Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Triết gia Hy Lạp Aristote (phần 1)

Aristote (384-322 TCN)
Aristote cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều cử động xoay vần mãi mãi, nguyên do ấy là ở Thiên chúa, vị chúa tể đã làm cho các tinh tú và hành tinh trong vũ trụ cùng các yếu tố nhỏ hơn được xoay vần cử động theo một định luật bất di bất dịch. Vị chúa tể này không có hình thể, không thể phân chia, không thể thay đổi, không thể bị huỷ diệt. (ảnh không liên quan đến bài viết)

1. Một chút lịch sử
Aristote sinh tại Stagira tại tiểu quốc Macédoine cách Athènes 200 dặm, vào năm 384 tTL. Cha của ông làm nghề thầy thuốc, bạn thân của quốc vương Macédoine Amyntas. Ông này là tổ phụ của Alexandre đại đế. Hình như Aristote là đoàn viên của một y sĩ đoàn danh tiếng thời ấy, ông có tất cả những cơ hội thuận tiện để học hỏi và phát triển tri thức. Có hai giả thuyết về thời kỳ niên thiếu của Aristote. Một giả thuyết cho rằng ông là một thiếu niên thích ăn chơi, phung phí tiền của đến nỗi trở nên nghèo nàn đói rách, không có nghề sinh nhai phải vào lính trong một thời gian. Mãi đến năm 30 tuổi mới đến xin học và trở thành môn đệ của Platon (427-348 TTL) . Giả thuyết thứ hai không chấp nhận thời kỳ ăn chơi và phung phí tiền của. Theo giả thuyết này Aristote đến Athènes từ lúc 18 tuổi và trở thành môn đệ của Platon bắt đầu từ đó.
Ông học với Platon vào khoảng từ 8 đến 20 năm, con số 20 năm có lẽ đúng hơn nếu ta xét ảnh hưởng của Platon trong các tác phẩm của Aristote. Người ta có thể tưởng tượng rằng thời kỳ sống với Platon là một thời kỳ lý tưởng trong cuộc đời Aristote. Một môn đệ thông minh xuất chúng được ở gần một giáo sư toàn năng. Sự thật thì mối liên quan giữa hai thầy trò không phải luôn luôn tốt đẹp. Platon lớn hơn Aristote gần 50 tuổi (43 tuổi - chú thích của người đánh máy!), chỉ sự cách biệt ấy cũng không làm dễ dàng sự thông cảm. Platon công nhận rằng Aristote là một môn đệ thông minh xuất chúng, hiếu học vì Aristote là một trong những người đầu tiên trong lịch sử nhân loại biết sưu tầm những tài liệu viết tay thời bấy giờ để lập thành một thư viện. Nhà của Aristote được Platon gọi là nhà đọc sách, nhiều người cho đó là một lời khen, nhưng cũng có người cho đó là một lời chê có ý ám chỉ đến tinh thần quá chú trọng vào sách vở của Aristote. Một sự bất hoà khác quan trọng hơn xảy ra vào cuối đời Platon. Aristote có vẻ chống lại tư tưởng của Platon và nhiều khi không đồng ý với Platon. Thái độ này làm Platon rất bất bình coi Aristote như một đứa con vô ơn. Một vài học giả cho rằng Aristote lập một trường hùng biện. Trong số các môn sinh có Hermias sau này thành người cầm quyền tiểu quốc Atarneus. Để tỏ lòng nhớ ơn thầy cũ, Hermias mời Aristote về sống tại triều đình và năm 344 TTL, Hermias giới thiệu người chị của mình làm vợ Aristote. Cuộc hôn nhân là một sự thành công mỹ mãn. Sau đó một năm quốc vương Macédoine là Philippe mời Aristote về triều đình để dạy cho thái tử Alexandre. Đó là một vinh dự rất lớn cho Aristote, vì Philippe cũng như Alexandre là những vị vua danh tiếng và hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại. Philipe chinh phục Thrace năm 356 TTL để chiếm những mỏ vàng vô cùng phong phú gấp 10 lần số vàng của Athènes. Thần dân của Philippe là những nông dân khoẻ mạnh, những chiến sĩ dũng cảm biết chịu đựng gian khổ. Nhờ những yếu tố ấy Philippe và Alexandre đã thôn tính hàng trăm tiểu quốc và thực hiện được sự thống nhất Hy lạp. Philippe không ưa chủ nghĩa cá nhân đương thời mặc dù chủ nghĩa này có kết quả tốt đẹp đối với nghệ thuật và đời sống tinh thần của dân Hy Lạp. Philippe cho rằng chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc của sự đồi truỵ kinh tế cũng như chính trị. Chính dựa vào chủ nghĩa này mà những kẻ lưu manh chính trị có thể lơi dụng sự tin tưởng quá dễ dãi của dân chúng để mặc tình thao túng chính trường gây nên bè phái, giai cấp, âm mưu chống đối nhau. Philippe quyết chấm dứt tình trạng trên để thực hiện một nước Hy Lạp thống nhất và hùng mạnh xứng đáng là trung tâm chính trị của thế giới thời bấy giờ. Trong thời niên thiếu Philippe đã học quân sự tại Thèbes. Năm 338 tTL ông chiến thắng tại Athènes và thực hiện được sự thống nhất của nước Hy Lạp. Ông mong mỏi sẽ cùng người con là Alexandre tiếp tục cuộc chinh phục thế giới nhưng giấc mộng của ông bị tan vỡ vì ông bị ám sát.
Luli Fernandez sexy nóng bỏng làm mê mẩn các sao tuyển Argentina.
Khi Aristote đến nhận việc thì Alexandre là một cậu bé 13 tuổi bồng bột và ốm yếu, ưa cưỡi ngựa và tập ngựa. Những cố gắng của Aristote để làm dịu sự bồng bột của Alexandre hình như không đem lại nhiều kết quả. Theo một vài sử gia Alexandre coi Aristote như cha ruột của mình và về phần Alexandre cũng đã từng tuyên bố muốn học hỏi và coi trọng sự hiểu biết hơn là chinh phục thế giới. Nhưng đó chỉ là những lời lẽ xã giao vì không đúng với sự thật. Alexandre luôn luôn là một chiến sĩ thích chinh phục, sau khi thọ giáo 2 năm với Aristote, Alexandre nối ngôi cha và bắt đầu chinh phục thế giới. Sự thành công của Alexandre có lẽ một phần nào do ảnh hưởng của Aristote và người ta thường so sánh thiên tài của Aristote trong lãnh vực triết lý với thiên tài của Alexandre trong lãnh vực chính trị. Cả hai vĩ nhân này đều có công với nhân loại: một bên thống nhất thế giới, một bên thống nhất triết lý.
Sau khi cất quân chinh phục Á châu, Alexandre để lại ở Hy Lạp những chính phủ trung thành với ông nhưng không được dân chúng ủng hộ. Truyền thống dân chủ của người Hy Lạp không thể một sớm một chiều bị lu mờ trước sức mạnh của đội quân Alexandre. Tại những chính phủ này, những đảng lên cầm quyền được mệnh danh là đảng Macédoine hay là đảng thân Alexandre. Năm 334 tTL Aristote trở về Athènes sau một cuộc du hành và lẽ cố nhiên không dấu cảm tình đối với đảng Macédoine tại đó. Công trình khảo cứu khoa học, triết lý, chính trị của Athènes tuy rất bao la nhưng không phải là hoàn toàn theo đuổi trong sự yên tĩnh. Nhiều biến cố chính trị luôn luôn đe doạ Aristote và nhóm cộng sự viên, công trình này hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự thành công của Alexandre trên lãnh vực chính trị. Những nhận xét trên đây còn cho phép chúng ta hiểu rõ tư tưởng chính trị của Aristote.
Đùi lợn muối - món ăn giáng sinh được bắt nguồn từ truyền thống của người Na uy.
2. Công việc của Aristote
Mặc dù ở trong một tiểu quốc đang sôi sục vì những biến cố chính trị, Aristote đã thành công trong việc lập nên một trường học lấy tên là Lyceum. Rất nhiều môn đồ đến xin thụ giáo đến nỗi cần phải đặt ra những phép tắc luật lệ để giữ gìn trật tự. Những môn đồ này tự bầu cử một uỷ ban để cai quản các công việc của trường. Họ thường ở lại và ăn uống ngay trong trường, các buổi học thường được tổ chức ngoài đồng trống. Trước kia Platon cũng đã thành lập một trường lấy tên là Academy chuyên nghiên cứu về toán học và chính trị. Lyceum của Aristote chuyên nghiên cứu về sinh lý học và động vật học. Alexandre ra lệnh cho các nhà săn bắn và chài lưới phải đem nộp cho Aristote tất cả những giống vật mới lạ. Tục truyền có cả thảy một đội quân 1000 người rải rác khắp Hy Lạp và Á châu để sưu tầm những giống vật mới lạ, Aristote là người đầu tiên đã lập nên vườn bách thảo và sở bách thú trên toàn thế giới. Ngoài sự ủng hộ của Alexandre Aristote còn bỏ vào đó một số vốn rất lớn, ông là một người có nhiều tiền của nhờ cưới vợ giàu và có quyền thế, có lần bên nhà vợ đã tặng Aristote một số tiền tương đương với 4 triệu Mỹ kim theo thời giá hiện nay để dùng vào việc nghiên cứu khoa học. Có người cho rằng chính Aristote đã khuyến cáo Alexandre chinh phục Ai cập với mục đích thám hiểm vùng thượng lưu sông Nil để biết rõ nguyên nhân những trận lụt xảy ra ở Ai cập. Ngoài ra, Aristote còn sưu tầm 158 bản hiến pháp.
Tuy nhiên chúng ta phải nhớ rằng những phương tiện nghiên cứu của Aristote vô cùng thô sơ so với những phương tiện nghiên cứu tối tân của chúng ta ngày nay. Ông phải đo lường thời gian mà không có đồng hồ, đo lường nhiệt độ mà không có hàn thử biểu, xem thiên văn mà không có viễn vọng kính, đoán thời tiết mà không có phong vũ biểu. Những phương tiện duy nhất mà Aristote đã sử dụng là một cái thước và một cái compas. Sức hút của trái đất, hiện tượng phát điện, áp lực không khí, nguyên lý ánh sáng, nhiệt lượng và hầu hết những lý thuyết tân tiến của khoa học hiện đại đều hoàn toàn chưa được phát minh.
Những tác phẩm của Aristote lên đến hàng trăm cuốn. Có người bảo 400 cuốn, có người bảo 1000 cuốn. Những cuốn còn lại đến dời nay chỉ là một số nhỏ nhưng cũng có thể lập thành một tủ sách. Trước hết là những tác phẩm về luận lý dạy các cách xếp đặt và phân loại các ý nghĩ. Rồi đến các tác phẩm khoa học như vật lý học, thiên văn học, khí tượng học, vạn vật học, những sách nói về sự phát triển và suy tàn, về linh hồn, về cơ thể sinh vật, về cử động và về sự sinh đẻ. Loại thứ ba là những sách dạy về cách viết văn và làm thơ. Loại thứ tư là những sách về triết lý như đạo đức học, chính trị học và siêu hình học.
Toàn thể các tác phẩm có thể xem là một bộ bách khoa của Hy Lạp nhưng khác với bộ bách khoa của các nước khác ở chỗ chỉ do một người viết ra. Công trình của Aristote xứng đáng được so sánh với công trình của Alexandre. Văn chương của Aristote không bóng bẩy và thi vị như của Platon, đó là một loại văn chương chính xác và khoa học. Aristote phải đặt thêm nhiều từ ngữ mới để có thể diễn tả tư tưởng. Những từ ngữ Âu Mỹ hiện nay phải mượn ở những tác phẩm của Aristote như "faculty, mean, maxim, category, energy, actuality, motive, end, priciple, form ...". Những chữ này không khác gì những viên gạch để xây dựng tư tưởng và góp phần rất lớn trong công cuộc phát triển tư tưởng đời sau. Aristote còn viết nhiều tác phẩm văn chương nhưng đến nay đã thất truyền.
Có người cho rằng những tác phẩm của Aristote không phải do chính Aristote soạn thảo mà do các môn đệ soạn thảo sau khi ghi chú các bài giảng của Aristote. Phần lớn những tác phẩm này được xuất bản sau khi Aristote qua đời. Chỉ có một số ít tác phẩm về luận lý và văn chương được xuất bản khi Aristote còn sống. Một số những tác phẩm khác về siêu hình học và chính trị được sưu tầm từ đống giấy tờ do Aristote để lại. Có người cho rằng trong tất cả các tác phẩm và Aristote chúng ta có thể tìm thấy một lối viết văn giống nhau, điều này chứng tỏ rằng các môn đệ của Aristote thấm nhuần tư tưởng của thầy một cách sâu xa, nếu không phải tự tay Aristote soạn thảo ra các tác phảm của mình thì các tư tưởng trình bày chắc chắn là của Aristote.
"Samurai" - người mẫu Nhật Bản Aira
3. Nền tảng của luận lý học
Giá trị của Aristote là ở chỗ ông đã phát minh môn học mới, hoàn toàn không dựa vào các tác phẩm từ trước để lại. Lối suy luận của người Hy Lạp trước thời Aristote không được minh bạch, chính Aristote đã chấn chỉnh tình trạng này bằng cách đặt ra những quy luật cho sự suy luận. Ngay cả Platon đôi khi cũng vấp phải lỗi lầm suy luận không chính xác. Dưới thời trung cổ, một ngàn năm sau khi Aristote qua đời người ta còn hăng say dịch lại các sách về luận lý để theo đó mà hướng dẫn tư tưởng.
Luận lý có nghĩa là nghệ thuật và phương pháp suy nghĩ chính xác. Đó là phương pháp của tất cả các khoa học , tất cả các nghệ thuật kể cả âm nhạc. Luận lý học là một khoa học vì nó có thể được trình bày dưới nhiều định luật giống như các định luật vật lý và hình học, nó cũng là một nghệ thuật vì nó tập cho tư tưởng quen với lối suy nghĩ chính xác.
Socrate rất chú trọng đến những định nghĩa, đó là bước đầu của luận lý học. Platon luôn luôn tìm cách làm sáng tỏ các ý niệm của mình. Voltaire thường nói: "Nếu anh muốn nói chuyện với tôi, trước hết hãy định nghĩa các danh từ của anh!". Rất nhiều cuộc tranh luận vô ích, rườm rà, tốn nhiều giấy mực và xương máu có thể tránh khỏi nếu các phe liên hệ định nghĩa rõ ràng những danh từ của mình. Đó là nền tảng của luận lý học, tất cả các ý niệm, các danh từ đều phải được cân nhắc kỹ càng, đó là một công việc khó khăn, nhưng một khi đã làm xong thì mọi khó khăn đã bớt đi được một nửa.
Làm thế nào để định nghĩa một vật hoặc một danh từ? Aristote trả lời rằng trong mọi định nghĩa chính xác cần phải có 2 phần: phần thứ nhất chỉ rõ vật ấy thuộc loại nào, phần thứ hai chỉ rõ trong loại ấy, vật ấy có những gì đặc biệt? Ví dụ người là một con vật có lý trí. Định nghĩa này nêu rõ 2 phần: phần thứ nhất chỉ rõ người là một con vật, phần thứ hai chỉ rõ người khác những con vật khác ở chỗ nào: ở lý trí.
Có một vấn đề đã làm cho Aristote bất đồng với Platon và gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Theo Aristote thì những danh từ như: người, sách, cây... chỉ những vật tổng quát và trừu tượng không có trên thực tế. Những vật có thật phải được xác định bằng những tên gọi như ông Athènes, ông B.
Theo Platon thì những vật tổng quát có thực chất và tồn tại lâu dài hơn những vật đã được xác định. Vì lẽ ấy mà Platon đã cho rằng Quốc gia có trước cá nhân. Sự cách biệt này có ảnh hưởng rộng lớn trong tư tưởng của hai triết gia. Aristote thì thực tế, luôn luôn chú trọng đến hiện tại và có một thái độ khách quan. Trong khi Platon thì mơ mộng, luôn luôn nghĩ đến tương lai và có một thái độ chủ quan. Một trong các phát minh của Aristote trong lãnh vực luận lý là tam đoạn luận. Đó là một lối suy luận theo 3 phần, phần thứ ba hay là phần kết luận theo sau phần thứ nhất và phần thứ hai. Thí dụ người là con vật có lý trí, Socrate là người, vậy Socrate là một con vật có lý trí. Tam đoạn luận có thể được áp dụng trong toán học theo các công thức sau đây: A = B, B = C vậy C = A. Điều khó khăn cần phải giải quyết trong một tam đoạn luận là nếu phần thứ nhất không được chính xác thì phần kết luận lẽ cố nhiên cũng sai. Tuy nhiên, người ta thường chú trọng đến phần kết luận hơn là phần thứ nhất, do đó tam đoạn luận không đem đến những kết quả tốt. Với sự trình bày các phương pháp luận lý Aristote đã có công lớn với nhân loại là đặt nền tảng cho phương pháp suy luận chính xác mặc dù môn luận lý học gặp những chông gai và được coi như một môn học khó hiểu.
Thảo cầm viên (Sài Gòn) - ảnh Việt Nam xưa
4. Hệ thống khoa học
a.Khoa học Hy Lạp trước thời Aristote
Học giả Renan cho rằng Socrate đem triết lý cho nhân loại, còn Aristote đem khoa học cho nhân loại. Đành rằng trước Socrate và trước Aristote cũng có khoa học và triết lý nhưng còn trong trạng thái thô sơ. Đã có nhiều cuộc nghiên cứu của người Hy Lạp để phát triển khoa học nhưng những cuộc nghiên cứu ấy ngày nay không thể xem là khoa học mà chỉ có thể xem như một loại thần học. Nói một cách khác, dân Cổ Hy Lạp có khuynh hướng giảng giải tất cả những hiện tượng thiên nhiên như là hành vi của các thần linh.
Một vài người tiên phong tìm cách đi ra khỏi ngõ bí ấy. Thalès (649-550 TTL) được coi là cha đẻ của triết lý xuất thân là một nhà thiên văn lên tiếng công kích thói mê tín, xem các tinh tú trên trời như những thần linh. Môn đệ của Thalès là Anaximandre có công vẽ những vị trí của những tinh tú và đưa ra thuyết táo bạo rằng vũ trụ trước kia chỉ là một khối loãng, các hành tinh và định tinh từ trong khối ấy mà ra. Vũ trụ xoay vần theo từng chu kỳ hợp rồi tan, tan rồi hợp. Trái đất nằm trên không trung nhờ sức hút, tất cả các hành tinh đều có chất lỏng, dần dần chất lỏng ấy bốc hơi do ảnh hưởng của mặt trời. Đời sống bắt đầu ở dưới biển và lần lần xuất hiện trên mặt đất vì biển bị bốc hơi. Những con vật không còn nước để sống dần dần tập thở không khí, đó là thuỷ tổ của những giống vật sống trên đất. Ngay cả loài người cũng phải có một hình dáng khác bây giờ. Vì nếu loài người quá yếu ớt lúc sơ sinh và đòi hỏi quá nhiều thời gian để trưởng thành như ngày nay thì không sao có thể tồn tại đến ngày nay.
Một triết gia khác Anaximènes cho rằng vũ trụ bắt đầu bằng một khối chất loãng. Khối ấy dần dần cô đọng lại thành gió, mây, nước, đất và đá. Ba trạng thái của vật là trạng thái khí, lỏng và đặc là 3 giai đoạn của sự cô đọng. Động đất là do sự cô đọng chất lỏng trong lòng đất. Đời sống và linh hồn là một sức mạnh tiềm tàng có mặt khắp nơi.
Anaxagoras tìm cách giảng giải nhật thực và nguyệt thực. Ông là thầy học của danh tướng Periclès. Ông khám phá sự hô hấp của cây cỏ và loài vật. Ông đưa ra giả thuyết rằng sở dĩ loài người thông minh hơn súc vật là nhờ biết đi 2 chân trong khi dành 2 tay để làm những việc khác.
Một học giả khác tên là Héraclite đã hy sinh tất cả của cải để hiến mình cho sự nghiên cứu khoa học. Ông tìm thấy rằng tất cả mọi vật đều thay đổi. Tạo hoá xoay vần theo từng chu kỳ. Sự đấu tranh là cha đẻ của vạn vật. Một học giả khác đã đưa ra thuyết tiến hoá: ông cho rằng các bộ phận trong cơ thể của muôn loài đều thay đổi theo với luật đào thải. Những bộ phận nào đáp ứng với nhu cầu và thích hợp với hoàn cảnh sẽ được tồn tại trong khi những bộ phận khác không thích hợp sẽ bị đào thãi. Một vài học giả khác đã đi gần đến thuyết nguyên tử dù một cách rất thô sơ. Họ cho rằng ngoài thế giới hiện tại còn có vô số thế giới khác. Các hành tinh trong vũ trụ thường va chạm nhau và làm tan vỡ nhiều thế giới. Trên đây là những điều mà các học giả Hy Lạp dưới thời Aristote đã tìm thấy. Cần phải công nhận mặc dù với những dụng cụ thô sơ, công trình phát minh của họ không phải nhỏ. Mặt khác, chính chế độ nô lệ làm trì hoãn các phát minh khoa học giúp ích đời sống: trong khi các nô lệ làm tất cả những công việc nặng nhọc thì không ai nghĩ đến việc phát minh máy móc làm gì. Trái lại phần lớn tư tưởng các học giả hướng về các vấn đề chính trị và xã hội trong một nước Hy Lạp bị chia rẽ bởi nhiều phe nhóm chống đối nhau gay gắt. Do đó triết lý và khoa học chính trị có phần phong phú hơn những ngành khoa học khác.
Kiểu nữ chân dài châu Á khoe dáng sexy trên ghế sô pha.
b. Aristote một nhà nghiên cứu thiên nhiên
Nếu chúng ta bắt đầu bằng cách khảo sát một tác phẩm của Aristote nhan đề là Vật lý học, chúng ta sẽ bị thất vọng. Sự thật là trong cuốn vật lý học ấy chỉ trình bày những khái niệm siêu hình về vật chất, sự chuyển động, không gian, thời gian, nguyên lý, và những khái niệm tương tự. Một đoạn đặc sắc trong tác phẩm trên là đoạn công kích khái niệm chân không của một học giả đương thời. Aristote cho rằng trong vũ trụ không làm gì có chân không. Ngày nay thuyết của Aristote đã bị khoa học chứng minh là sai, nhưng chính nhờ sự công kích mà chúng ta biết được một thuyết khoa học có giá trị. Về khoa thiên văn Aristote không tiến bộ hơn các học giả đương thời là bao. Ông công kích thuyết của Pythagore cho rằng mặt trời là trung tâm điểm của thái dương hệ, ông một dành vinh dự ấy cho trái đất. Tuy nhiên ông cũng có nhiều nhận xét giá trị về sức nóng của mặt trời làm bốc hơi nước biển, làm cạn sông ngòi, nước bốc hơi thành mây và rơi xuống thành mưa. Ông cho rằng xứ Ai cập là công trình của xông Nil: chính phù sa của nước sông này trong hàng ngàn thế kỷ đã đem lại cho xứ Ai cập những vùng đất phì nhiêu. Aristote cũng đã giảng giải một cách thoả đáng sự thành lập các lục địa trên trái đất, ông cho rằng các lục địa được nảy sinh và dần dần biến mất dưới đáy biển cùng với tất cả những nền văn minh ở trên ấy trong một sự thay đổi tuần hoàn. Con người đi từ trạng thái sơ khai đến trạng thái văn minh cực độ rồi sẽ trở về trạng thái sơ khai do những biến cố vĩ đại của tạo hoá.
c. Nền tảng của khoa sinh vật học
Trong khi Aristote quan sát những loại sinh vật trong vườn bách thảo rộng lớn của ông, tự nhiên ông nhận thấy rằng những loại sinh vật có thể được xếp hạng và giữa những hạng ấy có những mối liên hệ mật thiết trong nhiều phương diện khác nhau chẳng hạn như trong sự cấu tạo cơ thể, cách sinh sống, sự thụ thai, sự cảm xúc... Những mối liên hệ này nối liền những loại sinh vật thô sơ nhỏ bé nhất đến những loại sinh vật phức tạp nhất. Trong lĩnh vực những loại sinh vật thô sơ nhỏ bé người ta rất khó lòng phân biệt một sinh vật và một khoáng chất. Aristote cho rằng ranh giới giữa một sinh vật và một khoáng chất trong lãnh vực này rất mơ hồ và đáng nghi ngờ. Mặt khác, người ta không thể phân biệt động vật và thực vật. Đối với một vài loại có thể xem là thực vật cũng được mà xem là động vật cũng được. Trong nhiều trường hợp khác rất khó phân biệt một loại này với một loại khác. Người ta có thể kết luận rằng đời sống trên trái đất phát triển một cách liên tục từ trạng thái thô sơ nhất đến trạng thái phức tạp nhất. Trí thông minh cùng phát triển theo với trạng thái, nói cách khác: trạng thái càng phức tạp, trí thông minh càng phát triển. Đồng thời các cơ quan kiểm soát càng ngày càng tập trung, thần kinh hệ được phát triển cùng với sự tập trung này.
Mặc dù có những nhận xét xác đáng kể trên, Aristote không chủ trương thuyết tiến hoá. Ông đả kích thuyết cho rằng các sinh vật đấu tranh để sống và chỉ những sinh vật nào thích hợp nhất mới được tồn tại. Ông cũng phủ nhận thuyết cho rằng con người trở nên thông minh nhờ dùng 2 tay để làm việc thay vì để di chuyển. Ông nói rằng cần phải suy nghĩ ngược lại nghiã là con người biết dùng 2 tay để làm việc vì đã trở nên thông minh.
Vì các phương tiện nghiên cứu và quan sát trong lãnh vực này còn thiếu sót nên Aristote có nhiều lầm lẫn: Ông không biết gì về sự hiện hữu của các bắp thịt trong cơ thể, ông không phân biệt động mạch và tĩnh mạch, ông tưởng rằng khối óc dùng để làm cho máu trở nên lạnh, ông tin rằng đàn ông có nhiều mảnh xương sọ hơn đàn bà, ông tin rằng người ta chỉ có 8 cặp xương sườn và đàn bà có ít răng hơn đàn ông.
Đó là những sự nhầm lẫn tuy rõ ràng nhưng không quan trọng so với sự đóng góp của Aristote vào nền sinh vật học. Ví dụ ông biết rằng loài chim và loài bò sát có cơ thể rất giống nhau, loài khỉ là một loài trung gian giữa người và vật 4 chân. Ông nhận xét rằng linh hồn của trẻ sơ sinh cũng giống như linh hồn của súc vật. Các món ăn quyết định cách sinh sống: có những con thú sống theo đàn, có những con thú sống cô độc, miễn làm sao chúng có thể kiếm ăn một cách dễ dàng. Ông đã tìm ra kết luận gần giống như thuyết của Von Baer về các đặc tính của giống nòi và thuyết của Spencer về sự tương quan của các giống vật và sự phát triển của chúng. Nói một cách khác, một giống vật càng phát triển thì sự sinh đẻ càng ít. Ông nhận xét khuynh hướng bình đẳng của các giống vật nghĩa là những phần tử xuất chúng, do sự giao cấu với các phần tử thấp kém hơn dần dần sẽ mất các đặc tính của mình. Sau hết Aristote tạo nên một khoa học về sự phát triển của bào thai. Ông nói rằng muốn quan sát sự vật một cách chính xác không gì bằng quan sát ngay trong thời kỳ thai nghén. Hyppocrate cũng đã áp dụng phương pháp này bằng cách quan sát trứng gà lộn trong những thời kỳ khác nhau và đã viết cuốn sách nhan đề là Nguồn gốc của đứa trẻ. Aristote cũng nghiên cứu hiện tượng này và những nhận xét của ông còn làm cho các nhà khoa học ngày nay phải ngạc nhiên. Chắc ông đã làm nhiều thí nghiệm về khoa sinh sản vì ông phủ nhận thuyết cho rằng nam tính hoặc nữ tính của bào thai phụ thuộc vào vị trí của ngọc hành. Ông còn đưa ra nhiều vấn đề thời sự về nhân chủng chẳng hạn như ông đã nhận xét một cuộc hôn nhân giữa người đàn bà da trắng và người đàn ông da đen. Tất cả những đứa con sinh ra đều da trắng nhưng đến thế hệ thứ hai thì nhiều đứa con da đen xuất hiện. Đó chỉ là một nhận xét mở đầu cho định luật danh tiếng về nhân chủng học mệnh danh là định luật Mendel. Nói tóm lại mặc dù những sai lầm trong các tác phẩm về sinh lý học của ông, Aristote cũng đã đặt nền móng cho khoa học này. Nếu chúng ta để ý rằng các phương pháp sưu tầm và nghiên cứu thời ấy rất thô sơ, chúng ta phải công nhận thiên tài vĩ đại của Aristote.
-Chụp đi chứ... tớ xái cả cần cổ đây này...!!!
5. Siêu hình học và thực chất của Thiên Chúa

Có thể nói rằng siêu hình học theo Aristote là sự tiếp tục của sinh lý học. Tất cả mọi vật trong vũ trụ đều tiến hoá do một sức mạnh nội tâm. Mỗi một thực thể có thể được xem như một hình thể do một nguyên thể mà phát sinh ra. Ví dụ con người là hình thể, do đứa trẻ là nguyên thể phát sinh. Đứa trẻ là hình thể do bào thai là nguyên thể phát sinh. Bào thai là hình thể do noãn châu là nguyên thể phát sinh. Nếu chúng ta đi lần mãi vào nguồn gốc của nguyên thể chúng ta sẽ tìm thấy một ý niệm về nguyên thể mà không có hình thể (tức là Thiên chúa). Tất cả mọi vật trong vũ trụ đều tiến triển đến một cứu cánh, cứu cánh cuối cùng mới là quan trọng. Những sự nhầm lẫn của tạo hoá là nguyên do của những quái thai. Sự phát triển không phải là một việc ngẫu nhiên mà chính đã được hướng dẫn từ bên trong. Ví dụ cái trứng gà được cấu tạo để thành một con gà chứ không phải một con vịt, hột bồ đề được cấu tạo để thành một cây bồ đề chứ không phải một cây lau. Do đó theo quan niệm của Aristote thì quyền lực của Thiên chúa được thể hiện trong các hiện tượng thiên nhiên.
Aristote quan niệm rằng có một Thiên chúa. Ông đi từ quan niệm cử động trong vũ trụ: mọi vật trong vũ trụ đều cử động xoay vần mãi mãi, nguyên do sự cử động ấy là ở đâu? Aristote cho rằng nguyên do ấy là ở Thiên chúa, đó là vị chúa tể đã làm cho các tinh tú và hành tinh trong vũ trụ hoặc các yếu tố nhỏ hơn được xoay vần cử động theo một định luật bất di bất dịch. Vị chúa tể này không có hình thể, không thể phân chia, không thể thay đổi, không thể bị huỷ diệt. Theo Aristote thì Thiên chúa không tạo nên vũ trụ, ngài chỉ làm cho vũ trụ cử động. Ngài là cứu cánh cuối cùng của sự vật, là nguyên thể của vũ trụ, là lẽ sống, là toàn thể những diễn tiến sinh lý, là động lực của toàn thể. Ngài là năng lực hoàn toàn, có thể so sánh được với quan niệm năng lực của nền khoa học và triết lý hiện đại.
Aristote còn quan niệm rằng thượng đế là một thực thể có nhiều bí hiểm vì ngài không bao giờ làm gì, không có ý muốn, không có mục đích, không có hành động. Vì ngài là đấng toàn năng nên không bao giờ ngài ước muốn, vì không ước muốn nên không bao giờ ngài hành động.
Theo Triethọc.edu.vn
"Xanh quyến rũ" - người mẫu Lê Trang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét