Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Phong cách uống rượu của Tô Đông Pha

"Bán dạ tam bôi tửu,
Lương y bất đáo gia"
(nửa đêm uống 3 ly rượu
 Thầy thuốc không phải tới nhà)
Tô Đông Pha cho rằng, uống rượu không cần uống thật say, mà dành tấm lòng riêng của mình thưởng thức cái vui của bạn. Đó là đạo dưỡng sinh, vì trong rượu có niềm lạc thú thực sự. (ảnh không liên quan đến bài viết)

Trong giới thi nhân mặc khách cổ kim, thường lấy thú uống rượu làm vui, kích thích thi hứng. Bởi thế mỗi vị có một cách thụ ẩm riêng. Lý Bạch phiêu diêu, hào phóng với “Rượu đầy đấu, thơ đầy bình”. Trương Húc: “Rượu ngọt tình nồng, bút bay trên giấy như là ngựa phi”. Đào Tiềm thì: “Dốc bầu tự chuốc rượu, vịn cây vườn mà vui”, còn thi sĩ Tô Đông Pha (tên thật là Tô Thức, người đời vẫn thường gọi là Tô Tử, sinh khoảng vào năm 1036, quê ở núi Mi Sơn - tỉnh Từ Xuyên, Trung Quốc ngày nay) cũng rất nặng lòng với rượu, nhưng quan niệm về cách thưởng thức rượu rất khác người. 
"Ngây thơ" - người mẫu châu Âu
Tửu lượng của thi sĩ họ Tô rất kém, nhưng lại hay dùng rượu. Ông nói: “Thiên hạ ai mà kém uống nhất có thể đến đây thi uống với ta”. Ông cũng rất thích uống với bạn thân, với người cùng mình nâng cốc. “Nhìn khách nâng chén từ từ, nhâm nhi thưởng ngoạn, trong lòng ta tràn trề vui sướng, cảm nhận được hết cái vị ngọt ngào, tâm khí lâng lâng. Lúc ấy cái vui thú của ta còn hơn cả vị khách đang say sưa kia".
Có người hỏi: "Tửu lượng của tiên sinh rất tồi mà sao trong nhà ủ nhiều rượu thế?". Tô Tử đáp: “Người thích uống rượu được uống rượu của ta, ta cũng như uống rượu ngon và say tuý luý vậy. Bởi thế, ta ủ rượu là vì mình, trong niềm vui thích của người khác. Chỉ vui cái vui một mình, thì niềm vui ấy rất bé nhỏ. Lấy cái vui của bằng hữu, của người khác làm niềm vui của mình, thì cái vui ấy rất lớn. Rượu chẳng làm say người mà do người tự say”.
"Gà ăn mày" - một gã ăn mày ở Hàng Châu đói kém đã sáng tạo ra món ăn độc đáo này .
Ông cho rằng, uống rượu không cần uống thật say, mà dành tấm lòng riêng của mình thưởng thức cái vui của bạn. Đó là đạo dưỡng sinh, vì trong rượu có niềm lạc thú thực sự. Trong bài “Tửu tử phú”, ông viết: “Ta uống một chút đã say rồi. Song niềm vui của sự say đó so với người có thể uống hàng chục ly cũng chẳng có gì khác biệt”.
Hàng ngày, Tô Đông Pha thường hay có khách đến thăm. Khách đến chơi thì chẳng thể không bày rượu uống! Nhưng ông uống rất ít để còn hưởng cái thí vui của khách. Ông cho rằng, uống rượu là cốt để tìm đến niềm lạc thú. Đêm mùa hạ, nhấp vài ly rượu nhỏ, nằm dài trên chõng che, nhìn lên vòm trời xanh vời vợi muôn sao sáng lóng lánh, lòng thấy thanh thản, yên lặng mà ngước nhìn không trung bao la, quên hẳn những giây phút bão bùng trong ngày. Ngày mùa thu, trời xanh biếc một mầu, mặt đất xao động, những chiếc lá vàng tung tăng nhảy nhót, sắc thu sóng sánh, chỉ một tiết tấu đều đều, âm vang bên tai, âm vang trong lòng như tiếng gió mưa, tiếng nhạc ngân nga, chẳng lấy đó làm niềm vui đong đầy cảm khoái đó sao!
"Tuổi mộng mơ" - người mẫu châu Á
Đó là phong cách uống rượu của người xưa vẫn gọi là “tiên tửu”. Rõ ràng cách này tạo ra phong thái ung dung, cảm xúc dạt dào, tình người lai láng yêu đời. Nó khác hẳn cách uống thô thiển, phàm phu tục tử, gọi là “tục tửu”. Khi nốc rượu quá chén say mềm, họ quên hẳn mình, đánh rơi nhân cách, chuốc lấy sự tầm thường, khả ố. Lúc đã quá say họ không làm chủ được mình, mặt mày tưng bừng đỏ rực vừng đông. Rồi cơn say điều khiển mình, miệng nói lè nhè, chân đi loạng choạng, gây gổ, cãi cọ, la hét, đập bàn, đập ghế. Có kẻ quá say mà gây ra trọng án giết người. Khi tỉnh rượu, dù dâng trào hối hận cũng không lấy lại được cái đích thực của con người được nữa. 
Phong cách “thi tửu” của Tô Đông Pha rất nên học, nên bắt chước lắm. 

Đăng Linh
Biết là rượu rất đắng. Sao ta vẫn uống hoài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét