiểu những con người mới đương sống trong đời. Nhưng khi Đảng ta nêu lên: con người mới là con người lao động chân tay và trí óc phấn đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, trước nhất là công nông binh, thì đó là sự thật là nguyên tắc căn bản chứ không thể gọi là công thức. Trái lại, giữa lúc chúng ta đương đầu tranh với lối sống đầu cơ, bóc lột của một số người tư sản, mà chỉ nêu cao con người chung chung, vùi đi mọi ranh giới, như vậy, chỉ là bao che cho những kiểu người bóc lột lỗi thời. Trước đây, chính báo Nhân Văn và các tập san Giai Phẩm cũng núp sau chiêu bài con người mà bôi nhọ chế độ ta và đưa ra những tư tưởng tình cảm cá nhân chủ nghĩa, chọi lại với cuộc sống mới đang được xây dựng. Do quan niệm thiếu căn bản như trên, tôi đã rất coi thường sự mờ nhạt hình ảnh công nông binh trên báo Văn và trong phương hướng xuất bản của nhà xuất bản Hội Nhà Văn. Tôi không trọng việc khuyến khích những tác phẩm đề cập những vấn đề nóng hổi của cách mạng và xem nhẹ nội dung, quá thiên về hình thức, kỹ thuật. Mặt khác, nhận định của tôi bị một số người có xu hướng tư tưởng lạc hậu cố ý núp vào, tô điểm vẽ vời thêm theo lối của h ọ để che dấu chủ trương tách rời đường lối văn nghệ của Đảng. Những chiêu bài con người, nhân phẩm chung chung ấy thực ra chỉ để trốn tránh đi vào công nông binh, hoặc ngụy biện là biểu hiện thực tê nào cũng được. Cho nên, cũng dễ dàng thấy như vừa qua, bên một số sáng tác giá trị, còn những sáng tác ốm đau, vàng vọt dìm đầu vào những khía cạnh tủn mủn, cá biệt, sặc chủ quan, xa rời những nhiệm vụ của thời đại, xa rời đời sống quần chúng. Những sáng tác đó tự cho là tìm tòi nhưng thực chất cũng chỉ lại rơi vào bệnh sơ lược vụn vặt mà thôi. Sự thật tỏ rõ: ai đã thâm thực tế quần chúng, những sáng tác nào đã chuẩn bị trên sức lực của kết quả thâm nhập cuộc sống đều tốt. Những ai sợ thực tế như con dơi sợ bóng sáng, trốn nấp sau cái lá chắn thực tế do mình mà ra đều cùng quẫn không viết được, tự mình thấy trống rỗng một cách xấu hổ và họ đã thất bại thảm hại.
"Phơi đồ" - người mẫu Colombia Lina Posada |
Hiện nay cách mạng đã chuyển giai đoạn, nhưng bởi nhận thức và tư tưởng không chuyển kịp, có chỗ lẫn lộn, tôi đã không lường hết được tầm quan trọng của đấu tranh giai cấp. Vì thế mà đánh giá thấp những hoạt động của tư tưởng chính trị và nghệ thuật kiểu báo Nhân Văn vẫn sống sót, lại nhặt nhạnh dần thêm những rơi rứt lạc hậu của từng người hoặc một phần nào trong tự tưởng mỗi người, vào lúc giai đoạn cách mạng đương chuyển, nó dẫy giụa chống lại bước tiến mới của cách mạng và đã tác hại không nhỏ.
Những khuyết điểm trên đây dẫn tới sai lầm lớn nhất là đã làm tầm thường và hạ thấp tác dụng lãnh đạo tư tưởng của Đảng. Mặc dầu, trong lúc này tôi chưa kiểm điểm công tác của Hội Nhà Văn mà mới bước đầu nhìn lại một số bài báo và công tác của tôi, cũng đã thấy ra được cái nguyên nhân và tác hại cuối cùng của vấn đề là như vậy.
Đành rằng trong một vài sự đánh giá cụ thể về một truyện ngắn này, một bài thơ nọ, có thể nhận thức riêng của tôi còn chưa rõ ràng, nhưng chính yếu là những điều căn bản thu hoạch trên kia đã chỉ ra những sai lầm của tôi, nhất định sẽ càng làm nảy nở sự suy nghĩ đúng của tôi, giúp tôi cùng toàn thể anh chị em đấu tranh kiên quyết chống lại những tư tưởng nguy hiểm còn đương tác hại trong văn học".
Dã ngoại kiểu Úc. |
- Tiên sư mày, thằng Câu Tiễn ông thì không, Nguyên Hồng thì không!
Nguyên Hồng quỳ xuống trước tôi, rồi cứ phủ phục thế, khóc thút thít. Chị ấy bỏ chảo nem, chạy đến.
- Thầy nó làm sao? Lại làm sao thế?
Tôi đỡ Nguyên Hồng lên. Bà cụ có lẽ nặng tai, vẫn ngồi rờ rẫm vá víu chỗ áo rách. Dưới sân, trẻ con đùa cười nắc nẻ, lại cành cạch tiếng giã cua. Như không có gì mới xảy ra. Chúng tôi ngồi trở lại, yên lặng như từ nãy vẫn thế.
Nguyên Hồng nói khẽ:
- Tao tính cả rồi. Trông đây này.
Gian phòng vẫn bề bộn màn mùng như mọi khi. Nhưng để ý thì thấy có khác. Mọi thứ đã được gói, buộc lại như dạo trước tôi đã quen mắt thấy sáng sớm các thứ trong các nhà sắp sẵn để quẳng ra bờ rào tránh máy bay. Tôi gật gù, nhưng thật cũng chưa hiểu ra như thế nào.
- Tao về Nhã Nam.
- Về Nhã Nam?
- ừ, Nhã Nam. Đủ, đủ lắm rồi. Ông đéo chơi với chúng mày nữa. Ông về Nhã Nam.
Tôi hiểu cái cười lạnh lẽo và lặng lẽ lúc nãy của chị ấy.
Rồi một hôm nghe Kim Lân nói Nguyên Hồng đã dọn về Nhã Nam. Không biết vợ chồng con cái gồng gánh như hôm ở Nhã Nam tưng bừng trở về Hà Nội hay là thuê xe ba gác đẩy. Lại lên ngược, lại lên ngược, tôi chỉ thương chị ấy phải bỏ việc. Không hiểu tại sao, bỗng nhớ lại mùa đông 1950 Nguyên Hồng ở chiến dịch Biên giới từ Cao Bằng về Nhã Nam. Bộ đội tặng nhà văn chiến lợi phẩm: đồ hộp, mấy cái chăn dạ, đôi giày lính... Lại cấp một tù binh đi theo quẩy đổ đạc. Dọc đường, Nguyên Hồng mua một con chó mực. Người lính tù, vai đòn gánh, tay dắt chó, ròng rã ngày đi đêm nghỉ, về đến nhà, Nguyên Hồng mời anh lính làm một chầu tuý luý. Anh ta ngủ lại một đêm, hôm sau, Nguyên Hồng dặn một câu ngớ ngấn:
- Về nhà nhá, đừng lên trại giam nữa mà khổ.
Bây giờ Nguyên Hồng lại lên Nhã Nam.
Thế ra hôm ấy Nguyên Hồng mời tôi bữa chả chia tay. Tôi vẫn lơ lửng không tin Nguyên Hồng lại lên Nhã Nam. Nhưng mà sự việc đã thật như thế. Nguyên Hồng vốn quyết đoán. Thầy nó mà đã định, thì trong nhà ai nấy chỉ việc làm theo.
"Ngọt ngào" - người mẫu Lina Trần |
Nguyên Hồng về Nhã Nam. Chưa bao giờ nghe Nguyên Hồng trách móc đổng giả chửi ai. Nguyên Hồng không có thói hai ba người tụ bạ bới móc người thứ tư vắng mặt. Thỉnh thoảng về Hà Nội, làm sơ khảo, chung khảo các cuộc thi sáng tác, các giải thưởng văn học và làm chủ tịch hội Văn Nghệ dưới Hải Phòng... Được giao việc thì làm đến nơi đến chốn, nhận tiền công trả đàng hoàng, các thứ của văn phòng lĩnh rạch ròi từng cái ngòi bút, một ram giấy. Hội Nhà Văn Đức tặng Hội Nhà Văn Việt Nam 200 cái xe đạp Diamant mới cứng. Nguyên Hồng được điện khẩn mời xuống công tác. ấy là việc dắt chiếc xe đạp đứng vườn hoa Cửa Nam trò chuyện với người qua đường. Vô tuyến truyền hình của Việt, của Đức quay giới thiệu nhà văn với tặng phẩm hữu nghị quốc tế.
Nguyên Hồng hồi ấy mới để râu, rõ ra phong thái học giả phương Đông. Tuyên truyền thế thôi, cả hội chẳng được sờ vào vành bánh chiếc xe nào.
Hai trăm cái xe lăn cả vào kho bộ Thương nghiệp. Nguyễn Tuân hỏi mắng Nguyên Hồng:
- Đóng trò xong rồi, dắt mẹ nó cái xe ấy đi, đứa nào làm gì được!
Nguyên Hồng cười vuốt râu, đánh trống lảng:
- Tớ lên phim còn nhiều phút hơn cái thằng phiên me vô danh trong Cánh đồng ma đấy.
Mâm cỗ ngan luộc. |
Năm sau, các cơ quan vận động giảm chính, giảm biên chế. Nguyên Hồng ở tuổi 52, đương sức lực, hăm hở. Nguyên Hồng đã hưởng ứng phép nước, xin được giảm biên chế, về hưu ngay. Nguyên Hồng nói:
- Cũng tiện. Khỏi phải ngửa tay nhận lương tháng, chẳng phải vờ vẫn bịa đặt báo cáo công tác chẳng phiền ai.
Rượu vào, Nguyên Hồng cười hê hê:
- Ông đố đứa nào dám ra khỏi biên chế bắt chước được ông đấy?
Quả thật, xưa nay cũng chỉ có một Nguyên Hồng xin về hưu non mà thôi. Nguyên Hồng là thế. Chẳng ghét ai thân ai, tưởng như vờn vỡ gần gũi rất vui, nhưng vẫn là xa lánh một mình.
Hồi ấy, được tiền bản quyền bộ tiểu thuyết Cửa biển, Nguyên Hồng chữa nhà. Chúng tôi lên đánh chén khánh thành dinh cơ mới. Vẫn ba gian nhà ở chỗ cũ, nền đất, sân đất, được bó hàng gạch thềm. Dui mè xoan lẫn tre ngâm có chắc chắn hơn. Mái tranh được thay ngói và bức tường hậu đã xây gạch thay tường đất trình khác hẳn. Ngói tây không lót, chắc là mùa hè nóng phải biết. Tường mới mà đã thấm nước mưa hoen ẩm lem nhem. Bàn viết vẫn kê dưới nhà ngang - chỉ là cái chõng tre và chiếc chiếu. Nguyên Hồng trải chiếu ngồi khoanh chân xếp bằng, tập giấy, lọ mực, cái bút sắt đặt trên mặt chõng. Từ thuở trẻ, khi ở dưới bãi Nghĩa Dũng tôi vẫn thấy Nguyên Hồng ngồi nguyên thế như bao giờ. Nguyên Hồng cắt nghĩa rất AQ về sự thoải mái của mình:
- Lúc thư dãn, kềnh xuống mặt chiếu trải đất, mát bằng mấy xích đu rốc-keng-xe. Cái bàn viết không hay bằng cái chõng viết, tha hồ xê dịch, chán cảnh rừng Yên Thế lại bê chõng về đằng này ngắm giàn mướp hương.
Trên mặt tường nham nhở, Nguyên Hồng treo hai bức sơn dầu của Dương Bích Liên. Dương Bích Liên đã cho Nguyên Hồng một tranh sơn dầu hai đứa trẻ gái gầy guộc xanh lét cả tóc. Tranh ấy treo cạnh bức sơn dầu Hào. Bức Hào của Dương Bích Liên dự triển lãm năm ấy chỉ được treo ở chỗ tranh bị loại. Tôi đã mua bức tranh bị loại về biếu Nguyên Hồng. Đưa được bức Hào lên Nhã Nam là một công quả, không biết Nguyên Hồng đã vác bằng cách thế nào. Bức tranh to kín một gian mặt tường. Nhưng ít lâu sau, tranh bị mốc. Nguyên Hồng lại khiêng tranh về Hà Nội, nhờ Dương Bích Liên tân trang lại. Rồi thế nào không đem về nữa, và bây giờ không biết bức tranh Hào lưu lạc ở đâu.
Cỗ thịt ngan của nhà, lại nồi bồ câu hầm dưới bếp cũng cây nhà lá vườn. Chúng tôi ngồi trên tấm phản bên cửa sổ trông ra sân. Râu Nguyên Hồng lởm chởm cứng quều, chưa dài hẳn. Bộ râu của Nguyên Hồng nhiều giá trị thực dụng chứ không phải như râu những lão ở ẩn. Lưỡi dao cạo hiếm, chợ cũng không có. Đôi khi, cơ quan phân phối một hai lưỡi. Nguyên Hồng không còn sinh hoạt công đoàn vẫn được chia, nhưng cất công xuống tận Hà Nội lĩnh một lưỡi dao cạo, ngại quá. Thế rồi bộ râu tự do trổ ra. Rồi lại gặp cái tiện lợi khác. Cán bộ thuế hồi ấy khám rượu quốc lủi khá ngặt trên tàu hoả. Nguyên Hồng đi đâu thường đem rượu nhà theo. Bỏ thêm vào hũ mấy cái vỏ quít khô. Nhà thuế khám, Nguyên Hồng hạ chiếc bị trên vai áo nâu bạc xuống, một tay khoảnh lại đấm lưng, một tay lôi hũ rượu. Đau lưng, đau lưng, phải có cái tang thuốc ngâm gia truyền này mới được. Anh thông cảm! Đến hồi có thêm bộ râu dài hẳn hoi thì hũ rượu ngâm thuốc bắc vỏ quít cứ để trần ra trên ghế hàng tàu, cũng chẳng ông nhà thuế nào ỡi ơi đến lão nhà quê ấy. Không mấy ai để ý trên bộ râu nguy trang, hai con mắt còn nhanh như chớp.
- Các ông xem cơ ngơi tôi thế nào? Đã hơn dinh Đề Thám chưa? Hai cái tranh của thằng Liên treo thế, đắc địa nhất chứ. Bây giờ mà thằng Dương Bích Liên trông thấy thì nó phải sướng tỉnh người.
Chị Hồng ở dưới bếp, nói chen:
- Thày nó nhà tôi nghe người ta nịnh, lấy hết cả tiền. Chứ đám thợ ngoã bên ấy chỉ khéo nói, nhà với cửa chẳng ra sao đâu. Mưa to, mái hắt, tường thấm nước, mà nắng thì nóng ơi là nóng. Cái mái nứa, mái rạ ngày trước mát...
Nguyên Hồng bị cụt hứng, trừng mắt. Tức quá, môi bặp bặp không nói thành tiếng. Nếu không có chúng tôi đương ngồi quanh mâm, thì không biết có phải câu cắt nghĩa này không. Nguyên Hồng cất giọng hách, lấn át:
- Xà, mẹ mày biết đâu! Cầu kỳ lắm mới đón được hiệp thợ của người ta. Chỉ nói một câu này là các ông đã phải kinh người rồi. Toàn tay thợ con cháu các cụ đã cất dinh ông Đề, đã xây dựng doanh trại ông Đề Thám ở Cầu Gồ đấy. Có thế tôi mới chịu khó chuốc về.
Chị Hồng im. Nguyên Hồng mà nói đến hơi hướng oai danh ông Đề thì đến chúng tôi cũng chỉ biết lặng im. Có một lúc, tôi sang đầu nhà trông ra góc sân chỗ cây mít. ở đấy có nếp nhà tranh cao ráo phủ kín rạ và lá cọ mới mọc. Tôi hỏi:
- Ông bà định xây nhà nữa à?
Chị Hồng đáp:
- Không, đấy là của bộ đội.
- Cái gì của bộ đội?
- Đạn của bộ đội.
Trong gian nhà chất cao ngất toàn hòm đạn. Thế này, chỉ một băng liên thanh, một quả bom vu vơ nào máy bay Mỹ choang xuống thì cả xóm đồi ra tro, kể chi một nhà ông Nguyên Hồng. Sao không bảo bộ đội làm kho chứa đạn xuống chỗ chân tre vắng vẻ, khuất nẻo bên kia. Tôi chưa kịp hỏi, chị Hồng lại nhẹ nhõm, như không:
- Thày cháu cho bộ đội gửi đấy ạ.
Thày cháu đã bảo cho gửi thì thôi rồi. Thày cháu đã bảo mà.
Ruộng bậc thang ở Tả Van (sapa) |
- Thày nó nay xuôi mai ngược chứ tôi ốm đau thế này, suốt mùa rét ngồi cuốn sâu kèn hút lá cà độc dược chữa bệnh - tuổi đã nhiều, bệnh hen càng nặng, tôi đến chết cũng không bao giờ ra khỏi cái đồi này mất.
Người con gái thành Nam ấy vẫn còn thuộc nhiều thơ Lưu Trọng Lư, thơ Nguyễn Bính. Vợ chồng lấy nhau khi Nguyên Hồng bị đi phát vãng, vừa được thả trên Bắc Mê về. Cái đận Mỹ bỏ bom Nhật, hai người ở dưới bãi Nghĩa Dũng chạy bom đem lên Nghĩa Đô gửi tôi chiếc hòm khoá chuông, trong có bộ áo dài lụa vân hoa cau, quần kếp trắng và đôi guốc Phi Mã cao gót.
Có lẽ Nguyên Hồng nhớ Hà Nội có mỗi một cái thú tẩm quất, ở xế cửa ga Hàng Cỏ. Chỗ ngã ba đường trông sang ngõ Tức Mạc, đêm đến, trên vỉa hè và dưới lòng đường, những cái chiếu trải, mấy người đàn ông mắt loà, như cóc ngồi rao khàn khàn mèo gào: tẩm quất, tẩm quất. Chặp tối, rượu vào rồi, Nguyên Hồng hay ra đấy tẩm quất. Đã quen, Nguyên Hồng cởi áo, quần dài gối lên đầu. Mình trần, độc trụi cái quần đùi, nằm úp xuống chiếu. Trong ánh điện đường đỏ quệch, người loà sờ sẫm bẻ khục răng rắc đốt chân, đốt tay, đốt lưng, vành tai, sống mũi kêu lên như bẻ bánh đa. Ngoạn mục nhất đến cái mục người tẩm quất khẽ bảo Nguyên Hồng ông lật người lên nào!
"Lưới xanh" - mgười mẫu châu Âu |
- Bỏ mẹ rồi, bỏ mẹ! Chỗ khỉ ho cò gáy cũng có thằng tẩm quất! Đợi tớ xuống làm một quắn xúc miệng đã rồi hãy cơm nước nhé.
Nguyên Hồng xông ngay vào cửa chợ. Người các làng bản xa về đêm đợi mai phiên đã đông dần, tiếng vó ngựa đập cộp cộp trước quán phở chua đã lên đèn. Trong cầu, trai gái hát đúm vừa cất giọng. Tiếng đàn tính rơi rơi như nước giọt gianh. Mặc kệ, Nguyên Hồng xà ngay vào một bác loà mắt đương ngồi bó gối mặt tây ngây ngoài thềm. Nếu không đã thạo, có thể nhầm là lão ăn mày. Không có chiếu, khách tẩm quất nằm xuống đất. Nhưng Nguyên Hồng đã cầm xuống sẵn hai tờ báo, trải ra. Lắc cổ, bẻ vai, tấn đầu gối lên lưng, khắp người xương cốt kêu lách tách, chẳng khác ở ga Hàng Cỏ. Hay vẫn là những lão loà ấy đã thuộc tàu các ngả, đúng phiên chợ Kỳ Lừa, lại mò lên đây làm ăn.
Tôi bảo thế với Nguyên Hồng. Nhưng Nguyên Hồng xua tay:
- Không phải, tớ ngấm đòn tẩm quất nhiều rồi, tớ biết. Thằng lão sư tẩm quất thổ mừ này tuyệt diệu. Đây gần biên giới, nó lồng cả võ Tàu vào. Mai phải làm quắn nữa.
Chao ôi, có người khoái tỷ được cái tẩm quất tra tấn, cũng là cái thú Hà Nội. Nguyên Hồng ấy chứ còn ai, khi nào tôi cũng cứ ngờ ngợ có thật không. Nhưng tôi lại tin cái khí phách của con người một mình một tính ấy.
Nhà văn Tô Hoài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét