Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Đức Phật A di đà

A di đà hay A Di Đà (chữ Hán: 阿彌陀) là danh từ phiên âm có gốc từ hai chữ trong tiếng Phạn: amitābha và amitāyus.Amitābha dịch nghĩa là "vô lượng quang" "ánh sáng vô lượng"; amitāyus có nghĩa là "vô lượng thọ" - "thọ mệnh vô lượng". (ảnh không liên quan đến bài viết)

Đây là tên của một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại thừa. A di đà trụ trì cõi Cực lạc (tiếng Phạn: sukhāvatī) ở phương Tây. Phật A di đà được tôn thờ trong Tịnh độ tông tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Tạng, tượng trưng cho Từ bi và Trí tuệ.
Trong lịch sử đạo Phật, việc tôn xưng A di đà là một mốc phát triển quan trọng. Phép niệm A di đà là một cách tu dưỡng mới của Phật tử, không phải trải qua vô số kiếp. Đây là cách tu dưỡng dựa vào Tha lực, dựa vào đại nguyện của một vị Phật - một phép tu "nhanh chóng, dễ dàng" hơn chứ không chỉ dựa vào tự lực của chính mình. Đó là phép tu nhất tâm niệm 10 lần danh hiệu "Nam mô A di đà Phật" lúc lâm chung để được sinh vào cõi Cực lạc. Để có thể đủ sức vững vàng niệm đủ 10 lần câu "Nam mô A Di Đà Phật" cận ngay lúc lâm chung thì lúc bình thường phải kiên trì niệm Phật thường xuyên.
Pháp tu này dựa trên 3 nền tảng Tín, Nguyện, Hạnh nghĩa là:
Tín là tin tưởng vào cõi Tịnh độ, tin vào lời thề tiếp dẫn chúng sanh của Phật A Di Đà, tin vào khả năng của mình hoàn toàn có thể thực hiện được và được Phật tiếp dẫn vãng sanh về cõi Tịnh độ.
Nguyện là phát nguyện dũng mãnh, tha thiết, quyết tâm về cõi Tịnh độ, từ đó buông xả, không tham luyến bất kỳ điều gì khác. Dù để thành Phật cứu giúp chúng sanh hay chỉ để giải thoát khỏi khổ ách trong sinh tử luân hồi, người theo pháp tu này cũng đều có phát nguyện mạnh mẽ, nhất quyết về cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà.
Hạnh là công phu trì niệm và tu tập, nghĩa là từ niềm tin và phát nguyện mạnh mẽ, người tu kiên trì niệm "Nam mô A Di Đà Phật" thường xuyên. Chính công phu tích lũy này sẽ giúp người tu được bảo vệ, gia trì để đủ khả năng niệm đủ 10 lần câu "Nam mô A Di Đà Phật" lúc lâm chung để ứng với đại nguyện của Phật A Di Đà đến tiếp dẫn về cõi Tịnh độ.
Tóm lại tuy thấy 10 niệm lúc lâm chung là dễ dàng nhưng thực ra không dễ. Vì nếu người tu không kiên trì tu tập lúc sinh thời thì khi lâm chung đối diện với sự đau đớn, luyến tiếc, oan gia trái chủ đến đòi nợ thì không thể đủ khả năng nhớ được chứ đừng nói niệm đủ 10 niệm "Nam mô A Di Đà Phật". Ngược lại, người nào tu tập kiên định lúc sinh thời thì lúc lâm chung sẽ dễ dàng niệm đủ 10 niệm "Nam mô A Di Đà Phật". Dù cho thể xác có đau đớn, bất ngờ nhưng tinh thần vẫn an nhiên tự tại vì công phu tu tập đã làm cho câu "Nam mô A Di Đà Phật" đã ăn sâu vào tâm thức. Cộng thêm sự gia trì của Phật A Di Đà và đông đảo Bồ tát thì đới nghiệp vãng sanh về cõi Tịnh độ, được giải thoát là chắc chắn.
Rạng ngời Hotgirl Việt.
Những miêu tả về Phật A di đà
Trong lịch sử PHật giáo thì Phật A di đà được tôn thờ sớm nhất trong lịch sử, vào hàng a tăng kỳ kiếp trước có một vì vua sau khi nghe đức Phật thuyết pháp thì lập tức giác ngộ và từ bỏ ngai vàng mà đi theo đức Phật để quy y pháp danh là Pháp Tạng và đã thành Phật hiệu là A Di Đà (16 triệu 800 ngàn năm là một tiểu kiếp, 20 tiểu kiếp bằng 1 trung kiếp, 4 trung kiếp (thành, trụ, hoại, không) bằng một đại kiếp, một a tăng kỳ kiếp là 10140 kiếp (thường chỉ nói kiếp có nghĩa là đại kiếp). Thân hình của vị Phật này thường được vẽ bằng màu đỏ, tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây. Một tay của A di đà bắt ấn thiền định, tay kia giữ một cái bát, dấu hiệu của một giáo chủ, cũng có ảnh một tay đức phật cầm tòa sen, một tay xòe ra đưa xuống đất có ý nghĩa để dẫn dất chúng sinh lên tòa sen về cõi tịnh độ. Tòa sen tượng trưng cho sự thanh tịnh và hai con công là biểu hiện của sự thoát hiểm, thoát khổ. Tại Ấn Độ và Tây Tạng, người ta tin rằng con công có thể ăn tất cả những chất độc mà không bị ảnh hưởng gì.
Tượng A Di Đà thường có những nét đặc trưng: đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, mình mặc áo cà sa, ngồi hoặc đứng trên tòa sen.
Phật A di đà cũng thường được trình bày với hình tượng mang vương miện kết bằng ngọc quí, có khi dưới dạng của Pháp Tạng tỉ khâu, đầu cạo trọc, một dạng tiền kiếp của phật A Di Đà. Thông thường, A di đà được vẽ ngồi trên tòa sen, tay Ngài bắt ấn thiền hay ấn giáo hóa. Cùng được thờ chung với A di đà là hai Bồ Tát, đó là Quán Thế Âm (sa. avalokiteśvara), đứng bên trái và Đại Thế Chí (sa.mahāsthāmaprāpta), đứng bên phải. Có khi người ta trình bày Phật A di đà đứng chung với Phật Dược Sư (sa.bhaiṣajyaguru-buddha).
Tương truyền rằng một trong số những kiếp luân hồi của A di đà từng là một nhà vua. Sau khi phát tâm mộ đạo, vị vua này từ bỏ ngôi báu và trở thành một tỳ kheo với tên là Pháp Tạng (sa. dharmākara). Ngài quyết tâm tu hành thành Phật và nguyện giúp chúng sinh tái sinh vào cõi Cực lạc của mình và cũng sẽ thành Phật. Phật A di đà lập 48 đại nguyện nhằm giúp chúng sinh giải thoát.
-Eo ơi... bé cái nhầm rồi gấu ơi là gấu ơi...!!!
48 đại nguyện của Phật A di đà
1. Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
2. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhân nước tôi sau khi mạng chung còn trở lại ba ác đạo thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
3. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhân nước tôi chẳng đều thân màu vàng ròng thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
4. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhân nước tôi sắc thân chẳng đồng có kẻ xấu người đẹp thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
5. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhân nước tôi chẳng biết túc mạng, tối thiểu là biết sự việc trong trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
6. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhân nước tôi chẳng được thiên nhãn, tối thiểu là thấy trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
7. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhân nước tôi chẳng được thiên nhĩ, tối thiểu là nghe lời thuyết pháp của trăm ngàn ức na do tha chư Phật và chẳng thọ trì hết, thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
8. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhân nước tôi chẳng được tha tâm trí, tối thiểu là biết tâm niệm của chúng sanh trong trăm ngàn ức na do tha cõi nước, thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
9. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhân nước tôi chẳng được thần túc, tối thiểu là khoảng một niệm qua đến trăm ngàn ức na do tha nước Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
10. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhân nước tôi nếu sinh lòng tưởng nghĩ tham chấp thân thể thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
11. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhân ở nước tôi, chẳng an trụ định tụ quyết đến diệt độ thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
12. Giả sử khi tôi thành Phật, quang minh có hạn lượng, tối thiểu chẳng chiếu đến trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
13. Giả sử khi tôi thành Phật, thọ mạng có hạn lượng, tối thiểu là trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
14. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng Thanh Văn trong nước tôi mà có người tính đếm được, nhẫn đến chúng sanh trong cõi Ðại Thiên đều thành bậc Duyên Giác cùng nhau chung tính đếm suốt trăm nghìn kiếp mà biết được số lượng ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
15. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhân nước tôi thọ mạng không ai hạn lượng được, trừ họ có bản nguyện dài ngắn tự tại. Nếu chẳng như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
16. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhân nước tôi mà còn nghe danh từ bất thiện thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
17. Giả sử khi tôi thành Phật, mười phương vô lượng chư Phật chẳng đều ngợi khen xưng tụng danh hiệu của tôi thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
18. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sinh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sinh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sinh thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
19. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sinh ở mười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sinh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
20. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sinh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sinh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
21. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhân nước tôi chẳng đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhân thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
22. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi nước khác sinh về nước tôi rốt ráo tất cả đến bậc nhứt sinh bổ xứ. Trừ người có bản nguyện tự tại hóa độ, vì chúng sinh mà mặc giáp hoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu hạnh Bồ Tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sinh khiến họ đứng nơi đạo chính chân vô thượng, vượt hơn công hạnh của hạng tầm thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
23. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi thừa thần lực Phật đi cúng dường chư Phật, khoảng bữa ăn nếu không đến khắp vô số vô lượng ức na do tha cõi nước thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
24. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi ở trước chư Phật hiện công đức mình, nếu những thứ dùng để cúng dường không có đủ theo ý muốn thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
25. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng thể diễn nói nhất thiết trí thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
26. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng được thân Kim Cương Na la diên thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
27. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhân và tất cả vạn vật trong nước tôi trang nghiêm thanh tịnh sáng rỡ hình sắc đặc biệt lạ lùng vi tột diệu không ai lường biết được, dầu là có thiên nhãn mà biện biệt được danh số ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
28. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi, nhẫn đến người công đức ít nhất mà chẳng thấy biết đạo tràng thọ màu sáng vô lượng cao bốn trăm muôn dặm thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
29. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi nếu đọc tụng thọ trì diễn thuyết kinh pháp mà chẳng được trí huệ biện tài thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
30. Giả sử khi tôi thành Phật, trí huệ biện tài của Bồ tát trong nước tôi mà có hạn lượng thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
31. Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi thanh tịnh soi thấy tất cả vô lượng vô số bất khả tư nghị thế giới chư Phật mười phương, như gương sáng soi hiện hình gương mặt, nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
32. Giả sử khi tôi thành Phật, từ mặt đất lên đến hư không, những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật trong nước tôi đều dùng vô lượng châu báu, trăm ngàn thứ hương hiệp lại làm thành xinh đẹp kỳ lạ hơn hàng thiên nhơn. Hương ấy xông khắp vô lượng thế giới mười phương. Bồ Tát nghe mùi hương ấy đều tu hạnh Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
33. Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sinh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương, được quang minh tôi chiếu đến thân, thân họ nhu nhuyến hơn hẳn hàng thiên nhân. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
34. Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sinh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi mà chẳng được Bồ Tát vô sinh pháp nhẫn các thâm tổng trì thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
35. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng nữ nhân của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi vui mừng tin ưa phát tâm Bồ đề nhàm ghét thân người nữ, nếu sau khi chết mà họ còn sinh thân người nữ lại thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
36. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong vô lượng bất tư nghì thế giới mười phương thế giới nghe danh hiệu tôi sau khi thọ chung thường tu phạm hạnh đến thành Phật đạo. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
37. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhân trong vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi rồi năm vóc gieo xuống đất cúi đầu vái lạy vui mừng tin ưa tu hạnh Bồ Tát thì được chư Thiên và người đời đều kính trọng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
38. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhân nước tôi muốn được y phục liền tùy nguyện hiện đến, y phục đẹp đúng pháp như Phật khen ngợi tự nhiên mặc trên thân. Nếu còn phải may cắt nhuộm giặt thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
39. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhân nước tôi hưởng thọ khoái lạc chẳng như bậc lậu tận Tỳ Kheo thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
40. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát nước tôi tùy ý muốn thấy vô lượng nước Phật trang nghiêm thanh tịnh mười phương thì liền được toại nguyện, đều được soi thấy ở trong những cây báu, như thấy mặt mình hiện rõ trong gương sáng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
41. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó đến lúc thành Phật nếu các căn thân còn thiếu xấu chẳng được đầy đủ thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
42. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được thanh tịnh giải thoát tam muội, khoảng một lúc phát ý, cúng dường vô lượng bất khả tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà không mất tâm chính định. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
43. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, sau lúc thọ chung sinh nhà tôn quý. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
44. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở tu hạnh Bồ Tát đầy đủ cội công đức. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
45. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được phổ đẳng tam muội, an trụ trong tam muội nầy đến lúc thành Phật thường thấy vô lượng bất khả tư nghị tất cả chư Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
46. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở trong nước tôi tùy chí nguyện của mỗi người muốn được nghe pháp liền tự nhiên được nghe. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
47.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đến bực bất thoái chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.
48.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đệ nhất nhẫn, đệ nhị nhẫn và đệ tam pháp nhẫn, nơi các Phật pháp chẳng liền được bực bất thoái chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
Tỳ kheo Pháp Tạng thuyết xong 48 điều đại nguyện, cõi đất sáu thứ chấn động. Trời rưới mưa hoa trỗi nhạc vui mừng khen ngợi. Trong hư không tiếng chư Phật như hải triều âm vang vọng: “Tỳ Kheo Pháp Tạng quyết thành tựu quả vô thượng chánh giác”.
Từ đó về sau số kiếp nhiều không thể nghĩ bàn, Tỳ kheo Pháp Tạng thực hành đầy đủ đại nguyện lực ấy, Kiến tạo xong Thế giới Cực lạc, thành Phật hiệu là A Di Đà.
Elisabeth Reyes sở hữu gương mặt xinh đẹp và những đường cong nóng bỏng.
Chân ngôn
Phật A di đà là tâm của một số thần chú trong Phật giáo thực hành Kim Cương thừa. Các hình thức thần chú của Phật A di đà là: (Devanagari: oṃ amitābha hrīḥ), được phát âm trong phiên bản tiếng Tây Tạng là Om ami Dewa HRI (tiếng Phạn: om amideva hrīḥ).
Vãng sinh tinh độ thần chú hay còn gọi là vãng sanh quyết định chân ngôn hoặc chú vãng sanh, gọi đầy đủ là Bạt nhất thiết nghiệp chướng Căn bổn đắc sinh Tịnh Độ Đà La Ni được lấy từ Vô Lượng Thọ Kinh cùng với Phật thuyết A Di Đà Căn Bổn Bí Mật Thần Chú Kinh:
namo amitābhāya tathāgatāya tadyathā
amṛtabhave amṛtasaṃbhave
amṛtavikrānte amṛtavikrāntagāmini
gagana kīrtīchare svāhā
Phiên âm ra tiếng Việt là:
"Nam mô a di đa bà dạ
Đa tha già đa dạ
Đa địa dạ tha
A di rị đô bà tỳ
A di rị đa tất đam bà tỳ
A di rị đa tỳ ca lan đế
A di rị đa tỳ ca lan đa già di nị
Già già na, chỉ đa ca lệ
Ta bà ha".
Theo Wikipedia
Chùa Láng (Hà Nội) - ảnh Việt Nam xưa 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét