Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Mỹ tửu

"Thanh xuân" - người đẹp Lã Thanh Huyền
Nhà văn Nguyễn Tuân sành rượu điều đó hẳn nhiều người biết. Nói về rượu nấu, ông đã có những trang viết mà những fan của Lưu Linh thời hiện đại đọc còn sướng âm ỉ đến tận bây giờ! (ảnh không liên quan đến bài viết)

Bữa qua, cất xong vò rượu ngon, Hòa Khánh hì hụi hạ thổ xuống cái hầm trước sân nhà rồi nhâm nhi đọc lại một đoạn trích trong tiểu thuyết "Chùa đàn" (tác phẩm đã được dựng thành phim Mê Thảo)…
-Anh em... làm vài quai cho...mát...!!!
"Cậu Lãnh không tài nào ngủ được. Cậu Lãnh lại đem rượu ra uống. Khác với mọi đêm chỉ uống rượu suông, bữa rượu này lại dùng đến đồ nhắm. Ấy là một mâm nhộng rang lối văn hoả, lòng mâm lót lá dâu da, ngọn mâm rắc lá chanh thái chỉ. Sinh thời, Mợ Lãnh bữa cơm nào cũng ăn nhộng, cho rằng nhộng là một giống sạch nhất và tin rằng ăn được nhiều nhộng thì tóc sẽ mượt óng. Kì giỗ này cũng như kì đầu trước, trong các món dâng cúng ở bàn thờ, Bá Nhỡ vẫn nhớ đến cái hèm này của người đã khuất và cho đặt lên một mâm đồng bạch nhộng rang rất to, đường kính mâm hai thước ta, phải để riêng một bàn.
Dờ đến nai rượu uống dở đêm trước thì hũ không còn lấy một giọt, Cậu Lãnh tìm cái mõ cá lớn, cầm dùi đánh bảy tiếng. Đấy là một ám hiệu trong ấp dành riêng cho người chuyên giữ việc rượu cho chủ ấp. Đánh hết bảy tiếng ấy mà chưa lên thì lại đánh tiếp bảy tiếng khác.
Người giữ việc rượu đã chạy lên, thở hồng hộc:
- Dạ, bẩm Cậu, ở hũ lớn cũng chỉ còn độc một bình.
- Vậy thì cho đào một hũ mới.
- Dạ đào về phía nào?
- Chỗ nào có chôn thì đào.
- Dạ nguyên là từ năm ngoái, cụ Quản (tức là Bá Nhỡ) đặt tên cho nhiều thứ rượu tuỳ theo từng lứa cất. Mỗi lần hạ thổ cụ đều có ghi tên và ngày tháng bằng dấu vôi. Lại còn nhiều hũ cơm mới tra men cũng hạ thổ. Con không được tường lắm, sợ đào nhầm, sẽ bị cụ Quản quở.
Cô con gái cưng của Châu Nhuận Phát.
Cụ Quản - Bá Nhỡ - đã hiện vào. Vẫn hay rằng hiệu lệnh bảy tiếng mõ là để gọi riêng người dân ấp giữ việc lấy rượu, nhưng bao giờ đào đến rượu chôn là chẳng phải có Bá Nhỡ dòm nom đến. Cái người phụ việc kia thì có biết gì. Và đến Cậu Lãnh thì càng không biết đến gì nữa, ngoài cái việc cố hữu là say và thương và nhớ.
Bá Nhỡ lên tiếng: “Bác xuống kho lấy lên đây hai bó đuốc, lưỡi mai và cuốc bàn”.
Cảnh ấp, những đêm đào rượu chôn, trở nên quái đản. Khách qua đường đêm vắng, tưởng đấy là một vụ chôn của hoặc là đào mả trộm.
Hướng vào nhà khách và cách nhà khách độ ba mươi bộ, có một cái gò con. Chỏm gò phất phơ toàn một giống thạch sương bồ. Sườn gò, đây đó ít gốc rền tía. Gò ấy, chính là huyệt rượu. Bá Nhỡ chôn cơm men và rượu cất ở mả rượu ấy. Ngoài Bá Nhỡ ra, cấm dân ấp không được ai lai vãng gần tửu phần. Tửu phần đã phân ra từng khu đông tây nam bắc và chia từng hàng luống như ở một nghĩa trang sơn thôn. Trên các khu và các luống tửu phần, có những thẻ tre sơn vôi trắng, viết chữ đen và sơn đỏ, có thể lẫn với bài bùa phù thuỷ. Ấy là Bá Nhỡ ghi ngày tháng từng lứa rượu và đặt tên cho từng mẻ rượu, lắm thứ tên những nghe không thôi mà đã muốn đem cái vui buồn trong lòng ra gởi ngay vào đấy. “Vô Cố Nhân” - “Mê Thảo Hầu” - “Thuần Hoành Quận Chúa” - “Ức Sấu Viên”. Đến cái tên sau cùng này trong cách tìm chữ đặt tên riêng cho rượu ấp thì Bá Nhỡ đã bày rõ cái thân mật tình cảm mình đối với tâm sự của chủ nhân Mê Thảo. Chữ Sấu Viên là tên hiệu riêng của Mợ Lãnh lúc làm thơ, Mợ Lãnh qua đời rồi, thấy Cậu Lãnh nhớ vợ quá, Bá Nhỡ bèn đặt việc ấy vào một cái tên rượu. Đêm đêm nhớ vợ chủ ấp lại uống hàng chục chén và có khi hàng vò “Nhớ Con Vượn Gầy”! - người Mợ Lãnh vốn gầy và hai tay rất dài. Gợi cảm thay! Và cũng tốn nước mắt thay! Khi uống đến thứ nước say ấy, chính Cậu Lãnh đã ốm nhiều trận vì những đêm suông bên cạnh vò sành “Ức Sấu Viên”, tiếng khóc vượt qua mấy lần nương dâu trĩu sương cành.
Ngôi chùa cổ - ảnh Việt Nam xưa
Cỏ gò chôn rượu bừng dậy chật xanh bóng thạch sương bồ, bên cái sáng bốc khói của đuốc lớn. Người phụ việc cầm cuốc, Bá Nhỡ cầm mai, hì hục đào. Những tiếng đục đục loài kim khảo ruột loài thổ. Lặng lẽ hơn hết là cái người chủ ấp ngồi trong phòng đợi rượu đào. Ánh sáng thản nhiên của bạch lạp toả quanh áo tang khăn trắng người tửu đồ tình chung đang vò võ đối mặt vào tranh lạnh.
Một hũ “Vô Cố Nhân” đã lấy lên khỏi sườn gò. Lau rửa sạch, Bá Nhỡ kính cẩn đưa nó lên bàn rượu và Cậu Lãnh kính cẩn cậy nắp gắn kín trám đường. Chén “Vô Cố Nhân” trôi vào cuống họng thì gà trong thôn ấp gáy lần thứ ba. Bó đuốc của người phụ việc lấp lại huyệt rượu gò đang lụn tàn đóm, xèo xèo trên cỏ dầm. Vài con rắn cạp nong trườn từ hang ra, nuốt những tàn lửa đã nguội.
Cú rừng giờ mới rủ nhau đổ một hồi tan canh. Sáng hẳn rồi, mà Cậu Lãnh chưa tàn bữa rượu giỗ, Cậu uống đến đâu, mồ hôi cứ theo chân tóc mà tuôn chảy…"
Theo Sống Chậm
"Trái chín" - người mẫu Malena Costa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét