Chân dung Thánh Giacôbê Thứ. |
Câu hỏi về sự lẫn lộn giữa hai nhân vật mang cùng một tên gọi là Giacôbê con ông Anphê và Giacôbê “anh em của Chúa” đang còn tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu.
Bên cạnh thánh Giacôbê tiền, con ông Dêbêđê có một thánh Giacôbê khác được nói đến trong Tin mừng, chúng ta gọi là Giacôbê hậu. Trong danh sách Mười hai Tông đồ do Chúa Giê su tuyển chọn, Giacôbê được biết đến dưới tên Giacôbê con ông Anphê (x. Mt 10,3 ; Mc 3, 18 ; Lc 5 ; Cv 1, 13). Thánh Giacôbê thường bị đồng hoá với một người tên Giacôbê Thứ, con của bà Maria (x. Mc 15, 10). Bà Maria này có thể là “Maria de Cléopas” hiện diện dưới chân thập giá với Mẹ Chúa Giê su theo Tin mừng thứ tư (x. Ga 19, 25). Giacôbê này cũng là người Nazarét và rất có thể là bà con với Chúa Giêsu (x. Mt 13, 55 ; Mc 6, 3), ông được gọi là “anh em” với Chúa theo kiểu Do thái (x. Mc 6, 3 ; Gal 1, 19). Sách Công vụ Tông đồ nhấn mạnh đến vai trò quyết định của thánh Giacôbê này trong giáo hội ở Giêrusalem. Khi công đồng Tông đồ được qui tụ sau cái chết của thánh Giacôbê tiền, ông cùng với các Tông đồ khác quyết định không bắt các người ngoại giáo muốn gia nhập Hội thánh phải chịu cắt bì (x, Cv 15, 13). Thánh Phaolô cho rằng Chúa Phục sinh hiện ra đặc biệt với Giacôbê (x. 1 Cor 15, 7). Vào dịp lên Giêrusalem, thánh Phaolô đã xếp tên của ngài trước cả Simôn Phêrô và nhìn nhận ngài như là “cột trụ” của giáo hội Giêrusalem (x. Gl 2, 9). Tiếp theo, những người Do thái kitô hữu coi ngài như điểm tham chiếu chính của họ. Người ta cho ngài là tác giả một lá thư mang tên Giacôbê và xếp trong Quy điển Tân ước. Trong lá thư này, ông không tự giới thiệu như “anh em của Chúa” mà là “tôi tớ của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu” (Gc 1, 1).
Câu hỏi về sự lẫn lộn giữa hai nhân vật mang cùng một tên gọi là Giacôbê con ông Anphê và Giacôbê “anh em của Chúa” đang còn tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Những truyền thống Tin mừng không có giữ một trình thuật nào về người này hay người kia trong tương quan với cuộc đời trần thế của Chúa Giê su. Ngược lại, sách Công Vụ Tông Đồ chỉ cho thấy một người tên Giacôbê có một vai trò rất quan trọng trong giáo hội sơ khai (x. Cv, 12, 17 ; 15, 13-21 ; 21-18), sau cuộc Phục sinh của Chúa Giê su. Hành động quan trọng nhất của Thánh nhân là việc can thiệp vào vấn đề tương quan khó khăn giữa các tín hữu kitô gốc Do Thái và tín hữu kitô gốc ngoại giáo. Cùng với Phê rô, Giacôbê góp phần giúp thắng vượt được hay đúng hơn giúp hội nhập chiều kích Do Thái nguyên thủy của Kitô giáo vào lập trường không áp đặt trên các tín hữu ngoại giáo theo Kitô giáo việc buộc tuân giữ các luật lệ Mô sê. Sách Công Vụ Tông đồ còn giữ lại cho chúng ta giải pháp dung hòa, do Giacôbê đề nghị và được tất cả các Tông Đồ hiện diện chấp thuận, theo đó các tín hữu ngoại giáo đã tin nơi Chúa Giê su Kitô tránh thói tục tôn thờ ngẫu tượng, ăn thịt đã cúng tế cho các thần linh và tránh "dâm ô”, là từ ám chỉ các hôn nhân không được phép. Nghĩa là, trên thực tế, chỉ tuân giữ một ít các điều cấm mà luật Do Thái cho là quan trọng. Từ đó có được hai kết quả mà cho tới ngày nay vẫn còn có giá trị: một đằng là tương quan không thể tách rời giữa Kitô giáo với Do Thái giáo như là “cội nguồn” (matrice) sinh động và giá trị vĩnh cửu của mình; đằng khác, các tín hữu gốc ngoại giáo được duy trì căn cước xã hội riêng, mà đáng lý ra họ sẽ đánh mất đi, nếu bị bó buộc phải tuân giữ các luật lệ Mô sê. Nói tóm lại, người ta bắt đầu có thói quen qúy mến và tôn trọng lẫn nhau nhằm duy trì đặc thái riêng của mỗi bên, mặc dù sau này có những hiểu lầm gia tăng.
Câu hỏi về sự lẫn lộn giữa hai nhân vật mang cùng một tên gọi là Giacôbê con ông Anphê và Giacôbê “anh em của Chúa” đang còn tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Những truyền thống Tin mừng không có giữ một trình thuật nào về người này hay người kia trong tương quan với cuộc đời trần thế của Chúa Giê su. Ngược lại, sách Công Vụ Tông Đồ chỉ cho thấy một người tên Giacôbê có một vai trò rất quan trọng trong giáo hội sơ khai (x. Cv, 12, 17 ; 15, 13-21 ; 21-18), sau cuộc Phục sinh của Chúa Giê su. Hành động quan trọng nhất của Thánh nhân là việc can thiệp vào vấn đề tương quan khó khăn giữa các tín hữu kitô gốc Do Thái và tín hữu kitô gốc ngoại giáo. Cùng với Phê rô, Giacôbê góp phần giúp thắng vượt được hay đúng hơn giúp hội nhập chiều kích Do Thái nguyên thủy của Kitô giáo vào lập trường không áp đặt trên các tín hữu ngoại giáo theo Kitô giáo việc buộc tuân giữ các luật lệ Mô sê. Sách Công Vụ Tông đồ còn giữ lại cho chúng ta giải pháp dung hòa, do Giacôbê đề nghị và được tất cả các Tông Đồ hiện diện chấp thuận, theo đó các tín hữu ngoại giáo đã tin nơi Chúa Giê su Kitô tránh thói tục tôn thờ ngẫu tượng, ăn thịt đã cúng tế cho các thần linh và tránh "dâm ô”, là từ ám chỉ các hôn nhân không được phép. Nghĩa là, trên thực tế, chỉ tuân giữ một ít các điều cấm mà luật Do Thái cho là quan trọng. Từ đó có được hai kết quả mà cho tới ngày nay vẫn còn có giá trị: một đằng là tương quan không thể tách rời giữa Kitô giáo với Do Thái giáo như là “cội nguồn” (matrice) sinh động và giá trị vĩnh cửu của mình; đằng khác, các tín hữu gốc ngoại giáo được duy trì căn cước xã hội riêng, mà đáng lý ra họ sẽ đánh mất đi, nếu bị bó buộc phải tuân giữ các luật lệ Mô sê. Nói tóm lại, người ta bắt đầu có thói quen qúy mến và tôn trọng lẫn nhau nhằm duy trì đặc thái riêng của mỗi bên, mặc dù sau này có những hiểu lầm gia tăng.
Alex Trần xinh đẹp với áo dài và nón lá. |
Ngoài Phúc Âm mạo thư Giacôbê ca ngợi sự thánh thiện và đồng trinh của Đức Maria Mẹ Chúa Giê su, tên của thánh nhân cũng được gắn liền với lá thư mang tên Người. Thế đứng của thư Giacôbê trong danh sách các tác phẩm tân ước như sau: "Trong danh sách Kinh Thánh Kitô thư chiếm chỗ đầu tiên trong các thư gọi là "Thư công giáo”, nghĩa là được viết cho nhiều Giáo đoàn chứ không phải chỉ cho một giáo đoàn”. Đây là một tác phẩm khá quan trọng nhấn mạnh rất nhiều trên sự cần thiết không được biến lòng tin trở thành một lời tuyên bố suông hay trừu tượng, mà phải diễn tả nó ra một cách cụ thể bằng các công việc thiện ích. Ngoài ra, thánh Giacôbê cũng mời gọi chúng ta kiên trì trong các thử thách được chấp nhận một cách tươi vui, và tin tưởng cầu nguyện để xin Chúa ban cho ơn khôn ngoan, nhờ đó ta có thể hiểu rằng các giá trị đích thực của cuộc sống không hệ tại của cải giầu sang chóng qua, nhưng hệ tại chỗ biết chia sẻ của cải mình có với người nghèo túng và cần được giúp đỡ (x. Gc 1,27).
Cũng vậy, thư của Thánh Giacôbê cho thấy một Kitô giáo cụ thể và thực tế. Đức tin phải được thể hiện trong đời sống, trong tình bác ái đối với người khác nhất là những người nghèo. Trong nhãn quan này, câu nói nổi tiếng của thánh Giacôbê: “Như thân thể không hô hấp sẽ chết, đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,26). Đôi khi có sự đối chọi khẳng định này của Thánh Giacôbê với khẳng định của Thánh Phaolô, theo đó Thiên Chúa trở nên công chính không phải nhờ các việc làm của tín đồ, mà nhờ lòng tin (x. Gl 2,16; Rm 3,28). Tuy nhiên, có thể dung hòa hai viễn tượng như thánh Agustinô đã làm: đó là hiểu các việc làm mà thánh Phaolô khước từ là những việc làm từ sự kiêu căng tạo công phúc để được công chính, trái lại, những việc làm mà thánh Giacôbê đòi hỏi là hoa trái bình thường của lòng tin. Như lời Chúa nói: “Cây tốt thì sinh quả tốt” (Mt 7, 17).
Thư của Thánh Giacôbê khuyến khích tín hữu phó thác cho bàn tay nhân hiền của Thiên Chúa mọi việc làm bằng cách luôn nói lên lời "Nếu Chúa muốn” (Gb 4,15). Thánh nhân dậy, đừng yêu sách đưa ra chương trình cho cuộc sống một cách thụ động và vụ lợi, mà hãy dành cho ý muốn không thể thấu hiểu được của Thiên Chúa. Như vậy, Thánh Giacôbê là một bậc thầy luôn luôn hiện diện trong đời sống nhân loại.
Sưu tầm
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét