Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Trở về từ cõi sáng

"Ngọc ngà" - người mẫu châu Á
Ở cõi tư tưởng, người ta không thể dối trá được; cách hình thức bên ngoài như khóc than, bi lụy không xuất phát từ bên trong chỉ là những hình thức giả dối và người ở cõi bên kia biết rõ điều này hơn ai hết, vì họ đọc rõ tư tưởng của bạn. (ảnh không liên quan đến bài viết)

Làm thế nào để khi chết không đau khổ
Cõi giới bên kia cửa tử cấu tạo bởi các nuyên tử hết sức thanh nhẹ nên thích hợp với những người sống về tâm linh. Những người này sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi còn ở cõi trần vì cõi bên đây có các rung động thanh cao, thuận lợi cho việc trau dồi kiến thức, phát triển khả năng tinh thần.. Nếu các nhà trí thức, nghệ sĩ; những người có tâm hồn hướng thượng đều cảm thấy thoải mái, ung dung tự tại; thì người giàu lòng bác ái, không mưu cầu hạnh phúc cá nhân mà chú tâm đến hạnh phúc của người khác; còn sung sướng hơn nữa, vì họ có thể làm việc một cách đắc lực. Tuy cõi này không có ai nghèo khổ, lạnh lẽo nhưng vẫn có những tâm hồn buồn rầu, đầy hoang mang sợ hãi, cần được sự giúp đỡ an ủi. Do đó các danh sư Tây Tạng thường chú tâm nghiên cứu cõi vô hình để hướng dẫn và giúp đỡ cho những kẻ này.
Sống trên đời ăn miếng dồi chó
Khi về âm phủ biết có hay không.
Vì đa số mọi người không biết gì về thế giới bên kia cửa tử nên họ đều thiếu chuẩn bị. Chính vì thiếu chuẩn bị mà nhiều người chịu đau khổ, mê muội; cứ lang thang sợ hãi trong một cảnh giới kỳ lạ, mơ mơ màng màng hư hư thực thực, không siêu thoát được. Thượng Ðế thường hành động một cách bí mật, không mấy ai có thể hiểu. Có khi nào bạn tự hỏi tại sao phần lớn con người khi già yếu, các cơ quan thể xác dần dần thoái hóa, các ham muốn như ăn uống, thèm khát cảm xúc xác thịt cũng theo đó mà giảm bớt đi . Khi bệnh tật đau ốm, người ta chỉ mong sao chóng khoẻ thôi chứ đâu mấy ai còn ham muốn gì khác. Phải chăng đó là một cách gián tiếp giúp con người kiềm chế các thú vui xác thịt, bớt ham muốn vật chất để tránh khỏi phải đau khổ khi từ giã cõi đời, khi ham muốn mà không thể thỏa mãm được nữa ? Hiển nhiên nếu biết vậy, người ta cần phải chuẩn bị, phải tập làm chủ các giác quan, kiềm chế các ham muốn vật chất, phát triển đời sống tinh thần ngay từ lúc này, để tránh không bị khổ sở khi bước vào thế giới bên kia.
Thật đáng tiếc khi đa số người ta cứ mải mê lo lắng cho đời sống phù du, giả tạo, ngắn ngủi ở cõi này mà không biết gì đến những đời sống khác. Học có thể bỏ ra cả tuần hoạch định chương trình cho một chuyến du lịch trong khi không hề chú ý gì đến một nơi mà trước sau ai cũng phải đến.
Có lẽ bạn tự hỏi những người chết trẻ khi lòng ham muốn vật chất còn mãnh liệt thì sẽ ra sao ? Dĩ nhiên họ gặp nhiều khó khăn hơn người chết già hay chết vì bệnh. Họ dễ bị lôi kéo, thu hút vào những cảnh giới thấp thỏi, ngột ngạt, bị chìm đắm trong các rung động xấu xa, sống trong tình trạng hoang mang đau khổ, đầy thèm khát cho đến khi biết kiềm chế lòng ham muốn thì mới siêu thoát được.
"Thay lá" - người mẫu Việt Nam
Vì đã mấy ai biết được giờ chết, tử thần có bao giờ báo trước nên con người cần chuẩn bị một đời sống thanh khiết, hướng thượng ngay từ bây giờ. Ðiều chính yếu là nên giảm bớt các ham muốn vật chất để tránh khỏi lâm vào tình trạng như đói mà không được ăn, khát mà không được uống, thèm muốn không được thỏa mãn, toàn thân nóng rực như than hồng vì ham muốn hành hạ...
Tiếc thay phần đông nhân loại cứ nhởn nhơ vui chơi, tìm khoái lạc qua các cảm xúc của thể xác mà không ý thức rằng thể xác vốn vô thường, nay còn mai mất, trước có sau không; những thú vui ngắn ngủi phù du của một kiếp người trong chốc lát đã dọn đường cho sự đau khổ trền miên ở cõi bên kia. Thời gian ở cõi trần bị giới hạn bởi các điều kiện vật chất vì thể xác được cấu tạo bởi các nguyên tử trọng trược, không thể kéo dài quá lâu. Trong khi thời gian ở cõi bên kia hoàn toàn tùy thuộc vào sự rung động của các nguyên tử cấu tạo nên tinh thần. Nếu lòng ham muốn còn mãnh liệt, sự rung động còn thô thiển nặng trọc, thì thể tinh thần không thể siêu thoát lên cõi trên mà lưu lại nơi đây rất lâu.
Cách hay nhất để giúp đỡ người mới qua đời
Này bạn, tôi muốn nhân dịp này đề cập đến tâm trạng của những người vừa cởi bỏ bộ áo vật chất vì đây là một điều hết sức quan trọng. Dĩ nhiên khi vừa qua đời, ai cũng hoang mang, hốt hoảng vì sự thay đổi đột ngột bất ngờ. Tuy nhiên nếu khóc than thảm thiết thì bạn chỉ làm cho người đó thêm bối rối, đau khổ, quyến luyến mà thôi. Khi từ bỏ bộ áo vật chất, các giác quan thể xác đã hư hoại, người bạn yêu không thể sử dụng ngũ quan như nhì, nghe, ngửi, nói hay sờ mó được nữa và không thể biết được những sự kiện xảy ra trên cõi trần. Tuy nhiên các giác quan của thể tinh thần từ lâu vẫn bất động (inactive) bỗng được khích động dần dần và trở nên linh hoạt. Chỉ một lúc sau họ bắt đầu nhận thức ít nhiều về các sự kiện xảy ra chung quanh. Tùy tâm trạng lúc chết bình tĩnh hay hoảng hốt, đau khổ hay thoải mái mà các giác quan của thể tinh thần sẽ hoạt động nhanh hay chậm. Có khi vì quá xúc động mà các giác quan này bị tê liệt không hoạt động được nữa, hiển nhiên người chết sẽ không ý thưc' được gì mà cứ mơ mơ màng màng như người say ngủ. Cũng có trường hợp các giác quan này hoạt động ngay khiến người chết có thể đọc được tư tưởng của người thân, biết họ sung sướng hay đau khổ ngay khi vừa lìa bỏ bộ áo vật chất.
"Cây hạnh nhân nở hoa" - tranh của họa sĩ Van Gogh
Sự khóc lóc than van có thể làm người chết hoảng hốt, lo lắng, luyến tiếc, đúng vào lúc mà họ cần phải bình tĩnh hơn bao giờ hết để thích hợp với hoàn cảnh mới. Tâm trạng người chết khi đó ở giữa hai cảm giác kỳ lạ: Cảm giác trước các sự kiện vật chất đang dần dần tan biến, và cảm giác trước các sự kiện mới lạ đang bắt đầu thành hình vì các giác quan mới bắt đầu hoạt động. Khi linh hồn trút khỏi thể xác, nó tạo ra một thay đổi trong bộ óc, khơi động "cuốn phim ký ức" vẫn chứa đựng trong tiềm thức. Tất cả mọi chuyện buồn hay vui; thành công hay thất bại; danh vọng, giàu sang hay nghèo đói, khổi sở; các hậu quả mà họ nhận lãnh, nguyên nhân mà họ gây ra; nỗi đau khổ, sự đam mê, hành vi tội lỗi cũng như lòng quả cảm hy sinh... đều lần lượt hiện ra trong tâm thức một cách rõ rệt. Ðây là giai đoạn hết sức quan trọng vì nó quyết định số phận người chết trên đường tiến hóa tâm linh.
Nếu bình tĩnh, biết chấp nhận mọi sự, không luyến tiếc thì họ dễ dàng thích hợp với hoàn cảnh mới hơn. Nhờ các giác quan thể tinh thần được khơi động mà họ ý thức được thế giới bên kia và có những quyết định sáng suốt. Ða số thường có cảm giác như đang trôi nổi, vật vờ trogn một luồng ánh sáng êm dịu và dần dần hiểu biết mọi sự. Tâm trạng của họ khi đó ảnh hưởng đến sự rung động của các nguyên tử cấu tạo của thể tinh thần. Nếu hoảng hốt, sợ hãi hay luyến tiếc hối hận một điều gì thì các rung động của thể tinh thần sẽ bị rối loạn khiến họ bị thu hút vào những rung động tương tự theo định luật "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu". Họ sẽ lôi cuốn ngay vào bầu ánh sáng lờ mờ, nhầy nhụa như bùn cu"a các cảnh giới nặng trọc, xấu xa. Nếu thoải mái, bình tĩnh, thì họ sẽ thấy nhẹ nhõm, an vui tự tại, người họ lơ lửng trong bầu ánh sáng chói lọi, trong suốt như pha lê. Họ thấy khỏe khoắn và có thể sử dụng các giác quan mới để theo dõi sự việc xảy ra quanh đó. Dĩ nhiên họ có thể hoảng hốt, mất bình tĩnh nếu thấy người thân kêu la, khóc lóc. Cái cảm giác ung dung tự tại lúc ban đầu có thể thay đổi ngay, và hậu quả không thể lường được.
Trong thế giới tinh thần, tư tưởng chiếm vai trò hết sức quan trọng vì nó chủ động tất cả mọi việc. Thử tưởng tượng, tự nhiên bạn bị bịt mắt dẫn ra khỏi nhà, đến một nơi xa lạ với tiếng người la hét, than khóc cùng các tiếng động ồn ào phức tạp mà bạn không thể hiểu thì tâm trạng của bạn sẽ ra sao? Phải chăng bạn không thể bình tĩnh được? Cũng như thế, sự bình tĩnh, sáng suốt là điều hết sức quan trọng khi trong nhà có người từ trần. Theo các danh sư Tây Tạng, không gì đẹp hơn sự chân thành cầu nguyện của những người thân quyến. Các rung động âm thanh của lời kinh có một oai lực rất lớn, ảnh hưởng rất mạnh đến cõi bên kia. Một sự tha thiết chí tâm chí thành cầu nguyện, hay việc được một tu sĩ đạo hạnh cao dầy chú tâm hành lễ là một bảo vật không gì có thể sánh bằng.
"Ren đen" - người mẫu châu Âu
Một lần nữa, vì sự kiện hết sức quan trọng này mà tôi mong các bạn hãy ngưng việc khóc than vô ích; hãy lắng lòng, bình tĩnh cầu nguyện cho người ở thế giới bên kia. Họ có thể nhận được lòng thương yêu chân thành của bạn ngay khi bạn vừa phát tâm vì ở thế giới bên kia, tư tưởng có sức mạnh rất lớn và mầu nhiệm. Này bạn, người thân của bạn không hề đi đâu xa mà vẫn ở gần bên bạn. Người đó không nhìn được thể xác vật chất của bạn nhưng vẫn thấy được thể tinh thần của bạn. Dĩ nhiên họ cũng cố gắng liên lạc với bạn mà nào bạn có biết. Vì bạn không để ý đến họ nữa nên họ tưởng như bạn đã quên họ rồi. Nếu thấy một người còn sống đang ngủ say, bạn biết người đó đang ngủ nhưng người ngủ say đâu hề biết gì về bạn. Cũng thế, đối với người đã qua đời thì bạn cũng như người đang ngủ say, họ thấy bạn nhưng không thể nói chuyện với bạn được nữa...
Này bạn, tôi đã trình bày những hiểu biết của tôi về thế giới bên kia. Tôi mong bạn hãy bớt buồn rầu vì sự chia ly tạm thời này. Có chi phải lo lắng buồn phiền khi người bạn yêu thương đã bước vào một đời sống rộng rãi, thoải mái với những ý nghĩa đặc biệt của nó? Nếu buồn rầu về sự chia ly tưởng tượng đó thì trước hết điều bạn lo âu chỉ là ảo tưởng, vì người đó đâu hề xa cách bạn... Bạn nên biết rằng lòng yêu thương chân thành của bạn với người đã qua đời vẫn còn mãi chứ không thể mất đi được. Tại cõi bên kia, nó còn gia tăng thêm mãnh lực vì tại đây nó không còn bị trở ngại hay giới hạn bởi thể xác. Ở cõi tư tưởng, người ta không thể dối trá được; cách hình thức bên ngoài như khóc than, bi lụy không xuất phát từ bên trong chỉ là những hình thức giả dối và người ở cõi bên kia biết rõ điều này hơn ai hết, vì họ đọc rõ tư tưởng của bạn. Dù thành thật, nhưng nếu than khóc, buồn rầu thì bạn đã phóng ra những tư tưởng có ý "kìm chân, níu giữ" người kia lại thì làm sao họ có thể ung dung tự tại mà siêu thoát được?
ST
Nấu rượu - ảnh Việt Nam xưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét