Hình tượng Phật Di Lặc. |
Ðức Phật Di Lặc là vị Bồ tát bổn xứ, sẽ thành Phật trong một kiếp sau. Ngài tượng trưng cho lòng từ, hoan hỷ, an vui, nên Phật tử luôn luôn tôn thờ. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Di lặc hay Di Lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya, pi. metteyya là cách phiên âm, dịch nghĩa là Từ Thị (慈氏), "người có lòng từ", cũng có tên khác là Vô Năng Thắng (zh. 無能勝, sa. ajita), phiên âm Hán - Việt là A dật đa, là một vị Bồ tát và cũng là vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái đất. Trong Phật giáo Tây Tạng, Bồ tát Di Lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Cõi giáo hóa của Bồ Tát hiện nay là trời Đâu suất (sa. tuṣita). Theo kinh điển, Bồ tát Di Lặc sẽ giáng sinh trong khoảng 30.000 năm nữa.
"Áo dài bên sóng" - người mẫu Việt Nam |
Có thuyết cho rằng, chính Bồ tát
Di Lặc là người khởi xướng hệ phái Duy thức của Đại thừa. Một số học giả cho rằng, vị này chính là Maitreyanatha (sa. maitreyanātha), thầy truyền giáo lí Duy thức cho Vô Trước (sa. asaṅga). Truyền thống Phật giáo Tây Tạng cho rằng, Ngài là tác giả của năm bài luận, được gọi là Di Lặc (Từ Thị) ngũ luận:
-Đại thừa tối thượng luận hoặc Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận (sa. mahāyānottaratantra).
-Pháp pháp tính phân biệt luận (sa.dharmadharmatāvibaṅga).
-Trung biên phân biệt luận (sa. madhyāntavibhāga-śāstra).
-Đại thừa tối thượng luận hoặc Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận (sa. mahāyānottaratantra).
-Pháp pháp tính phân biệt luận (sa.dharmadharmatāvibaṅga).
-Trung biên phân biệt luận (sa. madhyāntavibhāga-śāstra).
-Hiện quán trang nghiêm luận (sa. abhisamayālaṅkāra).
-Đại thừa kinh trang nghiêm luận (sa.mahāyānasūtralaṅkāra).
-Đại thừa kinh trang nghiêm luận (sa.mahāyānasūtralaṅkāra).
Cửa ô (Hà Nội) - ảnh Việt Nam xưa |
1. Thân thế và ý nghĩa tên Ngài
Ngài người dòng Bà la môn ở Nam Thiên Trúc; thân sinh tên là Ba bà Lợi, họ A Dật Ða, tên là Di Lặc. A Dật Ða nghĩa là Vô năng thắng, hạnh tu và lòng Từ Bi của Ngài không ai sánh kịp, Di Lặc dịch là Từ thị, nghĩa là có lòng Từ rộng lớn. Sở dĩ gọi là Từ thị là vì khi mẹ Ngài chưa thọ thai thì từ tâm rất kém, khi thọ thai Ngài thì phát tâm từ bi. Lại trong một kiếp trước, Ngài làm vị tiên tên là Nhất Thế Trí Quang, nhờ Ðức Phật dạy pháp tu Từ tâm tam muội, Ngài tu pháp ấy đến khi thành Phật, nên gọi Ngài là Từ thị.
2. Tiền thân của Ngài
Trong một tiền kiếp đời Ðức Phật Ðại Thông Trí Thắng, Ngài cùng Ðức Phật Thích Ca đồng thời phát Bồ Ðề Tâm tu các pháp lành. Ðến đời Ðức Phật Nhựt Nguyệt Ðăng. Ngài cũng xuất gia tu hành, nhưng Ngài có lòng từ bi, lại thiếu hạnh tinh tấn, nên khi Ðức Phật Thích Ca thành Phật, Ngài mới lên vị Bồ Tát bổ xứ, nghĩa là sẽ thành Phật trong một đời sau. Ngài được Ðức Phật Thích Ca thọ ký sẽ thành Phật Di Lặc sau này tại hội Long Hoa.
"Váy dạ hội" - người mẫu Việt Nam |
Hạnh tu - Ngài nhờ Ðức Phật Nhật Nguyệt Ðăng dạy tu pháp tu Duy Thức mà ngộ nhập được viên thông. Chúng sanh đều chấp trước các pháp, các danh tướng của thế gian là thực có (kiến kế), nên bị danh tướng ràng buộc. Sự thật các pháp đều y nơi nhơn duyên giả hợp mà in tuồng có sanh, có diệt (y tha). Chung quy các pháp không ra ngoài một chơn tánh viên mãn thành tự (viên thành thật).
Hạnh nguyện - Hiện nay Ngài ở trên cõi Ðâu Suất nội viện, độ thoát cho vô số chúng sanh. Ngài thường ngồi trên pháp tọa sư tử, thân thể trang nghiêm, trí hạnh đầy đủ. Do lòng từ bi và hạnh nguyện rộng lớn của Ngài, nên những ai sanh lên cõi Ðâu Suất nội viện thì không còn thối đọa; vì tất cả những hiện tượng trên thế giới ấy đều là tiếng thuyết pháp khuyến tu, nhứt là được sự hộ trợ của Ngài. Ðến khi nhơn loại sống lâu trên tám vạn tuổi, Ngài mới hiện sanh và thành Phật dưới cây Long Hoa.
4. Hóa thân của Ngài
Một thời kia, sau khi Ðúc Phật Thích Ca nhập diệt, Ngài hiện thân làm một vị Hòa thượng tại đất Minh Châu huyện Phụng Hóa tên là Khê Thử. Mình Ngài rất to lớn, tánh tình hoan hỷ nói năng khác thường, ngủ nghỉ không chọn sang hèn. Ngài thường quảy đãy vải đi khất thực, đem về nuôi trẻ con và thường làm những việc rất ly kỳ, mắt phàm không thể hiểu được. Người đời thường gọi là Bố Ðại Hòa Thượng (Vị Hòa Thượng mang đãy vải). Trước khi thị tịch, Ngài có di chúc bài kệ:
Một thời kia, sau khi Ðúc Phật Thích Ca nhập diệt, Ngài hiện thân làm một vị Hòa thượng tại đất Minh Châu huyện Phụng Hóa tên là Khê Thử. Mình Ngài rất to lớn, tánh tình hoan hỷ nói năng khác thường, ngủ nghỉ không chọn sang hèn. Ngài thường quảy đãy vải đi khất thực, đem về nuôi trẻ con và thường làm những việc rất ly kỳ, mắt phàm không thể hiểu được. Người đời thường gọi là Bố Ðại Hòa Thượng (Vị Hòa Thượng mang đãy vải). Trước khi thị tịch, Ngài có di chúc bài kệ:
"Di Lặc thiệt là ta.
Phân thân như bằng sa
Thường hiện làm thường dân,
Mắt phàm không thấy ta".
Phân thân như bằng sa
Thường hiện làm thường dân,
Mắt phàm không thấy ta".
Hiện nay, người ta thờ Ngài tại Chùa Nhạc Lâm ở Trung Hoa.
Hiện nay các chùa thờ tượng: Ðức Phật Thích Ca là Ðức Phật hiện tại, ngồi ở giữa; A-Di-Ðà là Ðức Phật quá khứ ngồi bên tả Ðức Thích Ca, Ðức Di Lặc là Ðức Phật vị lai, ngồi bên hữu Ðức Thích Ca. Tượng Ngài Di Lặc cũng giống như các Ðức Phật khác. Có chỗ tạc hình Ngài thân thể to lớn, mặt mày vui vẻ hoan hỉ vô cùng, để thị hiện từ tâm hoan hỷ của Ngài. Lại có sáu đứa con nít leo trên mình chọc Ngài. Ngài vẫn hoan hỷ tự tại, vui vẻ như thường. Sáu đứa con nít là biểu hiệu cho sáu thức luôn luôn quấy rầy phá rối Ngài. Nhưng Ngài đã tu phép quán Duy thức, cho nên dầu bị quấy rầy Ngài cũng như không, tự tại vui vẻ như thường. Tượng này là phỏng theo sự tích Ngài Bố Ðại Hòa Thượng.
Ðức Phật Di Lặc là vị Bồ Tát bổ xứ, sẽ thành Phật trong một kiếp sau. Ngài tượng trưng cho lòng từ, hoan hỷ, an vui, nên Phật tử luôn luôn tôn thờ.
Niệm hiệu Ngài tức là: Niệm hạnh hoan hỷ, luôn luôn vui vẻ tự tại không bị hoàn cảnh xung quanh chi phối. Cầu mong Ngài trở về hóa độ và hộ trì cho lòng thành kính của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét