Girl xinh Việt Nam Nu Phạm. |
Phan Khôi và Tản Đà khác nhau ở tính cách. Câu chuyện nhỏ này thể hiện rất rõ tính cách của một người Quảng thẳng băng trực tính và một người xứ Bắc luôn khôn ngoan đúng lễ với đời. Đó là lần hai ông rủ nhau đi phác xia, xong việc, lại gặp một quan Tây đến gây sự lôi thôi, Phan Khôi thì định dùng nắm đấm để giải quyết tức thì chuyện này, nhưng Tản Đà can ngăn và khuyên Phan Khôi không nên có cái cử chỉ “võ phu”. Phan Khôi thì cứ “nhất quán" theo kiểu đã đi phác xia thì còn giữ sự “đạo đức” làm gì. Tản Đà thì ngược lại, vừa đi phác xia mà vẫn giữ sự “phải nhẽ”!
"Hạt thóc vàng" - tranh của Nguyễn Thị Thu |
Hai cụ sau này còn gần gũi nhau trong việc làm báo. Khi Tản Đà làm chủ bút tờ Hữu Thanh, Phan Khôi có đôi lần viết bài cộng tác.
Nhưng việc lớn nhất trong câu chuyện hai ông mà người ta gọi là vụ án Tản Đà - Phan Khôi là cuộc tranh biện nảy lửa giữa hai ông. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1931, nhân đọc cuốn “Cay đắng mùi đời” của Hồ Biểu Chánh, Phan Khôi đã viết một bài đại luận công kích cái cười khả ố, bần tiện, tàn nhẫn của người Việt Nam. Bài báo có nhan đề “Cái cười của con Rồng cháu Tiên” đăng trên Phụ nữ tân văn số 84 ra ngày 28 tháng 3 năm 1931. Đến tháng 8 cùng năm, Phan Khôi tiếp tục lại phê phán phong tục thủ tiết của người Việt Nam mà ông cho là man rợ (Tống Nho với phụ nữ).
"Chuỗi ngọc" - người mẫu châu Âu |
Bấy giờ, với tinh thần canh tân, tiến bộ, Phan Khôi đã lên án cái cổ hũ, giáo điều, lạc hậu của tư tưởng Khổng - Mạnh. Phan Khôi viết rất đanh thép: “Cái luật cấm cải giá là rất bất công, vô đạo, cướp mất quyền lợi đàn bà mà không bổ ích gì cho phong hóa, nên phế trừ đi là phải”. Nhưng với Tản Đà thì khác. Dù ông được xem là nhà thơ đầu tiên đã dám thành thật để những rung động của tiếng lòng thầm thĩ trong con người bày biện ra trong thơ, nhưng ở đây, Tản Đà cho Phan Khôi nói vậy là “loạn ngôn hoặc chúng”, làm bại hoại phong hóa. Và đã long trọng tuyên bản án Phan Khôi là kẻ có 3 tội danh, phải chịu hình phạt 300 roi và đưa đi xử ở 3 nơi… rất cụ thể ! Cơ sở để Tản Đà luận tội cũng rất thi sĩ là “chiếu theo hình luật Á Đông từ đời vua Thuấn” (?) Có lẽ vì vậy mà sau đó bản án không thấy ai thi hành!?
Sĩ tử - ảnh Việt Nam xưa |
Nhưng cụ vẫn tiếp tục truyền thống duy tân, ngay vào ngày 10 tháng 3 năm ấy, Phan Khôi trình làng bài thơ “Tình già” trên Phụ nữ tân văn số 122. Bài thơ như một quả bom phá bỏ con đập thơ cũ để cho dòng thác thơ Mới sau đó ào ạt tuôn chảy về tương lai. Và từ đấy, số phận của thi sĩ Tản Đà, một trong những đại diện xướng danh của phái thơ cũ cũng bắt đầu lênh đênh theo con nước rã rời cho đến 1939.
Điều đáng nói ở chỗ là dù giữa Phan Khôi và Tản Đà có những gay cấn ngặt nghèo như vậy nhưng Phan Khôi vẫn luôn thấy cụ và Tản Đà là “một đôi bạn đồng tâm”, là những con người phong nhã, hào hoa, đặc biệt là chung ý chí “đại trượng phu”.
Năm nay là năm tròn 80 năm Tản Đà “về trời”, và cũng là 60 năm Phan Khôi xa rời trần thế, nhắc chuyện tâm giao của hai con người nổi bật của văn giới đầu thế kỷ XX để thấy sự hành xử rất “văn” của hai người: họ gần gũi, kính trọng lẫn nhau như bậc “đại trượng phu”, nhưng vì văn đạo họ cũng sẵn sàng quyết liệt tranh biện đến mức đưa nhau ra “xử trảm”… Đời và Đạo thật phân minh rõ ràng! Bởi vậy mới thấy câu nói của G.L. Buffon nói rất đúng: Le style est l’homme même (Văn cách, ấy là nhân cách). Nhưng đấy là của cổ nhân?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét