"Hoa anh đào" - người mẫu Nhật Bản |
Khi tôi đã tin vào việc sinh ra, cuộc sống đã cho tôi việc sinh, và tôi đã tin cậy, thì cuộc sống sẽ cho tôi cái chết, và tôi tin cậy. Nếu việc sinh đã đẹp như vậy, thì sao cái chết lại không đẹp? (ảnh không liên quan đến bài viết)
Hoài nghi và do dự tan biến
và sống trong niềm tin đúng là điều có thể.
Đây là sự khác biệt. Những lời này của Tăng Xán được nói trong "Tín thư" bằng tiếng Trung quốc. Rất khó cho người Ki tô giáo, Mô ha mét giáo, Hindu giáo hiểu được đây là kiểu niềm tin đúng nào. Bạn hãy cố gắng hiểu; đó là hiểu biết sâu sắc nhất về niềm tin.
Thông thường điều vẫn được thuyết giảng trong nhà thờ, chùa chiền, đền đài - điều mà người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo, người Hindu giáo nói tới - không phải là niềm tin, mà là đức tin: đức tin vào Thượng đế! Nhưng làm sao bạn có thể tin được? Bởi vì mọi đức tin đều mang hoài nghi riêng của nó. Đó là lí do tại sao bạn cứ khăng khăng rằng, “Tôi tuyệt đối tin tưởng!”.
Khi bạn nói, “Tôi tuyệt đối tin tưởng”, thực sự bạn đang nói gì vậy? Tại sao lại có cái "tuyệt đối"này. Tại sao lại có sự nhấn mạnh này? Nó chứng tỏ rằng hoài nghi đang ẩn kín đâu đó, và bạn đang che giấu nó bằng từ ‘tuyệt đối’, bằng từ ‘toàn bộ’ - bằng sự nhấn mạnh này. Bạn đang định lừa dối ai vậy? Bạn đang lừa dối bản thân mình đấy. Sự nhấn mạnh chỉ ra rằng cái đối lập đang ẩn kín đâu đó.
Khi bạn nói, “Tôi tuyệt đối tin tưởng”, thực sự bạn đang nói gì vậy? Tại sao lại có cái "tuyệt đối"này. Tại sao lại có sự nhấn mạnh này? Nó chứng tỏ rằng hoài nghi đang ẩn kín đâu đó, và bạn đang che giấu nó bằng từ ‘tuyệt đối’, bằng từ ‘toàn bộ’ - bằng sự nhấn mạnh này. Bạn đang định lừa dối ai vậy? Bạn đang lừa dối bản thân mình đấy. Sự nhấn mạnh chỉ ra rằng cái đối lập đang ẩn kín đâu đó.
"Cổng làng" - tranh của họa sĩ Hiếu Đệ |
Chỉ làm mọi sự thu xếp để che giấu nó.
Tại sao bạn nói, “Tôi là người tin tưởng đúng?”. Liệu cũng có thể có người tin tưởng không đúng sao? Đức tin đúng này là gì vậy? Đức tin đúng có nghĩa là bạn đã che giấu cái hoài nghi đó toàn bộ đến mức không ai có khả năng biết được, nhưng bạn biết nó rõ lắm. Và đó là lí do tại sao những người tin lại không thích nghe những điều cứ đi ngược lại với đức tin của họ. Họ trở thành điếc bởi vì họ bao giờ cũng sợ hãi. Bạn sợ người khác, sợ điều người đó sắp nói; bạn sợ người ấy có thể chạm tới nỗi hoài nghi bị dấu kín và hoài nghi đó có thể trồi ra.
Cho nên người tôn giáo thông thường sẽ không thích nghe kẻ vô thần. Họ sẽ nói, “Không, người ấy có thể phá huỷ đức tin”. Nhưng đức tin có thể bị phá huỷ được không? Và nếu đức tin có thể bị phá huỷ, thế thì có đáng để níu bám không? Nếu đức tin cũng có thể bị phá huỷ, thế thì đây là kiểu đức tin gì vậy? Nhưng nó có thể bị phá huỷ bởi vì hoài nghi có đó, hoài nghi đã xói mòn nó rồi.
Cho nên người tôn giáo thông thường sẽ không thích nghe kẻ vô thần. Họ sẽ nói, “Không, người ấy có thể phá huỷ đức tin”. Nhưng đức tin có thể bị phá huỷ được không? Và nếu đức tin có thể bị phá huỷ, thế thì có đáng để níu bám không? Nếu đức tin cũng có thể bị phá huỷ, thế thì đây là kiểu đức tin gì vậy? Nhưng nó có thể bị phá huỷ bởi vì hoài nghi có đó, hoài nghi đã xói mòn nó rồi.
Điều này xảy ra hàng ngày. Kẻ tin trở thành kẻ không tin, kẻ không tin trở thành kẻ tin - họ thay đổi, dễ dàng chuyển đổi. Tại sao? Bởi vì người kia bị ẩn kín đấy. Đức tin đem theo hoài nghi; như yêu đem theo ghét, cuộc sống đem theo cái chết, đức tin đem theo hoài nghi. Thế thì niềm tin là gì?
"Lúa đồng" - thiếu nữ Việt Nam |
Từ Phật giáo shraddha - niềm tin, tin cậy - là rất, rất khác. Ý nghĩa là hoàn toàn khác với ý nghĩa mà từ ‘đức tin’ chuyển tải. Không có ai để tin, không ai để được tin vào; tất cả mọi nhị nguyên đều rơi rụng hết... thế thì tin cậy... Thế thì bạn có thể làm gì? Bạn không thể hoài nghi, bạn không thể tin tưởng - bạn có thể làm gì? Bạn đơn giản tin cậy và tuôn chảy trong luồng chảy. Bạn di chuyển theo cuộc sống, bạn nghỉ ngơi với cuộc sống.
Nếu cuộc sống đem tới việc sinh, bạn tin cậy vào việc sinh - bạn không khao khát. Nếu cuộc sống đem tới cái chết, bạn tin cậy vào cái chết - bạn không nói rằng điều này là không tốt. Nếu cuộc sống đem tới hoa, thì được; nếu cuộc sống đem tới gai, cũng được. Nếu cuộc sống cho, điều đó tốt; nếu cuộc sống lấy đi, điều đó cũng tốt.
Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) - ảnh Việt Nam xưa |
Bạn đã bao giờ quan sát rằng trên toàn thế giới này chỉ người Ki tô giáo mới cầu nguyện về cuộc sống vĩnh hằng không? Chỉ người Ki tô giáo mới cầu nguyện, “Xin Thượng đế hãy cho chúng con cuộc sống vĩnh hằng” và chỉ người Ki tô giáo mới có địa ngục vĩnh viễn! Phải có cái đối lập.
Không tôn giáo nào khác lại có địa ngục vĩnh viễn cả. Họ có địa ngục, nhưng địa ngục tạm thời thôi; bạn ở đó vài ngày, vài tháng, vài năm, và thế rồi bạn được siêu việt lên, bởi vì không sự trừng phạt nào có thể là vĩnh viễn cả. Làm sao nó có thể thế được?
Khi mọi niềm vui đều tạm thời, làm sao trừng phạt có thể là vĩnh viễn được? Khi phần thưởng là tạm thời, làm sao trừng phạt có thể là vĩnh viễn? Khi bạn không bao giờ có được cái gì vĩnh viễn trong cuộc sống, làm sao bạn có thể bị trừng phạt vĩnh viễn vì nó được? Dường như là bất công.
Những đường cong trên cơ thể Kelly Brook được xem là một kiệt tác. |
Sự tin cậy của Phật tử có nghĩa là việc hiểu biết sâu sắc về sự kiện rằng bất kì cái gì bạn yêu cầu đều sẽ đi sai. Bạn hãy cố gắng hiểu điều đó. Tôi sẽ nhắc lại: bất kì cái gì bạn ham muốn sẽ đi sai.
Hiểu điều này, việc ham muốn biến mất. Khi việc ham muốn biến mất thì có sự tin cậy! Tin cậy có nghĩa là đi với cuộc sống mà không có bất kì trông đợi, ham muốn, yêu cầu gì của riêng bạn.
Không đòi hỏi, không phàn nàn. Bất kì cái gì xảy ra, chấp nhận nó.
Và hãy nhớ, đây không phải là cái gì đó bạn làm. Nếu bạn làm nó, thế thì có sự bác bỏ. Nếu bạn nói, “Vâng, tôi chấp nhận”, bạn đã bác bỏ. Bạn nói, “Bất kì cái gì xảy ra tôi sẽ chấp nhận” - có sự bác bỏ sâu sắc đằng sau nó. Bạn không thực sự chấp nhận. Bạn đang chấp nhận chỉ bởi vì bạn cảm thấy bất lực, bởi vì không thể làm được gì, cho nên phải làm gì? - chấp nhận. Nhưng việc chấp nhận đó có mối phiền muộn sâu sắc trong nó, sự bác bỏ. Nếu như có khả năng bác bỏ, bạn đã chọn việc bác bỏ. Thế thì đấy không phải là tin cậy.
Đối với người dân Ailen, bánh Colcannon thường được chọn để ăn kèm với các món ăn khác như thịt nướng hay thịt bò muối. |
Nếu tôi thấy rằng tôi được sinh ra, thế thì sự kiện có đấy rằng tôi sẽ chết. Đây là một sự kiện đơn giản. Tôi không chấp nhận nó bởi vì không có sự bác bỏ; tôi đơn giản tin cậy. Khi tôi đã tin vào việc sinh ra, cuộc sống đã cho tôi việc sinh, và tôi đã tin cậy, thì cuộc sống sẽ cho tôi cái chết, và tôi tin cậy. Nếu việc sinh đã đẹp như vậy, thì sao cái chết lại không đẹp? Và bạn là ai mà quyết định? Nếu cái sinh đã cho bạn nhiều thế, thì sao cái chết lại không cho thế?
Cái chưa biết bao giờ cũng có đó. Tin cậy có nghĩa là đi vào trong cái chưa biết, không đưa ra đòi hỏi gì. Thế thì bạn không thể khốn khổ được, thế thì phúc lạc cứ mưa rào lên bạn. Làm sao bạn có thể khốn khổ nếu bạn không đòi hỏi? Ai có thể làm cho bạn khốn khổ nếu bạn không yêu cầu? Cuộc sống dường như khốn khổ bởi vì bất kì cái gì bạn yêu cầu, thì cuộc sống dường như chỉ hướng tới cái đối lập. Cuộc sống sẽ trở thành phúc lạc nếu bạn không yêu cầu; bất kì cái gì xảy ra đều đẹp đẽ. Bất kì cái gì xảy ra đều đẹp đẽ - bạn đơn giản đi cùng nó.
Trang Tử nói đúng: “Thoải mái là phải” và “Giầy vừa quên chân”. Và khi bạn vừa vặn sâu sắc với cuộc sống, thì hoài nghi, không tin tưởng đều biến mất. Sự vừa vặn này của chiếc giầy là sự tin cậy. Niềm tin nảy sinh mà không phải là đức tin. Niềm tin nảy sinh mà không cần bất kì Thượng đế nào để mà được tin vào.
Girl xinh Trung Quốc. |
Người Hindu làm ra Thượng đế: bạn hãy nhìn vào Thượng đế này, nó chỉ là sự phóng chiếu của sinh lí học Hindu - cái mũi, đôi mắt, chiều cao, mọi thứ. Bạn hãy nhìn vào Thượng đế của người Nhật, bạn hãy nhìn vào Thượng đế của người da đen, và bạn có thể thấy rằng đây chỉ là sự phóng chiếu của tâm trí riêng của chúng ta. Nếu như ngựa mà có Thượng đế của chúng thì Thượng đế đó không thể là người được, họ sẽ phải là ngựa. Bạn có thể nghĩ được ngựa có Thượng đế như con người không? Không thể được! Ngựa sẽ có ngựa làm Thượng đế của chúng. Nếu cây cối có
Thượng đế của chúng thì Thượng đế đó sẽ là cây cối.
Thượng đế của bạn là gì? Sự phóng chiếu của bạn. Và tại sao bạn lại phóng chiếu? Bởi vì bạn muốn được phóng chiếu. Không có Thượng đế bạn cảm thấy cô đơn, đơn độc, trống rỗng; bạn muốn ai đó giúp bạn. Với việc yêu cầu giúp đỡ này, bạn đang tạo ra khốn khổ cho bản thân mình. Bây giờ cái đối lập sẽ xảy ra. Mọi khoảnh khắc bạn sẽ cảm thấy Thượng đế không lắng nghe, và bạn đang cầu nguyện và khóc lóc còn ông ấy thì không lắng nghe. Và mọi khoảnh khắc bạn sẽ cảm thấy bạn đã làm mọi điều và bạn chẳng được trao cho cái xứng đáng với bạn.
Các thánh nhân, cái gọi là thánh nhân, bao giờ cũng có những điều phàn nàn bởi vì họ đã từ bỏ thế giới mà phúc lạc thì vẫn không xảy ra. Họ vô dục, nhưng ấy vậy mà hoa lại không rơi vào họ. Và họ đã làm điều này điều nọ, họ có một danh sách dài dằng dặc, và họ đã làm nhiều điều, ấy vậy mà Thượng đế lại cứ ở xa xôi mãi thế. Họ không tin cậy, họ vẫn đang làm cuộc tranh đấu với cuộc sống. Họ không cho phép cuộc sống xảy ra theo cách riêng của nó. Họ có ý tưởng riêng của mình để ép buộc lên cuộc sống - đó là không tin cậy.
-Cậu... cậu... cậu... chia cho chúng tớ với...!!! |
Ngay chỗ đầu tiên, nếu bạn thực sự tin cậy, thế thì Ngài làm cho con bạn ốm đấy - vậy hãy tin cậy vào điều đó đi! Tại sao lại cứ đi phàn nàn và cầu nguyện? Bạn cho là bạn có thể cải tiến Ngài được chăng? Mọi lời cầu nguyện đều có nghĩa là cầu Thượng đế rằng “Xin đừng làm hai với hai thành bốn. Dù bất kì cái gì xảy ra, bất kì cái gì tự nhiên, đừng để cho nó xảy ra”. Bạn có ý tưởng nào đó để gợi ý, bạn có lời khuyên nào đó - đây không phải là tin cậy.
Tin cậy nghĩa là: “Tôi không là ai cả và tôi đi tới bất kì chỗ nào mà cuộc sống dẫn tôi tới, bất kì đâu - đi vào trong cái chưa biết, trong bóng tối, cái chết hay cuộc sống. Dù nó dẫn tới đâu, tôi đều sẵn sàng. Tôi bao giờ cũng sẵn sàng và tôi vừa khớp”. Nhưng khi nào bạn có thể vừa khớp? Bạn có thể vừa khớp chỉ khi nhị nguyên dừng lại; khi bạn có thể thấy, và chính việc thấy đó trở thành việc dừng lại - dừng ham muốn, yêu cầu.
Với tâm trí thống nhất theo Đạo thì tất cả mọi cố gắng tự định tâm đều dừng.
Hoài nghi và do dự tan biến và sống trong niềm tin đúng là điều có thể.
Chỉ với một cú chúng ta thoát khỏi tù túng...
Chỉ với một cú chúng ta thoát khỏi tù túng.. Đó không phải là việc dần dần. Không phải là dần dần mà bạn đạt tới chân lí đâu, vấn đề không phải là ở mức độ. Bằng một cú thôi, khi bạn thấy chân lí, trong một khoảnh khắc bạn thoát khỏi mọi tù túng.
Vấn đề không phải là việc nỗ lực, bởi vì bất kì điều gì bạn làm, bạn sẽ làm với tâm trí, mà tâm trí lại là nguyên nhân cho tất cả mọi khốn khổ. Và bất kì điều gì bạn làm với tâm trí đều sẽ làm mạnh thêm cho tâm trí. Bất kì điều gì bạn làm với tâm trí đều sẽ là sự cố gắng. Và bất kì điều gì bạn làm với tâm trí thì tâm trí cũng sẽ là việc chọn lựa từ hai cực đối lập. Bạn sẽ dính líu vào nhiều hơn.
Gái xinh Thái Lan. |
Đó là lí do tại sao ở phương Đông chúng ta đã nhấn mạnh vào thiền, và ở phương Tây người ta đã nhấn mạnh vào đạo đức. Khi lần đầu tiên Upanishad được dịch sang tiếng phương Tây thì các học giả rất phân vân, bởi vì họ không có gì giống như Mười điều răn dạy trong Upanishad - “Đừng làm điều này, làm điều nọ” - chẳng có gì ở đó cả. Họ đã phân vân. Làm sao Upanishad này lại là kinh sách tôn giáo? Bởi vì tôn giáo có nghĩa là đạo đức, tôn giáo có nghĩa, “Đừng làm điều này và làm điều kia”, nó là việc làm. Và Upanishad không nói về điều phải làm, chúng chỉ nói về cách hiện hữu, cái hiện hữu.
Làm sao để tỉnh táo hơn và nhận biết hơn, đó là vấn đề duy nhất - làm sao để nhận biết tới mức bạn có thể thấu suốt, và các phía đối lập trở thành một và các nhị nguyên dừng lại. Trong hiểu thấu sâu sắc về nhận biết, tội đồ biến mất, thánh nhân cũng biến mất, bởi vì họ cả hai đều thuộc về nhị nguyên. Thượng đế chết và Quỉ cũng chết, bởi vì họ cũng thuộc vào nhị nguyên - tâm trí đã tạo ra họ.
Và Ki tô giáo vẫn còn ở trong rối loạn sâu sắc, bởi vì làm sao thu xếp được cho cả Quỉ và Thượng đế? Đây thực sự là vấn đề. Ngay chỗ đầu tiên, làm sao Quỉ này lại tới? Nếu bạn nói Thượng đế tạo ra Quỉ thế thì trách nhiệm đổ về bản thân Thượng đế. Và điều gì sẽ xảy ra ở chỗ cuối? Ai sẽ thắng? Nếu bạn nói Thượng đế sẽ thắng, cuối cùng, thế thì tại sao toàn bộ cái vô nghĩa này cứ diễn ra trên đường, trên lộ? Nếu Thượng đế cuối cùng sẽ thắng, thì tại sao lại không bây giờ?
suối mùa thu. |
Tâm trí không thể thấy rằng Thượng đế và Quỉ là một. Họ là một đấy! Quỉ chỉ là phía đối lập: cực đoan kia, cái ghét, cái chết. Cho nên bạn nói Thượng đế là tình yêu còn Quỉ là căm ghét, Thượng đế là từ bi còn Quỉ là bạo hành, và Thượng đế là ánh sáng còn Quỉ là bóng tối. Ngu xuẩn làm sao! - bởi vì bóng tối và ánh sáng là hai khía cạnh của một năng lượng. Tốt và xấu, phải và trái, đạo đức và vô đạo đức, cả hai đều là hai cực của một hiện tượng. Và một hiện tượng đó là sự tồn tại.
Tăng Xán sẽ không gọi nó là Thượng đế, bởi vì nếu bạn gọi nó là Thượng đế, bạn phủ nhận Quỉ - nó là Thượng đế cộng với Quỉ. Sự tồn tại là cả đêm và ngày, cả buổi sáng và buổi tối, hạnh phúc, bất hạnh - tất cả. Nó là sự cùng nhau. Và khi bạn thấy điều này, thì thiên đường và địa ngục cả hai đều cùng nhau, thế thì sự chọn lựa ở đâu? Và đâu là vấn đề về việc chọn cái gì hay đòi hỏi cái gì?
Mọi yêu cầu đều dừng lại. Niềm tin nẩy sinh. Tin cậy xảy ra trong cái trống rỗng của chân lí - nơi nhị nguyên dừng lại, nơi bạn thậm chí không thể nói rằng người ta là hiện tượng chưa biết nở hoa, chính là sự tin cậy. Một cái gì đó nở bung mà là cái đẹp nhất, quí giá nhất, và đó là bông hoa của sự tin cậy.
Chỉ với một cú chúng ta thoát khỏi tù túng; không cái gì níu bám chúng ta và chúng ta không ôm giữ cái gì.
Tất cả là trống rỗng, rõ ràng, tự chói sáng, không dùng tới sức mạnh của tâm trí.
Tại đây ý nghĩ, cảm giác, tri thức và tưởng tượng đều không có giá trị.
"Quyến rũ" - người mẫu Nhật Bản |
Cho nên phải làm gì về nó? Vấn đề không phải là làm, chẳng cái gì có thể được làm cả. Bạn phải thấy, bạn phải quan sát cuộc sống; hãy trở thành người quan sát, nhìn vào mọi thứ. Lần sau bạn cảm thấy tình yêu, đừng có bị nó lừa. Hãy yêu, nhưng hãy nhìn vào bên trong - có ghét chờ đợi. Và quan sát. Và bỗng nhiên sẽ có sự chói sáng. Bạn sẽ có khả năng thấy yêu này không phải là cái gì ngoài bước đầu tiên của ghét.
Thế thì cái gì có đó để mà chọn lựa? Thế thì tại sao lại hỏi, “Xin Thượng đế hãy cho chúng con nhiều tình yêu nữa?" - bởi vì nhiều ghét sẽ tới. Cho nên bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ nổi lên trong yêu và bạn sẽ biết ghét đang tới. Bạn không níu bám vào yêu... bởi vì níu bám có nghĩa là bạn đang tranh đấu chống lại ghét. Và bạn biết, như đêm tới sau ngày, sau yêu thì ghét sẽ tới. Thế thì điều gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ không níu bám lấy yêu mà cũng sẽ không ghét cái ghét.
Và khi bạn đang trong sự cân bằng như vậy, trong sự thanh bình như vậy, nơi bạn không yêu cầu yêu, nơi bạn không muốn xa khỏi ghét, nơi bạn không níu bám lấy bất kì cái gì, và không cái gì níu bám lấy bạn, bỗng nhiên bạn không yêu cũng chẳng ghét - bỗng nhiên, trong một cú, nhị nguyên bị tan vỡ. Từ bất kì đâu...
Gurdjieff hay nói với đệ tử của mình, “Hãy tìm ra đặc trưng chính của ông”. Điều đó là tốt. Hãy tìm ra đặc trưng chính của bạn là gì - sợ? ghét? yêu? tham? dục? Đâu là đặc trưng chính của bạn? Chỉ quan sát và thấy, và làm việc trên đặc trưng chính đó, và cố gắng để thấy các phía đối lập cùng nhau.
Người ngoài hành tinh - không biết thật hay giả...??? |
Và nếu bạn có thể thấy điều này trong một nhị nguyên, thì bạn có thể thấy nó trong tất cả - đó không phải là vấn đề lớn. Một khi bạn đã thấy nó trong một nhị nguyên, yêu - ghét, thì bạn đã thấy nó trong tất cả. Cùng điều đó là ở mọi nơi. Phẩm chất khác biệt hoàn toàn của bản thể sẽ đi vào sự tồn tại.
Bạn hãy tin cậy. Nó không phải là cái gì đó để tin vào, một học thuyết, nó chẳng liên can gì tới bất kì Thượng đế nào, bất kì Christ nào, Krishna, Mohammed, bất kì Koran, Kinh thánh, Giatô. Không, nó có cái gì đó liên quan tới nhận biết của bạn. Đầy tỉnh táo, thấy xuyên thấu, bạn trở nên tự do - và ngay một cú.
Chỉ với một cú chúng ta thoát khỏi tù túng; không cái gì níu bám chúng ta và chúng ta không ôm giữ cái gì.
Tất cả là trống rỗng, rõ ràng, tự chói sáng, không dùng tới sức mạnh của tâm trí.
Tại đây ý nghĩ, cảm giác, tri thức và tưởng tượng đều không có giá trị.
Xuân xanh |
Nhưng theo một cách nào đó nỗi sợ của bạn là phải. Nếu bạn thực sự trở nên nhận biết về cái chết, bạn sẽ không có khả năng tận hưởng cuộc sống theo cách mà bạn đang tận hưởng nó. Nó không nhiều khoái trá. Nó không phải thế - nó chỉ là khốn khổ. Bạn sẽ không có khả năng tận hưởng nó theo cách này. Và cách này thì không phải là khoái trá chút nào, bạn hãy nhớ.
Nếu bạn nghĩ về ghét trong khi làm tình, thì bạn sẽ không có khả năng tận hưởng nó theo cách mà bạn đã tận hưởng nó. Nhưng nó có thực là sự tận hưởng hay chỉ là sự ám ảnh? Bạn đã bao giờ thực sự tận hưởng tình yêu chưa? Nếu bạn đã tận hưởng nó thế thì bạn sẽ nở hoa, thế thì bạn sẽ có hương thơm khác - và nó không có đó. Thế thì bạn sẽ có sự chói sáng khác của bản thể, và nó không có đó. Bạn trống rỗng, nghèo nàn, sâu bên trong - đen tối, không ngọn lửa. Cho nên tình yêu này và cuộc sống này và mọi thứ đã từng là kiểu tận hưởng gì vậy? Không, bạn đã bị lừa dối.
Tình yêu của bạn không là gì ngoài sự say sưa, chất ma tuý: trong vài khoảnh khắc bạn ngã vào trong nó và quên mất. Thế rồi ghét tới và thế rồi bạn khổ sở. Và lần nữa, bởi vì bạn khổ sở, nên bạn tìm tình yêu, và tình yêu của bạn chẳng là gì ngoài lại rơi vào trong giấc ngủ say. Đây đã từng là hình mẫu của bạn. Tất cả những điều bạn gọi là hạnh phúc thì chẳng là gì ngoài việc rơi vào trong giấc ngủ. Bất kì đâu bạn cảm thấy giấc ngủ ngon, bạn đều thấy nó như sự hạnh phúc.
Bức tranh hang động này có niên đại khoảng 12.000 năm trước, nằm tại Val Camonica, Italy. Nó mô tả hai người trong bộ quần áo bảo hộ, trên tay nắm những dụng cụ kỳ lạ. |
Tình yêu làm thay đổi; nhịn ăn cũng làm thay đổi, các hoá chất của thân thể mất đi hình mẫu cũ. Trong hình mẫu mới đó, trong vài khoảnh khắc bạn cảm thấy phấn chấn. Căm ghét lại tới, thế giới lại đi vào, và nỗi lo nghĩ, và bạn lại trong bánh xe. Điều này bạn đã làm nhiều, nhiều kiếp rồi.
Bây giờ hãy thử điều gì đó mà Tăng Xán đang nói, và đây là điều mà tất cả chư phật đã nói. Bạn hãy nhìn trong khi bạn đang yêu, trong khi bạn đang làm tình - đừng sợ - hãy nhìn cách nó đang biến thành ghét. Trong khi bạn đang sống, hãy nhìn vào cách nó đang đi vào cái chết - mỗi hơi thở và bạn lại đi vào trong cái chết. Mọi khoảnh khắc thời gian trượt qua, và cái chết lại tới gần hơn, gần hơn nữa. Bạn hãy nhìn vào cách tuổi thanh xuân của mình đang trở thành tuổi già. Bạn hãy nhìn vào cái đối lập!
Dũng cảm là cần thiết, bởi vì hình mẫu cũ sẽ không có ích gì; nó sẽ bị phá huỷ bởi nó. Nhưng một khi bạn có thể thấy ghét trong yêu, bạn sẽ đạt tới sự thanh bình mà vượt ra ngoài cả hai. Nếu bạn có thể thấy cuộc sống và cái chết cả hai cùng nhau, bạn siêu việt lên rồi. Trong một cú bạn siêu việt lên. Trong một cú bạn thoát ra ngoài tù túng, lần đầu tiên bạn là linh hồn tự do - bạn là bản thân sự tự do. Đó là lí do tại sao chúng ta gọi trạng thái tối thượng này là moksha, tự do.
Không có gì phải làm cả. Bạn phải trở nên nhiều nhận biết trong việc làm của mình, trở nên nhiều ý thức hơn. Đó là việc thiền duy nhất: trở nên tỉnh táo hơn. Trong một khoảnh khắc nhận biết sắc bén, nhận biết này trở thành vũ khí, và trong chỉ một cú tất cả mọi tù túng đều bị phá vỡ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét