Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Ead al Fitr - Tết lớn nhất trong năm của người Hồi giáo

Thanh gươm Hồi giáo
Tuy nhiên, việc xác định 2 ngày trọng đại nhất này lại được quyết đoán bằng cách dùng mắt thường để quan sát sự ló dạng của trăng trên bầu trời đêm. (ảnh không liên quan đến bài viết)


Người Hồi giáo không coi trọng ngày khởi đầu của năm mới. Dịp lễ trọng đại nhất của cộng đồng tôn giáo này chính là lễ kết thúc tháng Ramadan - tháng thứ chín của Hồi lịch. Hồi giáo tính tháng năm theo âm lịch, lấy chu kỳ vận hành của mặt trăng làm cơ sở. Tiếng Ả Rập gọi dịp lễ trọng đại này là “Ead al Fitr” (“Ead”“dịp lễ”, “al Fitr”“điểm tâm”).
Hoa hậu ảnh bikini quốc tế 2006 với danh nghĩa là hoa hậu Pakistan, Mariyah Moten đã khiến các quan chức quốc gia này “nóng mắt” khi tuyên bố rằng cô muốn quảng bá hình ảnh của Pakistan theo một cách hiện đại.
Ý nghĩa của dịp lễ này là sự tưởng thưởng của đức Allah cho các tín đồ Hồi giáo, vì họ đã kiên trì vượt qua thử thách nghiệt ngã suốt cả tháng Ramadan, mà hà khắc nhất là nhịn ăn, uống tuyệt đối 30 ngày liên tục. Trong 30 ngày ấy, họ chỉ được “lót dạ” trong đêm, khi không có ánh sáng mặt trời (ngày nay, phổ biến là nhịn tuyệt đối ban ngày còn ban đêm thì ăn uống bình thường, không phải chỉ “điểm tâm”). Việc xác định ngày khởi đầu tháng Ramadan và ngày khởi đầu tháng Shawan (tháng thứ mười Hồi lịch) - bước vào “Ead al Fitr” là vô cùng hệ trọng đối với Hồi giáo. Xác định ngày mở lễ Ead al Fitr còn quyết định sự luân chuyển nối tiếp những ngày tháng còn lại trong năm ấy. Tuy nhiên, việc xác định 2 ngày trọng đại nhất này lại được quyết đoán bằng cách dùng mắt thường để quan sát sự ló dạng của trăng trên bầu trời đêm. Cách làm này là tuân thủ lời của đấng Tiên tri Mohammed đã phán bảo từ thời khai sinh nhà nước Hồi giáo đầu tiên tại phần đất ngày nay thuộc lãnh thổ Vương quốc Ả Rập Xê Út: “Hãy nhịn đói (tháng Ramadan) khi nhìn thấy trăng khuyết và hãy hưởng Tết (Ead al Fitr) khi nhìn thấy trăng khuyết”. Theo cách này, đêm nào vào cuối tháng thứ tám nhìn thấy vành trăng non đầu tiên xuất hiện thì ngày hôm sau chính là ngày mùng một của tháng Ramadan. Còn đêm nào vào cuối tháng Ramadan nhìn thấy vành trăng non đầu tiên xuất hiện thì sáng hôm sau chính là ngày đầu tiên của tháng Shuwan, thế giới Hồi giáo bước vào đại lễ Ead al Fitr. Cũng chính vì tầm quan trọng của vành trăng khuyết - tiếng Ả Rập gọi là al Hilal - như thế, mà al Hilal trở thành biểu tượng của Hồi giáo. Hình tượng này xuất hiện rất nhiều trong nghệ thuật kiến trúc, hội họa của người Hồi giáo và cũng thường thấy trên quốc kỳ, quốc huy của các quốc gia theo đạo Hồi. Al Hilal còn được dùng làm biểu tượng của cơ quan y tế nhân đạo của người Hồi giáo - Hội Trăng lưỡi liềm đỏ; trong khi các quốc gia không theo tôn giáo này dùng hình tượng Chữ thập đỏ. (Hồi giáo cấm kỵ mọi thứ có hình chữ thập. Việc này xuất phát từ mâu thuẫn tôn giáo từ khi Hồi giáo xuất hiện cách nay hơn 14 thế kỷ).
Trong tháng ăn chay Ramanda người dân Hồi giáo luôn mang về nhà mình các loại hạt này để nhâm nhi bên tách trà hay cà phê.
Chính vì dùng mắt thường để xác định đêm có vành trăng khuyết đầu tiên xuất hiện, nên có sự khác nhau - trước hoặc sau 1 ngày - giữa các quốc gia Hồi giáo khi bước vào tháng Ramadan cũng như khi mở lễ Ead al Fitr. Ngày nay, giới hữu trách Hồi giáo cũng sử dụng những phương tiện khoa học hiện đại quan sát không gian để xác định thời khắc xuất hiện vành al Hilal đầu tiên. Đồng thời, trong giới học giả Hồi giáo cũng xuất hiện cuộc tranh luận về “tính giáo lý” đúng hay không đúng khi sử dụng những phương tiện này thay cho mắt thường.
Năm 2004, phần lớn các quốc gia Hồi giáo và Ả Rập coi ngày 15-10 là ngày mở đầu lễ tết Ead al Fitr. Thậm chí tại Iraq, nơi chưa có chính quyền hoàn chỉnh sau khi chế độ Saddam Hussein bị lật đổ, việc xác định ngày mở lễ còn tùy thuộc quyết định của giáo sĩ từng địa phương, nên cùng ngày 15-10, có nơi vẫn nhịn thì nơi khác đã yến tiệc linh đình.
Nguyễn Ngọc Hùng
Nụ cười thân thiện của tiếp viên hàng không Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. (UAE). 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét