Chân dung nhà văn Nguyễn Tuân. |
Nhà văn Nguyễn Tuân nổi tiếng là người sành ăn. Với ông, Ăn là một nghệ thuật, một giá trị thẩm mỹ, một sự khám phá cái ngon mà tạo hóa đã ban cho. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Tinh tế quá hóa ngây thơ
Ông Nguyễn Tuân được người ta đồn là người sành ăn. Nhà văn Tô Hoài giải thích: ông Tuân rất mê lối sống ngông của ông Tản Đà. Mà Tản Đà là một ông ăn uống chúa cầu kỳ. Nguyễn Tuân học theo, dần dần lại nổi tiếng hơn cả thầy, có khi còn mang vạ.
Ấy là cái dạo ông viết bài ca ngợi phở, ca ngợi giò chả. Lúc ấy xã hội đang thiếu gạo, cơm mọi nhà dân phải độn ngô khoai, sắn lát. Ăn phở là vi phạm chính sách lương thực. Thịt càng hiếm, giò chả là thứ xa xỉ, nhiều người dân như đã quên hẳn mùi vị các món ấy.
Nguyễn Tuân có lẽ thấy nó sắp thành một thứ vang bóng nên mới viết thành văn. Văn ông Nguyễn Tuân mà gợi chuyện ăn uống, nói chữ là ẩm thực, thì tài lắm. Chỉ đọc mà thấy hương, thấy vị. Tai hại nhất là sinh thèm ăn. Mà đã thèm là sinh tiêu cực. Thèm gì cũng thế. Thèm ăn thì lại càng nguy.
Làm duyên cùng áo dài. |
Ăn, đối với Nguyễn Tuân là một nghệ thuật, một giá trị thẩm mỹ, một khám phá cái ngon lành của tạo hoá ban cho loài người. Nguyễn Tuân chê Xuân Diệu, người hay tính ăn uống bằng calo, bằng tỷ lệ prôtit, lipit...Ông bảo đấy là nạp năng lượng vào dạ dày, không phải là ăn. Ăn không chỉ là thao tác của bộ máy tiêu hoá mà nó còn thuộc về tâm, về trí, về tình, về cảm.
Người đời kiếm được miếng ăn đã khó. Nhưng ăn sao cho ra ăn cái miếng đó lại còn khó hơn. Cho nên cách nấu nướng ăn uống trong thiên hạ nó mới phong phú không sao kể xiết. Những người ăn tinh như ông Nguyễn Tuân rất chịu khổ công sưu tầm các cách ăn cách uống của dân mình.
Năm 1975, ngay sau giải phóng Sài Gòn ông Nguyễn Tuân đã có mặt ở Nam Bộ. Người lái xe đưa ông đi thăm các vùng đất Lục tỉnh là một anh luật sư mất việc đang làm phát hành báo cho tờ Văn Nghệ giải phóng, anh Nguyễn Hà. Anh Hà gốc Bắc nhưng gia đình vào Nam sinh sống đã lâu. Anh nhớ Hà Nội trong hoài niệm và yêu văn Nguyễn Tuân qua "Vang bóng một thời".
"Phố" - tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái |
Thấy ông cụ mải mê nghe, tỉ mỉ hỏi, Hà hăng lên, cũng “sáng tác” ra nhiều chi tiết lạ. Chẳng hiểu ông Nguyễn Tuân có loại được những điều anh chàng Hà bịa tạc ra không. Hà nói: ông cụ hỏi tỉ mỉ lắm, lại ngẫm nghĩ, có vẻ rất tin. Thế là Hà đâm lo. Hà thú với tôi:
- Hôm ấy nhân nói chuyện về phở Pasteur Sài Gòn, ông Nguyễn Tuân than: Ngay ngoài Bắc bây giờ phở cũng pha tạp lắm. Ông cho rằng đúng vị phở thì phải là phở chín, thịt thái dày, nước dùng trong. Bây giờ họ cho vào phở đủ thứ, giò sống, trứng gà, có nơi cả thịt chó. Ông buồn vì phở như buồn cho thế thái nhân tình.
Hà đẩy thêm kịch tính, cu cậu cũng than:
- Ôi bác ơi! ở đất Sài Gòn này họ ăn phở còn bi thương hơn. Không phải chỉ uống trà nó mới tương đá vào. Phở nó cũng cho đá.
Thấy nhà văn lớn trợn mắt kinh ngạc nhưng đầy thích thú, Hà được thể khẳng định:
- Vâng, nó cho ngay một cục đá vào bát phở nóng rồi xì xụp húp.
Ông Nguyễn Tuân lắc đầu thán phục:
- Kỳ lạ, kỳ lạ quá. Bây giờ tôi mới nghe. Thế anh ăn bao giờ chưa?
- Cháu ăn mấy lần rồi. Cháu không thích, ăn để biết thôi. Hôm nào cháu đưa bác đi - Hà cứng cỏi hứa hẹn.
Nhưng rồi cho đến khi ông Nguyễn Tuân ra Bắc, Hà cũng chưa đưa ông đi. Có đâu mà đưa. Anh chàng ân hận lắm. Lừa người già là trăm tội. Nhờ tôi lựa lời đính chính. Hà cũng hy vọng ông Nguyễn Tuân không tin vì không thấy ông nhắc lại chuyện đưa ông đi ăn phở đá.
"Thảnh thơi" - người mẫu Nhật Bản |
Dễ đến mười năm sau, trong một lần đi cùng ông tới trường Trung cấp Sư phạm Hưng Yên nói chuyện. Tôi nói chuyện thơ. Ông Nguyễn kể chuyện viết văn của ông. Trên xe, đột ngột ông hỏi tôi:
- Cậu đã nghe ở Sài Gòn họ ăn phở với nước đá chưa?
- Cháu có nghe. Họ thí điểm không thành công nên thôi ngay.
Không ai nhắc đến nữa. Nam Bộ nóng, cứ nghĩ món gì cũng cho đá. Tôi nói ào cho qua. Nhưng ông Nguyễn vẫn phân vân:
- Thế thì đổ mẹ nó gáo nước lã vào bát phở cho xong!
Tôi đành kéo ông sang chuyện khác:
- Cháu nghe nói món mần thắn thì chỉ các hiệu Tàu hàng Buồm nấu là ngon. Từ ngày họ về Tàu, món này kém hẳn.
Ông Nguyễn Tuân ngồi lặng, rồi chậm rãi hồi ký:
- Hồi trước (ý là trước cách mạng) tôi hay ăn món ấy ở hiệu Tàu đầu phố Hàng Giày. Cái hiệu có lòng nhà hẹp và lão chủ đi dép không bao giờ nhấc chân, cứ kéo lê. Mần thắn nó ngon nhưng mình ghét lão chủ. Nó chẳng trò chuyện với ai bao giờ.
Mình gọi món bằng tiếng Ta thì nó gọi to cho đầu bếp bằng tiếng Tàu. Cũng chỉ gọi một câu rồi lại loẹt quẹt lê dép. Hôm ấy mình vừa đảo thìa vào bát thì thấy xác một con gián. Mình vẫy lão chủ lại. Phen này thì mày chết với ông. Mình chỉ vào tang chứng, đắc ý hỏi:
- Con gì đây ông chủ?
- A a, con gián à, con gián đấy mà.
Thằng cha trả lời thản nhiên như mình chưa thấy con gián bao giờ.
- Con gián chết trong bát mần thắn đấy.
Mình nói to cốt cho những khách ăn quanh đấy chú ý. Nhưng người ta vẫn mải ăn. Thằng kia vẫn bình thản như giảng bài cho mình.
- Ô nước dùng nóng lắm, nóng thì nó phải chết, sống thế nào được lớ!
Trường sư phạm Hưng Yên đưa xe về mời cụ Nguyễn Tuân tới nói chuyện văn. Cụ Nguyễn Tuân... dỗi định không đi vì cứ phải lên - xuống xe liên tục.
Hồi ấy, tôi nhớ khoảng cuối những năm 70, trường sư phạm Hưng Yên đưa xe về Hà Nội đón cụ Nguyễn Tuân tới nói chuyện văn, tôi cũng được mời đi làm cái việc nói chuyện thơ, có cả các diễn viên của buổi tiếng thơ Đài Tiếng nói VN, chị Trần Thị Tuyết, chị Vũ Kim Dung và bác Đinh Khắc Ban cùng đi.
Xe đi từ Hưng Yên chắc phải từ nửa đêm, vừa rạng sáng đã thấy túc trực ở cửa nhà cụ Nguyễn, cuối phố Trần Hưng Đạo, gần ga. Một thày giáo đi đón. Sợ nhà văn phải dậy sớm, thày giáo giữ lễ, đứng chờ cùng tài xế ở ngoài đường, sáng bạch mới dụt dè vào gõ cửa.
Cửa mở, cụ Nguyễn Tuân đã quần áo tề chỉnh ngồi đợi. Không biết có phải cụ nhìn thấy cái com măng ca “đít vuông” đậu ngoài cửa mà đoán ra tình thế nên chuẩn bị trước, hay do thói quen người cao niên, dậy sớm, đi đâu cũng không phiền người ta phải chờ đợi.
Hai ông con lên xe, cụ Nguyễn Tuân ngồi ghế trước, cạnh ông tài.
"Xanh và đỏ" - người mẫu Israel Bar Refaeli |
Ghế cạnh lái xe, cụ Nguyễn Tuân ngồi là êm nhất, nhưng có cái phiền là khi xe đã căng bạt phía sau , mà phải căng cho khỏi bụi, thì mỗi khi có ai xuống lên, cái ghế ấy phải lật lên, lấy chỗ đi qua.
Nghĩa là cụ Nguyễn Tuân phải một lần xuống xe. Đón cụ Nguyễn Tuân xong, xe đến đón tôi ở phố Trương Hán Siêu, cách đó chỉ một cây số. Cụ Nguyễn lại phải xuống xe, lật ghế cho tôi vào ngồi phía sau. Tôi cũng đã chuẩn bị, nghe thày giáo gọi là ra xe ngay.
Tôi và thày giáo ngồi mớm hai đầu ghế dài , thò cổ lên nói chuyện với nhà văn lão thành. Cụ Tuân tóc bạc trắng, da dẻ hồng hào. Buổi đầu ngày, mát giời, trông cụ tươi tắn.
Cụ bảo tôi: bài ký về Cà Mau của anh tôi đọc rồi. Tôi nghe cảm kích, nở ruột nở gan. Tôi vốn chỉ làm thơ. Ngay sau ngày giải phóng miền Nam, được ban thống nhất trung ương cho vào Huế, Đà Nẵng, trong đoàn của Hội nhà văn, có ông Bùi Hiển làm trưởng đoàn.
Một lâu đài cổ ở châu Âu. |
Tác giả Nằm vạ có sáng kiến: giải tán đoàn để các nhà văn tự thâm nhập thực tế, bắt chước ngôn ngữ thời ấy, gọi là tùy nghi di tản. Tôi làm một lèo vào Sài Gòn. Từ Sài Gòn lại ù té đi ngay Cà Mau, cái mũi đất biểu tượng của nhớ thương hồi chia cắt.
Lúc về tôi viết bút ký. Bút ký được chọn đăng trong tập sách đầu tiên viết về các vùng đất sau ngày thống nhất. Được chọn in với các cây bút văn xuôi, tôi thích thú như được ăn món lạ, nay lại được ông tiên sư của nghề ký Nghề này thì lấy ông này tiên sư, nhắc đến, tôi có ý khoái thì ông lại bồi thêm câu nữa: Anh viết có “tơ nuy” lắm. Tôi hiểu đó là một câu khen, có thể hiểu là: anh viết có nét lắm. Tôi bèn phởn phơ nét mặt hóng chuyện cụ.
Một lúc xe đến khu tập thể bộ đội, phố Nam Đồng. Hồi đó đường sá tới đây ngoắt ngoéo, nhiều đoạn chưa rải đá, rải nhựa. Từ nhà tôi đến đây mất nửa giờ, xe xóc. Tới nơi, chị Trần Thị Tuyết đang chuẩn bị hành lý. Các chị đi biểu diễn phải mang theo trang phục phù hợp với tiết mục.
Chị Tuyết đang đắn đo, thấy tôi vào chị nhờ tôi góp ý. Phải mất mười lăm phút mới ra xe được. Cụ Nguyễn lặng lẽ ngồi đợi. Lúc chị Tuyết ra chào, cụ thân ái gật đầu đáp lễ.
Thiếu nữ Trung Quốc làm dáng bên smartphone. |
Cụ ngồi lặng lẽ nhìn phố phường đông dần người đi làm buổi đầu ngày. Xe tới đón bác Đinh Khắc Ban ở phố Khâm Thiên. Cụ Nguyễn Tuân im lặng xuống xe khi thấy bác Đinh Khắc Ban ôm đàn ra. Mọi người ngồi yên trên xe, đợi.
Bác Ban lên xe, cụ Tuân lên sau. Xe chuyển bánh. Bây giờ đến đón chị Vũ Kim Dung ở phố Thợ Nhuộm. Xe vừa đỗ, cụ Tuân xuống ngay tắp lự. Nhưng chị Dung lại chưa ra ngay được. Chị chưa xếp xong hành lý, gói ô mai tìm mãi không thấy. Tôi và ông thày giáo phải vào giúp chị.
Chị Dung ra tươi cười chào bác Tuân, khen bác đẹp. Bác Tuân chỉ thoáng cười chào cô nghệ sỹ vui tính, nhưng không nói gì. Xe qua phố Huế, chị Dung xin xuống mua ô mai, chị làm trong giọng bằng ô mai. Cả xe cứ an toạ, chỉ có chị Dung xuống mua. Nhưng cụ Tuân vẫn phải xuống để có lối đi.
Ngồi ghế trước, đây là một tai vạ. Ngại lắm. Leo lên leo xuống cái xe cao gầm ấy rất mệt. Hình như mọi người trong xe lúc này đều cảm thấy bất tiện đối với nhà văn lớn tuổi. Ai cũng thấy như mình có lỗi. Những đã trót.
Cơm hải sản thập cẩm của châu Âu được CNN (Mỹ) xếp vào 50 món ngon nhất thế giới. |
- Thôi bây giờ chỉ đón anh Bằng Việt ở Nguyễn Công Trứ là qua cầu đi luôn. Tiện đường.
Đến khu tập thể 5 tầng Nguyễn Công Trứ, tôi băm bổ chạy lên gác ba. Anh Bằng Việt đã đến cơ quan Hội Nhà văn, 65 Nguyễn Du. Tôi lao xuống như bay. Giờ này thì các cơ quan đã vào giờ làm việc. Chắc anh Bằng Việt đợi lâu.
Tôi lên xe. Cụ Nguyễn từ tốn lên sau. Tôi giục xe chạy mau về 65 Nguyễn Du, trong lòng rất áy náy, việc mời anh Bằng Việt là tôi bày ra, bây giờ hoá làm phiền cả đoàn. Xe đến cơ quan Hội nhà văn, cụ Nguyễn bước xuống như các lần trước, nhưng lần này cụ xách xuống theo cả cái làn cói hành lý, cụ nói:
- Đến đây gần nhà tôi rồi, các ông các bà cho tôi về.
Hoảng quá, tôi quay lại túm tay cụ, vừa xin lỗi vừa ấn cụ vào ghế và hô ông tài:
- Đi ngay, đi ngay, anh Bằng Việt, tôi sẽ thưa lại sau.
Xe đi luôn. Ông cụ ngồi bứt rứt. Chúng tôi biết lỗi im re. Xe qua cầu Long Biên, người phá bầu không khí nặng nề là chị Kim Dung. Chị Dung nói:
- Thưa bác, hôm nghe bác nói cách nhả chữ, anh chị em phát thanh viên thích lắm, học được bao nhiêu kinh nghiệm và rất ngạc nhiên, bác không làm nghề phát thanh mà bác nói sâu thế. Kỳ này về bác phải nói thêm, anh chị em ở đoàn nhạc cũng muốn được nghe bác. Bác nên nói cho cả khoa thanh nhạc ở học viện âm nhạc.
Giọng chị Dung líu ríu hồ hởi. Cụ Tuân lắng nghe. Cụ hít tẩu thuốc. Cụ bảo:
- Nghe thì tốt, nhưng cái chính là áp dụng.
Cụ nói cụ thể cách nhả một vài âm. Chị Dung hỏi thêm vài âm khác. Câu chuyện sôi nổi. Xe qua đường 5, rẽ vào Hưng Yên. Khi xuống xe, ông hiệu trưởng đứng đón sẵn, thì cái bực mình đầu ngày đã được tan đi.
"Tuyết Sơul" - người mẫu Hàn Quốc |
- Cơm là đây rồi, nó là tinh chất của gạo.
Cụ gắp một con tôm nõn trong lọ tôm mang đi từ nhà. Cụ ăn như làm phép.
Chiều ấy cụ nói chuyện viết văn. Tôi xin cụ cho tới nghe. Cụ bảo: Anh cứ tự nhiên. Nhưng có chỗ nào cần góp ý phải cho tôi biết...
Tối ấy tôi nói, cụ bảo:
- Anh nghe tôi nói rồi. Tối nay anh cũng nên cho tôi nghe anh một lúc.
Tôi lúng túng:
- Cháu nói vụng lắm, bác ngồi cháu mất tự nhiên.
- Không, anh cứ phải cho tôi nghe. Anh nghe tôi rồi.
Tôi biết là ông cụ đã bỏ qua cái lỗi buổi sáng, muốn chúng tôi tự nhiên nên nói ra dáng bình đẳng thế. Tôi đành nói:
- Bác kiểm tra giúp cháu xem cháu nhả chữ đúng chưa. Cháu phát âm bản năng lắm.
Tối ấy cụ ngồi nghe một lúc thật. Lúc mọi người cười hưởng ứng các câu nói vui của tôi, cụ cũng mủm mỉm khích lệ. Lúc tôi về phòng cụ còn thức, chờ.
Cụ hỏi tôi có dây mắc màn chưa, rồi cụ đưa tôi cuộn dây gai, cả con dao nhỏ. Cụ nói thêm: Tôi cứ chuẩn bị sẵn thế này, đến đâu không phải phiền người ta. Tôi đi với cụ Nguyễn Tuân chỉ có lần ấy. Được nghe vài mẩu việc đời của giới văn chương, người ta hay nói ông Nguyễn Tuân khinh bạc. Có lẽ là khinh bạc trong văn. Khinh bạc với người quyền cao chức trọng. Với đám sinh sau cụ lại dành cho nhiều cảm tình và hay thông cảm với nỗi cực thân của người yếu thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét