|
Thánh Anrê tông đồ |
Toàn quyền Aegeates ra lệnh cho lính chổng ngược đầu Ngài xuống đất cho chó hoang cắn xé. Tuy Anrê đầu bị dộng dưới đất vẫn tươi cười và không ngừng giảng đạo. Hai ngày sau ông vẫn còn tỉnh táo, đầu óc minh mẫn với lời thuyết giảng mạch lạc. Anrê đói khát nhưng những người đứng bên cạnh được Ngài cho "ăn" no nê lời Chúa. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Thánh Anrê (tiếng Hy Lạp: Ανδρέας, Andreas, tiếng Anh: Andrew) một trong mười hai sứ đồ của Chúa Giêsu. Theo Tân Ước, ông là người anh em ruột của Thánh Phêrô, cụ thể hơn, ông là con của ông Giôna cũng gọi là Gioan (Mát thêu 16:17, John 1:42). Ông sinh ra tại Bethsaida, biển Galilee (John 1:44). Cả hai ông và các anh em của Phêrô đều là ngư phủ. Phúc âm John viết rằng, Anrê là một môn đệ của Gioan Tẩy Giả, là người đầu tiên theo Giêsu khi được Gioan Tẩy Giả tuyên xưng Giêsu (Gioan 1:35-40). An rê cũng đã tuyên xưng Giêsu là Messiah (Đấng cứu thế), và nói điều này với Phêrô - anh em của mình (Gioan 1:41).
|
"Tuổi hoa" - thiếu nữ Việt nam |
Thánh Anrê quê ở Bethsaida, xứ Galilee, cùng với em là Phêrô, làm nghề đánh cá bên bờ hồ Tiberia. Anrê là người khát vọng Thiên Chúa. Khi được nghe thánh Gioan Tẩy Giả rao giảng và làm phép rửa thì Anrê biết rằng Đấng Cứu Thế đã đến. Và khi nghe Gioan giới thiệu về Ðấng Cứu Thế: “Hãy nhìn Đức Giêsu đang đi đến, đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian.” Anrê nghe Gioan nói như vậy liền đi theo Chúa Giêsu và từ đó không hề rời Chúa nửa bước. Anrê vội vã tìm em mình là Simon Phêrô và nói: “Chúng tôi đã tìm thấy Đấng Messia, có nghĩa là Đấng Kitô” và đem Phêrô giới thiệu cùng Chúa Giêsu. Từ giờ phút này Anrê là một người Tông đồ thật sự của Chúa.
Chúa Giêsu đã không hứa gì với Anrê và Phêrô. Nhưng khi được gọi thì hai ngài đã bỏ tất cả để theo Chúa. Các ngài từ bỏ những gì các ngài sở hữu, từ vật chất đến tinh thần một lòng quyết theo Chúa. Không giữ gì riêng cho mình cho đến cả mạng sống.
|
Đường qua Ải Nam quan. |
Anrê là người biết cách liên lạc với những người khác. Chính Anrê đã đem cậu bé có năm chiếc bánh và hai con cá đến với Chúa để Chúa làm phép hóa bánh và cá ra nhiều đủ nuôi năm ngàn người và còn dư thừa. Khi những người Hy Lạp muốn được gặp Chúa Giêsu thì cũng chính Anrê đứng ra dàn xếp.
Các nguồn tài liệu cho biết thánh Anrê đã bị hành quyết tại Patras xứ Hy Lạp. Vào thế kỷ thứ bốn, hài cốt của ngài được di chuyển về Constantinople. Đến thế kỷ 15 một số di tích quan trọng được đem về đặt để tại Vatican, đến năm 1966 thì được giao chuyển lại cho Giáo Hội Đông Phương như một thiện chí hiệp thông giữa Giáo Hội La Mã với các giáo phụ Đông Phương. Xứ Ukrainia tôn kính thánh Anrê như đấng đầu tiên mang Tin Mừng đến Kiev và xứ Scotland thì chọn ngài làm đấng phù trì quốc gia của họ.
Truyền thuyết nói rằng chính Thánh Anrê đã rao giảng Tin Mừng ở những nơi mà bây giờ là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ và Ngài bị chết trên thập giá ở Patras.
|
"Sofa" - thiếu nữ châu Âu |
Theo yêu cầu của Anrê họ không đóng đinh nhưng cột chân tay ngài vào hai cột chéo hình chữ X. Từ ngày đó thập giá này có tên là thập giá Anrê. Để kéo dài cái chết trong đau khổ, Toàn quyền Aegeates ra lệnh cho lính chổng ngược đầu Ngài xuống đất cho chó hoang cắn xé. Tuy Anrê đầu bị dộng dưới đất vẫn tươi cười và không ngừng giảng đạo. Hai ngày sau ông vẫn còn tỉnh táo, đầu óc minh mẫn với lời thuyết giảng mạch lạc. Anrê đói khát nhưng những người đứng bên cạnh được Ngài cho
"ăn" no nê lời Chúa. Những người quý mến ông kéo nhau đến phủ toàn quyền Aegeates làm áp lực xin thả người vô tội. Aegeates đến pháp trường chứng kiến tận mắt. Ông đến gần thập giá cởi trói cho Anrê, nhưng Anrê không chấp nhận, vì từ lâu ông ước ao được vinh phúc tử đạo, sống muôn đời bên Chúa. Lời tha thiết xin được chết trên thập giá của ông được chấp thuận. Maximilla cùng Stratola là vợ và anh của Aegeates nhận xác Anrê về an táng. Chúng ta Không được biết chính xác năm Anrê qua đời, nhưng các học giả thống nhất với nhau là vào cuối tháng 11 năm 69.
Long Xuyên
|
Shawarmas - món ăn vừa quen vừa lạ. Quen vì đó là món ăn theo kiểu “gói gói cuốn cuốn”, không chỉ được người Trung Đông yêu thích mà nhiều thực khách châu Á cũng ưa chuộng. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét