"múa cột" - người đẹp Việt Nam Maya |
Trong “Nợ văn” của Thúc Tề, tên thật là Nguyễn Thúc Nhuận (1916-1946), người đọc được ngược về những thập niên đầu thế kỷ trước để gặp lại người cũ chuyện xưa và hiểu thêm về nhân tình thế thái, về những điều vĩnh viễn đã thuộc về lịch sử. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Chuyện của làng văn
Nói chung, trong quan niệm thông thường, mà thế là đúng, báo chí là món hàng tươi sống. Bài vở hơn thua nhau ở tính kịp thời, nhanh nhạy. Đọc lại một tờ báo quá ngày như phải ăn một món ôi thiu, như phải nhận một bó rau héo, một cánh hoa tàn. Nhất là nhật báo.
Nhưng năm tháng qua đi, thỉnh thoảng có dịp mở lại những chồng báo cũ, mực phai, giấy úa theo thời gian, ta sẽ có cái thú vị vô cùng của một người được khám phá hoặc hồi nhớ lại nhiều điều đã vĩnh viễn thuộc về lịch sử mà ta chưa từng biết hoặc đã lãng quên.
Đặc biệt, đọc lại các bài ký sự, phóng sự về nghề văn, nghề báo, giúp chúng ta biết thật nhiều tư liệu chân thực về những con người đã thuộc về thiên cổ, mà tác phẩm của họ còn tiếp tục trò chuyện với chúng ta về nhân tình thế thái.
Suy nghĩ đó ập đến trong tôi khi trong những ngày cuối năm đọc lại phóng sự “Nợ văn” của Lãng Tử, một bút danh khác của nhà thơ Thúc Tề. Thực ra, Thúc Tề chỉ để lại có vài ba bài thơ, trong đó có bài “Trăng mơ” được dẫn trong “Thi nhân Việt Nam”, còn chủ yếu ông là một nhà báo với nhiều bút danh khác nhau.
Nói chung, trong quan niệm thông thường, mà thế là đúng, báo chí là món hàng tươi sống. Bài vở hơn thua nhau ở tính kịp thời, nhanh nhạy. Đọc lại một tờ báo quá ngày như phải ăn một món ôi thiu, như phải nhận một bó rau héo, một cánh hoa tàn. Nhất là nhật báo.
Nhưng năm tháng qua đi, thỉnh thoảng có dịp mở lại những chồng báo cũ, mực phai, giấy úa theo thời gian, ta sẽ có cái thú vị vô cùng của một người được khám phá hoặc hồi nhớ lại nhiều điều đã vĩnh viễn thuộc về lịch sử mà ta chưa từng biết hoặc đã lãng quên.
Đặc biệt, đọc lại các bài ký sự, phóng sự về nghề văn, nghề báo, giúp chúng ta biết thật nhiều tư liệu chân thực về những con người đã thuộc về thiên cổ, mà tác phẩm của họ còn tiếp tục trò chuyện với chúng ta về nhân tình thế thái.
Suy nghĩ đó ập đến trong tôi khi trong những ngày cuối năm đọc lại phóng sự “Nợ văn” của Lãng Tử, một bút danh khác của nhà thơ Thúc Tề. Thực ra, Thúc Tề chỉ để lại có vài ba bài thơ, trong đó có bài “Trăng mơ” được dẫn trong “Thi nhân Việt Nam”, còn chủ yếu ông là một nhà báo với nhiều bút danh khác nhau.
"Cánh đồng lúa mỳ" - tranh của họa sĩ Van Gogh |
Năm 1934-1935, chưa đầy hai mươi tuổi, chàng trai Nguyễn Thúc Nhuận đã theo bạn bè vào Sài Gòn làm báo. Gần mười năm bám trụ đất này, từng viết cho nhiều tờ báo khác nhau, mấy lần làm chủ bút báo, nhiều năm xông pha lăn lộn trong trường văn trận bút, nên rất am hiểu những hệ lụy và con người trong nghề báo, nghề văn.
Trong “Nợ văn”, Lãng Tử kể lại nhiều cảnh đời không may mắn của các nhà văn, nhà báo đương thời. Người kém tài thất nghiệp đã đành, mà lắm người tài năng do nhiều lý do cũng bị bầm giập. Mỗi chuyện là một cảnh đời khốn khổ. Tác giả, hẳn do tế nhị không nêu tên thật, chỉ viết tắt nhưng người đương thời đọc chắc ai cũng nhận ra họ là ai.
Rơi vào hoàn cảnh khốn khó có phần ở nhân tình thế thái, sự đối xử bất công, vắt chanh bỏ vỏ của các ông chủ báo, sự xét nét của hệ thống kiểm duyệt, sẵn sàng cấm hành nghề những cây bút sắc sảo động chạm đến oai danh của mấy kẻ có chức quyền, nhưng một phần không ít là do chính cách sống của những người làm báo viết văn. Nghiện ngập bê tha, nào rượu, nào thuốc phiện, sa đà trong lối sống tự do vô độ làm cho sức khỏe sớm sa sút, nhiều người kết thúc cuộc đời trong cô đơn.
Một đời tài hoa
Nhưng ấn tượng và thú vị nhất trong “Nợ văn” là chuyện kể về một đêm tất niên của nhà thơ Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu ở Sài Gòn. Đây là mẩu chuyện duy nhất tác giả nêu tên thật của người được kể. Chúng ta biết, Tản Đà (1889-1939) là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc vắt qua hai thế kỷ XIX và XX. Một đời tài hoa mà lận đận.
Thời gian giúp bóc tách khỏi sự nghiệp đồ sộ của ông những gì chưa là tinh chất, còn lại với văn hóa dân tộc là một hồn thơ phóng khoáng, nặng lòng với đời, với đất nước: “Nước non nặng một lời nguyền. Non cao tuổi vẫn chưa già/Non thời nhớ nước, nước mà quên non/Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi - Trần thế em nay chán nửa rồi”.
Bước vào thời kỳ văn học hiện đại, sau buổi đầu bị biến thành cái bia đỡ đạn bắn phá công kích của các nhà thơ mới, tới lúc khẳng định được mình, họ đều nhất tề tôn vinh không chỉ thơ mà cả lối sống của ông.
Ngày nay, chúng ta còn đọc được mấy nhận xét khi ông vừa mất. Nguyễn Tuân: “Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ súy. Trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi Hội chủ mà làng văn, làng báo xứ này, ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà”.
Bước vào thời kỳ văn học hiện đại, sau buổi đầu bị biến thành cái bia đỡ đạn bắn phá công kích của các nhà thơ mới, tới lúc khẳng định được mình, họ đều nhất tề tôn vinh không chỉ thơ mà cả lối sống của ông.
Ngày nay, chúng ta còn đọc được mấy nhận xét khi ông vừa mất. Nguyễn Tuân: “Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ súy. Trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi Hội chủ mà làng văn, làng báo xứ này, ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà”.
"Trắng ngần" - người mẫu Nhật Bản |
Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh và Hoài Chân viết: “Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đang sắp sửa”.
Tuy vậy khi còn sống, ông là người không phải ai cũng dễ gần. Ít hơn 5 tuổi, nhưng có lẽ, cũng là thế hệ cựu học, nên nhà văn Ngô Tất Tố được Tản Đà coi là bạn. Khi vào Sài Gòn làm báo, ông rủ Ngô Tất Tố cùng đi. Chuyện vợ con gia đình cũng giao tất cho nhà văn trẻ lo liệu.
Rất hiểu tính nết nghệ sĩ của Tản Đà, nhà văn nhận xét: “Không có tiền thì rầu rĩ, oán trách, rũ ra như con cú, thế mà một khi có tiền thì lại không muốn làm việc gì hết, chỉ uống và ăn, hết ăn lại uống. Chưa uống thì bảo, không có rượu như cái máy không xăng nhớt không chạy được, uống vào say rồi thì nằm khoèo ra ngủ và lý luận một mình rằng say mà làm việc thì hỏi đời còn có cái gì thú nữa”.
Có biết về Tản Đà là như thế, chúng ta mới tin chuyên Lãng Tử kể là có thật. Ấy là vào một ngày ba mươi Tết, ở đất Sài Gòn, không có một đồng xu dính túi, chạy qua mấy tòa báo mà không vay được ai, cuối chiều may có ông chủ báo quý ông cho tạm ứng được 5 (?) đồng. Việc đầu tiên là đưa cho Ngô Tất Tố 3 đồng, nghĩa là già nửa số tiền vừa kiếm được. Sau đó thuê một chuyến xe vào Phú Nhuận đón một ông bạn thơ ra cùng đón giao thừa, đã hết 1 đồng. Mua được lít rượu hết 3 hào mà chưa có thức nhắm, gần giao thừa, ông đưa ông bạn thơ số tiền còn lại đi sắm cỗ.
Ông bạn mua được chai rượu với con gà, trên đường về gặp một đám gây lộn, ông ghé vào xem. Chẳng may ông bị mấy viên cảnh sát tóm vào bốt về tội gây mất trật tự. Không tự thanh minh được, ông bị nhốt qua đêm. Đang buồn chán, ông chợt nhớ đến túi xách có chai rượu và con gà đã luộc. Thế là ông đón giao thừa trong đồn cảnh sát no say. Sau một giấc ngủ ngon lành, sáng hôm sau ông được thả về. Chỉ thương nhà thơ ở nhà đợi mãi không thấy bạn về, đành bụng đói mà uống rượu suông để đón năm mới. Sáng sớm, ông bạn tìm về thấy nhà thơ còn ly bì trong giấc say, bên chai rượu đã cạn.
Câu chuyện đón giao thừa của một danh nhân đầu thế kỷ trước, qua lời kể của Thúc Tề, lúc ấy mới ngoài hai mươi tuổi, ngày nay đọc lại, ta nhận được bao nhiêu thông điệp quý báu về đời sống các nhà văn một thời chưa xa. Có những bài báo với tư liệu chân thực, ngỡ là viết cho một thời, mà vẫn còn mãi với đời sau, như một bức ảnh chân dung nhiều sức gợi nghĩ.
Càng tiếc hơn khi tác giả tài hoa ấy đã bị bọn thực dân xâm lược tước mất cuộc sống khi vừa tham gia vào đội ngũ chiến sĩ văn nghệ cách mạng ở tuổi năm mươi. Tròn 50 năm sau ngày mất, ông mới được công nhận là liệt sĩ.
Nhà văn Ngô Thảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét