"Ngược sáng" - người mẫu Trung Quốc Triệu Tú Trâm |
Trước khi viết lên đây những cảm tưởng chân thành của tôi về thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, tôi hãy xin ghi lại mấy nhận xét của một số bạn hữu đồng tuế với Tản Đà và của anh em trẻ tuổi hồi đó, tự nhận là hậu sinh so với Tản Đà.
Nói về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Lương Đường Phạm Quỳnh đã viết năm 1918 như sau: “Với ông Tản Đà, tôi đã có nhân duyên từ trước: hồi đầu, khi ông mới bước chân vào văn đàn, trong lòng còn nặng cái “khối tình”, tê tái vì sự đời chua cay với thế tục, tôi đã hoan nghênh ngay và chào mừng ông là một tay văn sĩ mới của nước ta. Kịp đến khi ông bước vào cõi hư tưởng tiêu dao những chốn mộng ảo bất kinh, tôi lại lấy nhời thành thực mà cảnh cáo cho ông biết. Tuy trước sau khen chê có khác mà thủy chung thực là một lòng yêu cái tài của ông vậy.
Hiện nay ai cũng biết công nhận rằng nước ta cần phải có lối văn xuôi bằng chữ quốc ngữ giản dị bình thường, nói làm sao viết làm vậy, có thể dùng mà diễn được các tư tưởng mới! Ai cũng biết văn vần tuy có vần có điệu, đọc dễ nghe, nhưng chỉ dùng để tả những sự cảm giác mơ màng, không đem ra diễn được những tư tưởng có triết lý cùng những nghị luận thiết thực. Mà đời nầy lại là một đời trọng cái triết lý, trọng sự nghị luận thiết thực hơn cả. Mở quyển sách đọc, ai cũng mong được biết một cái ý kiến mới, nghe một nhời bàn hay, chớ mở quyển sách đọc mà chỉ chủ ngâm nga câu văn cho êm tai vui miệng, thời cái cách đọc sách ấy thực là không hợp với thời đại học thuật tiến hóa, tư tưởng cạnh tranh này, cho nên lối văn ngày nay phải là lối văn xuôi mới được, cốt lấy bình dị, lấy thông đạt được hết tư tưởng hay. Còn những lời điêu trùng tiểu kỹ, cùng là những cánh vần ngược điệu xuôi, thời để cho mấy nhà thợ thơ thợ văn ngồi mà chải chuốt đẽo gọt, tắc tỏm khen riêng với nhau. Những người còn muốn ra ganh đua trong chỗ thị trường trên đàn tư tưởng, không công đâu mà làm cái nghề tỉ mỉ như thế.
Song đã hay rằng ngày nay văn xuôi là cần, nhưng trước ta chưa làm văn xuôi, biết lấy gì làm chuẩn đích.
Thiết tưởng đã gọi là văn xuôi thời cứ theo nhời nói thường nói cho thông hoạt, diễn được hết ý, không hàm hồ, không ám muội, không khuất khúc, không cầu kỳ, thế là hay chớ không có lề lối chuẩn đích gì khác nữa. Vả đương buổi quốc văn phôi thai này, những người làm văn quốc ngữ ví như bọn thợ xây cái nhà, kẻ dựng tường, người cất nóc, kẻ đặt cửa, người lát sân, người nào kẻ nấy hăm hở cho chóng thành cái nhà ở được, chưa ai dám cần lấy kiểu cách thực đẹp, miễn là được cao ráo, sạch sẽ, hợp phép vệ sinh là đủ. Cho nên giữa lúc này, người nào đã lưu tâm đến vần quốc ngữ đều là có công trong việc xây dựng cái nền quốc văn cho nước nhà mai sau cả. Chưa dám quả quyết rằng ai dở ai hay, ai có công nhiều, ai có công ít, vì công việc chưa thành chưa thể phán đoán được.
Hiện nay ai cũng biết công nhận rằng nước ta cần phải có lối văn xuôi bằng chữ quốc ngữ giản dị bình thường, nói làm sao viết làm vậy, có thể dùng mà diễn được các tư tưởng mới! Ai cũng biết văn vần tuy có vần có điệu, đọc dễ nghe, nhưng chỉ dùng để tả những sự cảm giác mơ màng, không đem ra diễn được những tư tưởng có triết lý cùng những nghị luận thiết thực. Mà đời nầy lại là một đời trọng cái triết lý, trọng sự nghị luận thiết thực hơn cả. Mở quyển sách đọc, ai cũng mong được biết một cái ý kiến mới, nghe một nhời bàn hay, chớ mở quyển sách đọc mà chỉ chủ ngâm nga câu văn cho êm tai vui miệng, thời cái cách đọc sách ấy thực là không hợp với thời đại học thuật tiến hóa, tư tưởng cạnh tranh này, cho nên lối văn ngày nay phải là lối văn xuôi mới được, cốt lấy bình dị, lấy thông đạt được hết tư tưởng hay. Còn những lời điêu trùng tiểu kỹ, cùng là những cánh vần ngược điệu xuôi, thời để cho mấy nhà thợ thơ thợ văn ngồi mà chải chuốt đẽo gọt, tắc tỏm khen riêng với nhau. Những người còn muốn ra ganh đua trong chỗ thị trường trên đàn tư tưởng, không công đâu mà làm cái nghề tỉ mỉ như thế.
Song đã hay rằng ngày nay văn xuôi là cần, nhưng trước ta chưa làm văn xuôi, biết lấy gì làm chuẩn đích.
Thiết tưởng đã gọi là văn xuôi thời cứ theo nhời nói thường nói cho thông hoạt, diễn được hết ý, không hàm hồ, không ám muội, không khuất khúc, không cầu kỳ, thế là hay chớ không có lề lối chuẩn đích gì khác nữa. Vả đương buổi quốc văn phôi thai này, những người làm văn quốc ngữ ví như bọn thợ xây cái nhà, kẻ dựng tường, người cất nóc, kẻ đặt cửa, người lát sân, người nào kẻ nấy hăm hở cho chóng thành cái nhà ở được, chưa ai dám cần lấy kiểu cách thực đẹp, miễn là được cao ráo, sạch sẽ, hợp phép vệ sinh là đủ. Cho nên giữa lúc này, người nào đã lưu tâm đến vần quốc ngữ đều là có công trong việc xây dựng cái nền quốc văn cho nước nhà mai sau cả. Chưa dám quả quyết rằng ai dở ai hay, ai có công nhiều, ai có công ít, vì công việc chưa thành chưa thể phán đoán được.
Cứ hiện tượng văn quốc ngữ mà xét, thời ông Nguyễn Khắc Hiếu cũng là tay sành làm văn trong buổi bây giờ, ví như một tay thợ khéo trong bọn xây “cái nhà quốc văn” ngày nay. Nhưng trong khi những người thợ kia kẻ đánh vôi, người quẩy cát, người lợp ngói, kẻ xây gạch, người leo chót vót trên ngọn tường, người ngồi éo le trên đầu nóc, thời ông đem một phiến gụ ngồi biệt ra một nơi xa mà chạm cái cửa võng, chạm rất chăm chỉ, rất công phu, chạm lồng rồi lại chạm tỉa thiệt là tinh, thiệt là xảo, các thợ bạn đi qua dù bận đến đâu cũng phải đứng lại xem mà khen là đẹp. Ông chạm xong cái cửa võng, ông lại chạm đến cái bao lơn, cũng vẫn kỹ càng tinh tế như thế. Nhưng khi ấy, nhà vẫn chưa dựng xong, không biết đặt cửa võng vào đâu và đóng bao lơn chỗ nào.
Trong văn xuôi của ông cũng nhiều bao lơn cửa võng đẹp như thế mà tiếc thay chưa biết đặt vào đâu cho xứng đáng. Thôi thì ông đã cố công chạm, ta nên lượng cái công cho ông và biết cái tài của ông, gìn giữ trân trọng lấy những mảnh gỗ này mai sau cái nhà ta thành sẽ có chỗ để chăng. Những lúc ngồi nhàn ta đeo nhỡn kính vào mà nhãn kỹ những đường soi nét tỉa, nhỏ như đường kim, mượt như sợi chỉ, ta cũng nên phục cái tài người thợ chạm đã được khéo đến thế.
Như thế thôi ông Nguyễn Khắc Hiếu cũng có công với quốc văn vậy.
Song nếu tôi có quyền khuyên được những nhà thiếu niên mới tập làm văn quốc ngữ, thời tôi xin khuyên đừng nên vội học cái nghề chạm của ông Nguyễn Khắc Hiếu mà hãy ra công gánh gạch quẩy vôi, xây tường lợp nóc cho cái nhà ta thành đã.
Song nếu tôi có quyền khuyên được những nhà thiếu niên mới tập làm văn quốc ngữ, thời tôi xin khuyên đừng nên vội học cái nghề chạm của ông Nguyễn Khắc Hiếu mà hãy ra công gánh gạch quẩy vôi, xây tường lợp nóc cho cái nhà ta thành đã.
Đến bao giờ trên kín dưới cao, trong ngăn ngoài nắp, bà con ta được thảnh thơi, khỏi phải cái cực đi ở nhờ, thời lúc ấy những cửa võng bao lơn mới thật có giá trị vậy”.
10-6-1918
Nam Phong chủ bút
Ngày 10 tháng năm 1939, Đồ Nam Tử Nguyễn Trọng Thuật, tác giả cuốn tiểu thuyết Quả dưa đỏ được giải nhất cuộc thi văn chương của Hội Khai Trí Tiến Đức, đã nghĩ như sau về văn thơ của Tản Đà (lúc Tản Đà tạ thế):
Đêm hè Hà Nội nóng như nung
Rầu rĩ cầm ve thêm não nùng!
Chạnh niềm nhớ đến bác ấm Hiếu,
Một nhà thi sĩ, người bạn ngông.
Một đời hy sinh cho Nghệ thuật,
Lánh xa danh lợi cam nghèo cùng
Lấy rượu tiêu sầu thơ khiển muộn
Cười đùa năm tháng với non sông.
Anh em biết nhau chừng mấy thủa,
Thư lầu đêm ấy miền tỉnh Đông
Một cuốn Dương Minh, chén rượu nhạt,
Trông ra vầng nhật đã nhòm song.
Lại đây hôm nọ cuối tháng trước
Bác đến thăm tôi phố Hàng Bông.
Mừng bác năm nay tăng khí sắc,
Đầu hói tóc trắng, da đỏ hồng.
Nói cười hớn hở như được của,
Mà bót tờ phơi vẫn rỗng không,
Yêu bác cái chỗ thản nhiên ấy
Quý bác cái đời sống sạch trong.
Bỗng đâu đọc báo thấy tin bác,
Thực hành quẩy sách lên Thiên Cung
Sao chẳng ráng ngồi tàn tấn kịch,
Rốc bàn cười phá cho hả lòng?
Bạn
Nguyễn Trọng Thuật
Ít người biết rằng ở Hà Nội từng có phiên bản bức tượng Nữ thần Tự do hay còn gọi là tượng Đầm xòe (bằng 1/16 bức tượng ở Mỹ) đặt trên nóc tháp Rùa giữa hồ Gươm. |
"Văn có nhiều thể mà đại lược chẳng qua hai lối: tản văn và vận văn. Trong hai lối văn ấy, vận văn chỉ là cái đô thích tính đạo tình, tiêu khiển trong lúc trà dư tửu hậu, mà tản văn mới thiệt là cái thuyền chở đạo, có thể tải được những lý tưởng sâu xa, giải được những cảm tình mầu nhiệm, ảnh hưởng đến nhân quần xã hội rất to.
Luân lý, chánh trị phương Á Đông tự mấy ngàn năm về trước, gồm ở trong mấy quyển sách Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử tức là tản văn chữ Tàu. Tư tưởng, học thuật bên Thái Tây từ mấy thế kỷ về trước gồm ở mấy quyển sáchPhương pháp luận của ông Đích Khắc Đức, Vạn pháp tinh lý của ông Mạnh Đức Tư Cưu.
Luân lý, chánh trị phương Á Đông tự mấy ngàn năm về trước, gồm ở trong mấy quyển sách Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử tức là tản văn chữ Tàu. Tư tưởng, học thuật bên Thái Tây từ mấy thế kỷ về trước gồm ở mấy quyển sáchPhương pháp luận của ông Đích Khắc Đức, Vạn pháp tinh lý của ông Mạnh Đức Tư Cưu.
Văn ông Đích Khắc Đức, ông Mạnh Đức Tư Cưu tức là tản văn nước Pháp.
Nước ta xưa nay trước thuật thuần dùng chữ Tàu: văn quốc âm thì văn vần còn có đôi bài, mà tản văn bói không ra một quyển. Mới mươi mười lăm năm nay, sĩ phu lấy bút sắt thế ngòi bút lông, mà gióng trống mở cờ, cùng nhau đua dượt trên trường hãn mặc. Giọng Hàn Thuyên, hồn Đại Việt đã lập lòe có một tia lửa sáng trong văn giới hoàn cầu. Ông Nguyễn Khắc Hiếu Sơn Tây chính là một tay kiện tướng trên trường hãn mặc ấy".
Hà Xuân Tế đồng ý với Trương Tửu: Tình yêu đã đánh thức nàng thơ trong tâm hồn Tản Đà
Ông Hà Xuân Tế, một nhà văn ở Huế, đã viết một bài về nhà thơ Tản Đà tuyệt tác và tìm nguyên nhân văn tài của Tản Đà như sau:
“Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, sau nhiều năm đi đây đi đó, theo ông anh Nguyễn Tái Tích đi đốc học các tỉnh, đã trông thấy nhiều và trí não cũng theo tuổi và theo phong trào trong nước mà biến hóa.
Nhưng sự biến hóa lớn lao hơn cả là ở tại tâm hồn của thi sĩ. Từ năm hỏng thi trường Nam, thi sĩ đã thiên về sự lãng mạn: lãng mạn trong cách đi chơi và lãng mạn cả đến sự học khoa cử mà đi theo con đường ước muốn là văn chương.
Nhưng sự biến hóa lớn lao hơn cả là ở tại tâm hồn của thi sĩ. Từ năm hỏng thi trường Nam, thi sĩ đã thiên về sự lãng mạn: lãng mạn trong cách đi chơi và lãng mạn cả đến sự học khoa cử mà đi theo con đường ước muốn là văn chương.
Cũng trong năm bắt đầu đi chơi mà nhà văn ngã vào cái mùi vị thiết tha, say sưa cay đắng của ái tình. Tản Đà như mọi tâm hồn thi sĩ nào khác, bẩm tính là một kẻ si tình, lúc học trường Học Quy ở Hà Nội có để ý đến một người con gái họ Đỗ ở phố Hàng Bồ. Vì cảnh nhà thanh bạch, cho nên ông anh không dám tính đến sự hôn thú ở nơi thành thị, mà câu chuyện cũng bỏ không nói đến.
Đến lúc hỏng thi Nam Định về qua Hà Nội, ngẫu nhiên lại gặp người yêu cũ, mà gặp trong một cảnh huống đáng đau lòng cho nhà văn. Vì cô gái ấy đương về nhà chồng (cô Đỗ thị cũng ra người thiên cổ trước thi sĩ Tản Đà một năm - Lời người ghi).
Rồi văn sĩ về ở với nhà cự phú Bạch Thái Bưởi. Nhưng không bao lâu, cái tính lãng mạn lại xui giục Tản Đà đến vùng chùa Tiên. Nhờ có một ông bạn thân, nên Tản Đà ở đó cùng với ba đứa học trò, ngày đêm ngắm cảnh, ngâm thơ. Ngày thường, đem rượu lên ngọn núi, tối lại ngồi trông trăng xem truyện Liêu trai. Cái câu thơ rất thanh tao cũng lại là nước mây của sông núi:
Đủng đỉnh ghe nan dòng Hát thủy,
Phất phơ tà áo ngọn đông phong.
Trong khi ở chùa Non Tiên, một việc tế nàng Chiêu Quân càng biểu ra trí lãng mạn của văn sĩ, mà cũng bởi cảm vì tình duyên trắc trở mà ra. Nhà thi sĩ thương người thiên cổ, khách tài tình, tế Chiêu Quân cống Hồ cũng không ngoài ý khóc người yêu đã về tay kẻ khác.
Việc tế ấy, giữa đêm rằm tháng Ba, năm Duy Tân thứ bảy. Bài văn ấy nguyên làm bằng chữ Hán, sau ông Nễ Xuyên Nguyễn Thiện Kế mới dịch ra quốc văn:
Trời Nam thằng kiết là tôi,
Chùa Tiên đất khách khóc người bên Ngô,
Cô với tôi, tôi với cô
Trước sân lễ bạc có mồ nào đây.
Thi sĩ khóc cái kiếp chia phôi đau đớn của Chiêu Quân:
Ô hô Chiêu Quân
Phương cốt hữu lận
U khám vô kỳ,
Minh nguyệt độc cử
Ám vân không thùy.
Theo như ông Trương Tửu đã viết trong quyển Uống rượu với Tản Đà thì “tình yêu đã đánh thức nàng thơ trong tâm hồn thi sĩ”.
Thơ văn của Tản Đà gồm các lời: giọng hài hước, giọng chua chát, giọng êm đềm, giọng đứng đắn… ý nghĩa sâu xa, ý nghĩa vui vẻ… Thật đầy đủ và lắm kiệt tác…”.
Huế, 10-6-1939
Hà Xuân Tế
Đây là mấy ý kiến của ông Nguyễn Văn Thư, sinh viên trường luật Hà Nội đọc ngày 9-6-1939 lúc hạ huyệt Tản Đà: “… Chúng tôi ai nấy đều quý tiên sinh vì tuy bị đời ma chiết mà vẫn giữ được cái tính hồn nhiên của thi nhân. Tiên sinh chưa hề có những lời chua chát với đời.
Nói chán đời mà tiên sinh yêu đời, vẫn viết thơ cho những người “tình nhân không quen biết”, vẫn thêu ra những giấc mộng êm đềm như giấc mộng được ngồi uống nước chè đặc với mỹ nhân có đôi mắt phượng, lông mày ngài “như ghét, như yêu, như chiều, như ngượng”. Hơn nữa tiên sinh đã vì mọi người mà nói hết tình tưởng và hoài vọng cho cái xã hội “ba đào” này.
Một câu tả đúng tâm hồn tiên sinh là câu: “Chén rượu cúc, bát cháo gà, không thèm đòi; có ăn chơi, trăm năm rũ áo chốn trần ai, còn gì mới là được”.
Ông Đinh Gia Trinh, lúc ấy là chủ nhiệm báo Le Monôme cơ quan của Tổng hội Sinh viên trường Đại học, cũng cho biết cảm giác của ông đối với Tản Đà như sau:
“Tiên sinh là một nhà cựu học, tiêu biểu cho nền văn chương của nước ta. Hơn thế nữa, và có vì thế tiên sinh mới được thanh niên chúng tôi ngưỡng mộ mà coi như đàn anh. Tiên sinh là một nhà thơ: mộng với thơ, sống với thơ, tìm hạnh phúc và nghĩa của sự sống trong thú ngâm vịnh và trau chuốt tiếng vàng ngọc của nước nhà. Chẳng phải tiên sinh là một nhà thơ như bao nhiêu các nhà lão Nho cổ, chắp nhặt lời thánh hiền, nhai lại những ý tưởng cũ rích mà trăm năm người ta đã giày vò. Chao ôi! Thanh niên chúng tôi mỗi khi bực tức phẫn uất với những mớ tư tưởng cổ hủ của nhiều nhà Nho câu nệ đi sau thời đại bao nhiêu thì lại càng yêu mến tiên sinh bấy nhiêu.
“Tiên sinh là một nhà cựu học, tiêu biểu cho nền văn chương của nước ta. Hơn thế nữa, và có vì thế tiên sinh mới được thanh niên chúng tôi ngưỡng mộ mà coi như đàn anh. Tiên sinh là một nhà thơ: mộng với thơ, sống với thơ, tìm hạnh phúc và nghĩa của sự sống trong thú ngâm vịnh và trau chuốt tiếng vàng ngọc của nước nhà. Chẳng phải tiên sinh là một nhà thơ như bao nhiêu các nhà lão Nho cổ, chắp nhặt lời thánh hiền, nhai lại những ý tưởng cũ rích mà trăm năm người ta đã giày vò. Chao ôi! Thanh niên chúng tôi mỗi khi bực tức phẫn uất với những mớ tư tưởng cổ hủ của nhiều nhà Nho câu nệ đi sau thời đại bao nhiêu thì lại càng yêu mến tiên sinh bấy nhiêu.
Tiên sinh tính khí vui vẻ; hơn nữa - và điều này mới là một hành vi oanh liệt - tiên sinh vui vẻ trong sự nghèo nàn. Tiên sinh sống một đời trong sạch, phỏng theo đời các dật sĩ xưa kia sống đem lòng son đổi với những cảnh huy hoàng sa lệ của thiên hạ. Vì thế tài nghệ của tiên sinh tuy nguồn gốc ở học cũ, mà đả dụng biết bao nhiêu tính tình mới mẻ, khoáng đạt ra ngoài khuôn sáo.
Tiên sinh rất rộng lượng và niềm nở đối với bọn thanh niên mới chúng tôi. Tiên sinh hiểu biết sự chuyển lay của thời thế, không quá chấp nhất, dầu tiên sinh không có dịp nếm tới cái tinh túy cay ngọt của nền Tây học…”.
Mãn Châu Nguyễn Mạnh Bổng, một nhà văn, nhà thơ, chủ nhà xuất bản Hương Sơn (Hà Nội) có bà con gần với Tản Đà đã nói về Tản Đà như sau:
“Đời Tản Đà là đời đơn giản, không lòe ai, không quảng cáo cái phẩm của văn thơ Tản Đà làm cho công chúng trọng kính, ai cũng muốn có một cuốn sách để ngâm để đọc.
Sau khi thơ văn của Tản Đà xuất bản ra, ta đi đến đâu cũng thấy đàn bà con trẻ, cậu vác cày, cô cấy mạ véo von hát đến. Xóm bình khang chị em ngâm ngợi, khách làng chơi đủ hạng đều được lọt vào tai mà tâm tình man mác. Nhờ có áng văn chương sống với quần chúng luôn luôn trong mọi thời khắc, qua mọi thế hệ, mà Tản Đà đã thành ra một nhà thi bá nghìn thu trong đất núi Tản sông Đà. Ai bảo con cháu Rồng Tiên không có hồn những thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Dantes, Paul Verlaine?”.
Đó là ý kiến của những người cùng tuổi với Tản Đà và của cả những thanh niên hồi đó. Đối với tôi, Tản Đà là cả hai thứ: vừa là bực thầy, vừa là bạn vong niên.
Nhưng trước khi nói việc đó, ta hãy nhớ lại bầu không khí xã hội lúc đó ra sao. Về phương diện chánh trị, Pháp đô hộ ta, đất nước, dưới một bề ngoài thanh bình giả tạo, nuôi một mối oan hờn, chỉ rình cơ hội để phát tiết ra. Phần đông nhà trí thức thất vọng vì phong trào Duy Tân bị đàn áp, Đông Kinh Nghĩa Thục bị chà đạp đành phải rút về vị trí để tranh đấu một cách tiêu cực và chờ đợi một cái gì ở hải ngoại về đổi lại thời cuộc, làm cho xứ sở tươi vui, hạnh phúc hơn. Thỉnh thoảng lại có một cuốn sách “yêu nước” ra đời như Tiếng quốc kêu của Đàm Xuyên Nguyễn Phan Lãng trong có bài Tổ mắng bất hủ; cuốn Chiêu hồn nước của Phạm Tất Đắc đọc lên muốn khóc và một số thơ văn trào lộng như bài Vịnh bách thú của Khuyết Danh… nhưng chẳng đi đến đâu hết vì thực dân tịch thu các sách ấy liền, còn tác giả thì bị “ếm” hoặc tù đầy cho đến chết ở những chốn ma thiêng nước độc. Một anh học trò sơ học lúc ấy cũng cảm thấy cái nhục “mất nước” và muốn làm một cái gì, nhưng bởi vì áp lực của Tây quá mạnh, lại thêm nỗi ta không có phương châm tranh đấu nên đời sống của các tầng lớp nhân dân cứ mỏi mòn, què quặt mãi đi.
Nguyễn Khắc Hiếu, cũng như tất cả những người biết suy nghĩ lúc bấy giờ, cũng cảm thấy cái buồn se sắt làm dân một nước nô lệ cho Tây, nhưng lúc ấy ít có người dám nói hẳn lên cái buồn đó trong thơ văn bút mực, trái lại, chỉ dám nói dè dặt, bóng bảy, xa xôi để cho độc giả cảm thông thôi.
Lúc ấy, tôi là học trò trường Hàng Vôi, Hàng Kèn. Bài thơ của Tản Đà đầu tiên làm cho tôi mê say, coi như thần thánh là bài Thề non nước trong có những câu hay một cách rùng rợn:
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non thời nhớ nước, nước mà quên non.
Và:
Nước non nặng một lời thề,
Nước đi đi mãi không về cùng non.
Nhớ lời “nguyện nước thề non”
Nước đi chưa lại, non còn đứng không.
Non cao những ngóng cùng trông,
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.
Hay:
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Thực tình tôi không hiểu lý do gì thúc đẩy Nguyễn Khắc Hiếu tạo nên bài thơ đó, nhưng tôi yên trí - và không ai có thể lay chuyển được sự yên trí đó - là nước và nonđó là non nước Việt Nam thân mến. Vì bài thơ “ái quốc” đó - bởi lúc đó tôi yên trí đó là thơ ái quốc - tôi tìm tất cả những thơ văn của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu để đọc và học thuộc lòng. May lúc đó, nhà tôi bán sách nên thơ văn của Tản Đà cũng dễ tìm. Tôi vừa ngồi trông hàng vừa đọc. Cuốn sách đầu tiên của Tản Đà tôi đọc là Khối tình conin trên khoảng hai mươi trang giấy Đáp Cầu trắng như giấy tàu, bọc bìa vàng, kẻ ba chữ Khối tình con lên xuống như một đoàn tàu thủy chạy trên mặt nước. Khối tình con hai tập, tập II cũng dày bằng tập I duy khác một điểm là bìa tập I vàng, còn bìa tập II đỏ, nhưng bìa của cả hai tập đều mỏng tanh như tờ giấy học trò viết bây giờ. Cả hai tập gồm chừng mười lăm bài thơ: Đường, lục bát, song thất lục bát, ca sẩm, hát mưỡu, nói. Lúc ấy, tôi thuộc lòng gần hết, và học luôn cả những lời giảng văn, thích nghĩa của Tản Đà dưới mỗi bài, nhưng vẫn chưa lấy thế làm đủ, tôi còn đi tìm ở trên các báo như Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong xem có còn bài thơ nào nữa không để học luôn. Kết cục: Tản Đà, đối với tôi, là một bậc á thánh. Tôi mơ ước cũng làm được một bài thơ như Thư gửi người tình nhân không quen biết, Thư trách người tình nhân không quen biết có những câu bay bướm, tài tình, đọc lên có thể chết ngay đi được:
Hỏi cùng núi, mây xanh chẳng biết
Hỏi cùng sông, nước biếc không hay,
Sông nước chảy, núi mây bay
Mình ơi, có biết ta đây nhớ mình.
Cùng với lòng yêu thơ, một cảm giác mới len lỏi vào tâm hồn tôi lần lần, từ từ mà chính tôi không biết: đó là bịnh chán chường, bịnh âu sầu, bịnh thương vay khóc mướn. Và thấy Tản Đà ca tụng rượu, say rồi lại say, say để quên những cảnh xảy ra trước mắt, say để quên lãng mối sầu thiên vạn cổ, tôi cũng uống rượu và làm thơ. Tôi cũng bắt chước Tản Đà làm thơ và uống rượu. Nhưng may sao chỉ làm thơ ký tên là Thu Tâm Tử (chữ Thu ai đặt đè chữ Tâm?) và An Sơn, được ít lâu thì nhận thức ngay là thơ mình tồi quá, nghe không lọt được vào tai, tôi vội vàng thôi ngay; nhưng bắt chước Tản Đà uống rượu thì cái bịnh ấy lai rai đến tận bây giờ không khỏi.
Hơn thế, tôi còn ghi nhận một điều nữa vì cái bịnh rượu Tản Đà gián tiếp truyền cho tôi: Tản Đà say rượu làm được những vần thơ hay, tôi đọc thơ Tản Đà cũng bị say luôn, nhưng say tệ quá, say đến tận bây giờ chưa tỉnh.
-Đã quá ta...!!! |
Và người ta kết luận tại mình già cho nên thế. Già thì mình chán mọi thứ, óc cũng chai đi, vì lẽ đó có nhiều cuốn sách ngày xưa mình thích bây giờ đọc lại không còn thú nữa. Có lẽ nói như thế đúng một phần nào, nhưng riêng tôi, tôi thành thực cảm thấy rằng qua ba bốn chục năm trời, bây giờ cầm lại những cuốn thơ của Tản Đà, tôi vẫn thấy nguyên vẹn cái thích thú, say sưa nguyên thủy.
Có người thấy thế lại bảo: “Ngày trước anh thích một cuốn thơ như Tỳ Bà kýchẳng hạn, bây giờ cho anh đọc lại anh không thích nữa. Đó không phải là tại trí óc anh chai đi đâu; nhưng chính vì tư tưởng của người ta mỗi ngày mỗi tiến, cuốn thơ mà anh thích xưa kia đã bị nhiều cuốn thơ ngày nay nó vượt hẳn và dìm lại đàng sau, thành thử nó không thể làm cho anh thích nữa”.
Nếu luận cứ ấy xác thực, thì ra trên như những truyện Tam quốc, Đông Chu mà ở dưới những truyện như Anh hùng náo, Đốt cháy chùa Hồng Liên, Song phụng kỳ duyên qua mấy trăm năm nay vẫn chưa có những truyện nào sánh được, vì lẽ bây giờ đọc lại người ta vẫn ham mê như buổi ban đầu vậy.
Quả như thế, sao ta lại không thể kết luận rằng qua nửa thế kỷ nay, đất nước sản xuất không biết bao nhiêu thi văn thi sĩ nhưng văn học sử vẫn vững vàng là bởi tại chưa có nhóm thi văn nào, chưa có cá nhân nào có những tư tưởng tân tiến hơn, và những chữ thần vần thánh hơn Tản Đà.
Muốn gì cũng được nhưng Tản Đà đã nói lên được nỗi lòng u uẩn của con người.
"Suy tư" - người mẫu Hàn Quốc Ryu Ji Hye |
Nếu người thợ chạm ấy chỉ có tài chạm mà không có một tinh thần, một đường lối, một phương châm, thì thiết tưởng cũng không thể làm cho “các thợ bạn đi qua, dù bận đến đâu cũng phải đứng lại xem mà khen là đẹp”. Đơn cử một thí dụ: thay vì người thợ chạm Việt Nam đó không đem tài của mình ra chạm cái bao lơn “lưỡng song chầu nguyệt” hay chạm cái cửa võng “lan mai cúc trúc” lại đi chạm một nữ thánh thành Byzance đứng cạnh một cái kim tự tháp, chúng tôi thiết nghĩ các thợ bạn không những không đứng lại khen là đẹp mà có khi còn sỉ tiếu và cho là khùng!
Tôi không hiểu những người trước đây yêu thơ Tản Đà bây giờ vẫn còn ngâm ngợi thơ Tản Đà nghĩ ngợi ra sao, riêng tôi, tôi thấy rằng tôi say Tản Đà bây giờ vẫn chưa tỉnh trước hết là vì Tản Đà đã nói lên những tâm sự thầm kín mà tôi cố giấu giếm ở trong lòng.
Muốn cho hợp với trào lưu tư tưởng mới, nhiều người - mà trong số đó có tôi - hết lời đả kích những thơ buồn, những tư tưởng chán đời, những sự ví von đời người như giấc chiêm bao và cho rằng văn chương như thế là thoái hóa, nhưng trong những lúc vô liêu, trong những giờ nhàn rỗi, cúi xuống lòng mình mà nói chuyện, không mấy ai không nhận thầm rằng “đời thực vô nghĩa”, đã đành sống thì phải tranh đấu, mà trong một phong trào tranh đấu nói lên giọng buồn thì có hại nhưng sự thật vẫn là thế này: ai cũng thích sống thanh thản, tự do, ai cũng muốn dành một ít thì giờ mỗi ngày để mình sống với mình, mình sống với lòng mình, sống thành thực, không lừa dối ai, mà nếu ai lại thoát ly được ra ngoài cuộc sống trong giây lát lại càng thú vị.
Có lẽ một phần vì thế mà "Giấc mộng lớn", "Giấc mộng con" còn làm cho người ta thích thú đến bây giờ - nhất là khi những chuyện thoát ly đó lại viết bằng những chữ chọn như thần, những vần lựa rất thánh, làm cho người ta thích mà nhớ mãi không quên được. Cũng trong tinh thần đó, ba bức thư gửi cho người tình nhân không quen biết đã làm cho người yêu thơ yêu mến Tản Đà và nhận rằng người “không quen biết” mà Tản Đà nói đó chính là người không quen biết của chính mình:
Bể trần hải chẳng sâu mà rộng,
Cầu hành tinh đã rộng thêm tròn.
Tài tình một gánh con con,
Đông, Tây, Nam, Bắc, ai còn gặp ai
Nổi bèo nước đã thôi thời thế,
Tình cỏ sương khôn dễ mà khuây.
Hay:
Người đâu tá? Quê nhà chưa tỏ.
Tuổi bao nhiêu? Tên họ là chi?
Đã sinh cùng nước cùng thì
Cùng ta không biệt mà ly, hỡi mình!
Hoặc:
Cho hay vẫn si tình là thói,
Nào biết đâu ai gọi mà thưa,
Trông ra non nước mịt mờ,
Nghĩ nguồn cơn lại bây giờ nhớ ai!
Dải sông cũ đầy vơi cữ nước
Đỉnh non xưa tan tác ngàn mây.
Nước mây ngày tháng đổi thay
Non sông ngày cũng một ngày khác xưa.
Người văn chương tài tử lúc buồn ngâm to tâm sự của mình:
Gió hỡi gió, phong trần ta đã chán,
Cánh chim bằng chín vạn những chờ mong.
Người say sưa lúc tỉnh rượu cũng thấy Nguyễn Khắc Hiếu là bạn mình:
Say sưa nghĩ cũng hư đời,
Hư thời hư vậy, say thời cứ say.
Đất say, đất cũng lăn quay,
Trời say, mặt cũng đỏ gay, ai cười?
Người làm ăn thất bại, kẻ chiến sĩ tạm dừng gót giang hồ, nếu không muốn dối lòng cũng ngâm lên mấy câu:
Khách phù thế chửa dứt câu phù thế,
Người phong lưu càng đượm vẻ phong lưu.
Bức khăn hồng nâng đỡ hạt châu,
Truyện kim cổ một vài câu phải trái,
Châu Nam Hải, thuyền chìm sông Thúy Ái,
Sóng Tiền Đường, cỏ ấy bến Ô Giang.
Ngẫm nghìn xưa ai tài hoa, ai tiết liệt, ai đoan trang,
Cùng một giấc mơ màng trong vũ trụ…
Ảnh đẹp Côn Đảo. |
Không phải tôi chỉ thuộc thơ của Tản Đà mà thôi. Nếu bây giờ tôi còn nhớ được từng đoạn trong những bài như Nói chuyện với bóng, thơ dịch Trường hận ca, Thú ăn chơi, trong có những câu đọc lên như đàn:
Nửa đời Nam, Bắc, Tây, Đông
Bạn bè xum họp, vợ chồng biệt ly.
…
Hà tươi cửa biển Tua Ran,
Long Xuyên chén mắm, Nghệ An chén cà
Sài Gòn nhớ vị cá tra,
Cái xe song mã, chén trà Nhất Thiên
Đa tình con mắt Phú Yên,
Hữu tình rau bí ông quyền Thuận An
Cơn ngâm Chợ Lớn chưa tàn,
Tiệc xòe lại có Văn Bàn, Vũ Lao.
Chấn phòng đất khách cơm Tàu,
Con ca xứ Huế, cô đầu tỉnh Thanh
Mán sừng cái bánh trưng xanh,
Hoa Kỳ tiệc bánh tin lành nhớ ai.
Sơn Dương, sò huyết Hòn Gai,
Đồng Sành cá đối, Giáp Lai lợn rừng.
thì đồng thời tôi cũng vẫn còn nhớ được từng đoạn văn xuôi nói về ăn “ngầu nhục phở” đánh bạc: “… thử trèo lên bức tường đổ mà nhìn ra cánh đồng xa, mồ con mả lớn, chỗ năm, chỗ ba, trước cũng người cả bây giờ đã ra ma”. Những bài như Gió mùa thu, lá vàng bay nói về người mẹ may áo cho con mặc đi học sáng mùa thu “nếu không chịu khó chăm học thì công mẹ may áo cũng như gió mùa thu lá vàng rụng bay”, và tôi, cũng còn nhớ nguyên những bài thơ mới như Từ vào thu đến nay nhưng tôi nhớ nhất thơ Tản Đà, có lẽ là hai bài Thăm mả cũ bên đường, hai bài tứ tuyệt khác mà tôi quên mất nhan đề, mà về sau này Lưu Trọng Lư, trong Văn Học Tạp Chíđề nghị nên thu hẹp vào một bài như sau:
Trận gió thu phong rụng lá vàng,
Lá bay hàng xóm lá bay sang
Vàng bay mấy lá năm hồ hết,
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng!
Từ trước cho đến giờ tôi vẫn bảo trì ý kiến câu kết của bài ấy quả là thần và tôi nghĩ mãi không hiểu vì sao Tản Đà lại hạ xuống câu bốn đột ngột và tài tình đến thế!
Sau này có dịp làm bạn với Tản Đà cộng tác trên An Nam Tạp Chí và được cái hân hạnh ngồi hầu rượu ông, Tản Đà đắc ý vì chữ “vèo” trong câu: "Vèo trông lá rụng đầy sân", và cũng đã nhắc ý ấy trong bài Nhớ bạn Hà Nội:
Sau này có dịp làm bạn với Tản Đà cộng tác trên An Nam Tạp Chí và được cái hân hạnh ngồi hầu rượu ông, Tản Đà đắc ý vì chữ “vèo” trong câu: "Vèo trông lá rụng đầy sân", và cũng đã nhắc ý ấy trong bài Nhớ bạn Hà Nội:
Ước bao giờ lại gặp nhau,
Uống con hạ thảo, ngâm câu chữ “vèo”.
Tản Đà thích chữ vèo bao nhiêu thì riêng tôi cũng phục câu “Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng” bấy nhiêu.
Vì nuôi từ lúc nhỏ một sự kính phục Tản Đà như thế, các bạn không lấy làm lạ là tôi bắt chước viết như Tản Đà, cả về văn vần lẫn văn xuôi, và các bạn cũng sẽ không lạ là tôi yêu mến tất cả những tờ báo mà Tản Đà hợp tác như Đông Pháp Thời Báo, Hữu Thanh, An Nam Tạp Chí và tất cả những người bạn của ông mà tôi biết qua những bài văn thơ của ông như Diệp Văn Kỳ, Bùi Huy Tín, Trịnh Xuân Nhạc, Nguyễn Văn Giai, Trịnh Đình Rư, Đỗ Đình Đạt…
Không bao giờ tôi quên được sự chờ đợi “như điên” của tôi lúc thấy quảng cáo Tản Đà ra tờ An Nam Tạp Chí lần đầu tiên ở đường Hàng Lọng (Hà Nội). Báo ra hàng tuần, bìa vàng ngoài vẽ bức địa đồ Đông Dương màu đỏ. Bây giờ nghĩ lại thì bài vở của số I tầm thường, nhưng nếu nói thật ý kiến của tôi lúc đó ra đây, tôi phải nói rằng mặc dầu tôi không thích thú mấy nhưng vẫn cứ tự bảo mình rằng “đó là tờ báo hay nhất nước”. Lúc đó, tôi vẫn chưa được biết ông Tản Đà ra thế nào, nhưng có tin đồn là ông say sưa tối ngày, có đồng nào hết đồng ấy nên báo ra được hai số đều đều, đến số thứ ba thì ngất ngư rồi tuần báo thành ra bán nguyệt san. Bây giờ tôi không nhớ lúc đó báo An Nam Tạp Chí ra được bao nhiêu số thì nghỉ nhưng tôi bắt đầu biết là Tản Đà làm báo thì hỏng, Tản Đà chỉ có thể làm một vài câu thơ hay là viết một bài văn chơi như kiểu tùy bút bây giờ cho một tờ báo giàu tiền, có một chủ nhiệm “chịu chơi” như Diệp Văn Kỳ! - rồi cho ngồi đấy uống rượu lè nhè tán láo thì tuyệt!
Tuy nhiên, lòng tôi kính phục Tản Đà không vì thế mà bị giảm đi. Đến lần tục bản tại nhà bán khăn xếp “Thăng Long” ở đầu phố Hàng Gai, An Nam Tạp Chí vẫn giữ nguyên vẹn cảm tình của tôi. Tôi còn nhớ rõ hồi đó là mùa rét, cứ buổi chiều thì có mưa phùn, gió lạnh, đường đất ướt át dơ bẩn. Từ nhà tôi đến nhà Thăng Long đi chừng mất năm phút đồng hồ. Chiều nào, bất cứ bận việc gì, tôi cũng tà tà đi đến trước cửa nhà Thăng Long dán mũi vào cửa kính nhìn vào trong để xem ông Tản Đà vừa quạt cái hỏa lò con để trên giường vừa nhắm rượu một mình. Tôi sợ ông như một ông tiên và hôm nào đứng xem ông uống rượu rồi trở về đi ngủ, tôi cũng ngâm khe khẽ một mình:
Thú chi hơn chén rượu đầy,
Bạn thân ta hỡi, xum vầy chớ xa
Thuốc tiên sống mãi họa là
Cõi trần, cái chết dễ mà tha ai!
Nhưng rồi lần này An Nam Tạp Chí lại đóng cửa. Tôi đã được thấy mặt Tản Đà và tôi tự hào với mình rằng “đã biết Tản Đà hơn”. Đến khi An Nam Tạp Chí tái bản lần thứ nhì ở phố Hàng Khoai, đặt báo quán tại nhà ông cử Ngô Thúc Định, tôi lại “biết” Tản Đà hơn một chút nữa. Ấy là lần Nguyễn Công Hoan (lúc đó viết bài cho An Nam Tạp Chí) rủ tôi cùng đến thăm Tản Đà cũng vào một buổi tối mùa đông. Lần này, tôi phục Tản Đà sát đất vì một bài thơ đặt thay lời phi lộ bắt đầu bằng bốn câu:
Năm xưa Đinh Mão (?) ta ngồi,
Năm nay Canh Ngọ (?) ta thời lại ra,
Ai về nhắn chị em nhà,
Nhắn rằng ta nhắn rằng ta ra đời!
Nhưng bắt đầu từ hôm ấy cảm tình của tôi đối với ông thánh Tản Đà giảm đi chút ít bởi vì tôi thấy cá nhân ông không có gì “thánh” cả. Nguyên lúc ấy, còn nhỏ lắm, tôi quan niệm rằng những bực tài ba như Tản Đà phải có cái gì rất khác người, mà lần này tới yết kiến ông, tôi vẫn cứ thấy ông cầm cái quạt quạt lò ngồi nhắm rượu, hai con mắt lừ đừ, thấy chúng tôi vào ông cứ “phớt tỉnh” như không.
Ra về, Nguyễn Công Hoan “chửi” xả láng; còn tôi, ngoài việc phụ họa Hoan ra, tôi cười không chịu được vì có cái râu nằm chéo khoeo ở dưới cằm ông, lượn khúc, vành lên đến dưới rái tai. Tản Đà không có một lúc nào đứng dậy. Có khách, ông cứ uống rượu và gắp ăn như thường. Tóc ông cắt ngắn kiểu “ăng bốt” nửa muối nửa tiêu, không để râu, nói lè nhè mà lại hơi cà lăm, không gầy mà cũng không mập quá, mới trông thì có vẻ khỏe mạnh, cổ ngắn, mắt hơi ngầu đục. Đặc biệt nhất trong khuôn mặt ông là cái mũi dẹt, to, trông như một quả cà tô mát chưa chín hẳn mà ai đã nghịch ngợm cắm vào giữa hai má khá đầy, trên một cặp môi đỏ mà hơi mỏng so với mặt.
Hình ảnh một con chim sâu mặt trống đang làm tổ để mời gọi bạn tình. |
Có biết rõ tâm tính ông như thế, người ta mới càng thấy tác phong “quý hiền đãi sĩ” của người đàn bà Việt Nam đến như thế nào. Ai cũng biết người đàn ông chơi với bạn phần nhiều chịu đựng bạn mà có khi lấy cái xấu làm cái tốt, lấy cái tật hư của bạn làm một thói quen, nhưng người đàn bà - nhất là đàn bà bây giờ - ít khi chịu quan niệm như vậy. Bạn đến ở nhà mình mà sống một cách bừa bãi thôi thì một vài bữa còn chịu đựng được đi, chớ kéo dài chừng một tuần thì hơi… phiền đấy! Ấy vậy mà, theo chỗ biết của tôi hồi đó thì có nhiều bà, vì chồng mà cũng vì chuộng tài của Tản Đà, đã chịu đựng cái tính bừa bãi kê cà lè phè của Tản Đà hàng năm hàng tháng. Đó là trường hợp bà Vũ Hùng Toán và gia đình chiêu đãi ông Tản Đà lúc ông làm lại An Nam Tạp Chí lần thứ ba và những lúc ông giận thân đến ở với ông Nguyễn Quang Lâm ở Hàng Vải Thâm, một ngày hai bữa rượu rồi nằm khềnh ra ngủ. Nhưng nếu chỉ có thế thì đã phúc, nhiều khi say ông đổ rượu, nước mắm lênh láng cả ra giường chiếu, ra mặt đất, nhưng “cúng” được nhất là có những lần ông nhắm rượu thịt gà hầm ngon quá mà sợ mình bỏ đấy, đi ngủ thì “phí” đi, ông bỏ buôn cả cái đùi gà vào túi áo cánh đi ngủ để chiều trở dậy lại tiếp tục nhắm nốt cho “nó đã”!!!
Ấy thế, biết làm sao được! Xưa nay chữ tài hay đi theo với chữ tật: Tản Đà, cũng như tất cả những danh nhân tránh sao được cái định luật của Trời, là có tật cũng như con ngựa hay thường bất kham, nhưng điểm cao sáng nhất của Tản Đà mà ai cũng phải nhìn nhận là hay ăn, thích uống, là lên voi xuống chó suốt cả một kiếp người, vẫn thường không có một đồng xu dính túi, nghèo rớt mùng tơi, nhưng toàn chơi “cửa cha” với đồng bào chớ không như ai bán rẻ một cuộc đời trong sạch cho Tây để múc lấy công danh, phú quý:
Quân gia hữu di huấn,
Thanh bạch di tử tôn
Ngã dịch trinh khổ sĩ,
Dữ quân tân kết hôn
Thứ bản bần dữ tố,
Giai lão đồng hân hân.
(Tặng Nội thị)
Bởi vậy, đối với Tản Đà, dù ai bị “ức” thế nào mặc kệ, người nào biết ông cũng vẫn cứ phải cảm mến như thường, hơn thế, lại quý mến và thương yêu hết sức là vì một người như thế “quả là đã cho hết cả” mà không “lấy lại được chút gì”, một người như thế quả đã đem cả hình hài đầu óc ra cống hiến cho đời mà tất cả rồi chỉ còn lại một cái mà người ta kêu là điên điên, khùng khùng, ngây ngây, dại dại:
Nhà mình có để đời câu dạy,
Lấy “sạch, trong” cho lại cháu con.
Ta đây cũng một lòng son,
Cùng nàng buổi mới vuông tròn thất gia
Giữ sao nghèo sạch nếp nhà,
Cùng nhau cho đến tuổi già cùng vui
(Tặng vợ)
Ông đã đánh một dấu son cho thi văn học sử hiện đại, đã để lại những lời thơ trác tuyệt cho mọi người ngâm lên những lúc tửu hậu trà dư, mà thử hỏi được cái gì? Họa chăng một cái mả như trong thơ Thăm mả cũ bên đường mà có lẽ cũng chẳng còn có ai thăm viếng tới, một cái danh tiếng phất phơ mà một vài tờ báo văn học có khi sực nhớ đến mà làm ra một số báo kêu là “Tưởng niệm nhà văn Tản Đà”.
Mặc ai bảo thơ Tản Đà yếm thế, chiến bại; mặc ai bảo văn Tản Đà chỉ là văn chơi, không bổ ích cho ai; tôi cứ bảo rằng Tản Đà đã nói lên được bằng lời thơ cao nhã cái tâm sự muôn thuở của con người sống trong “khổ hải”:
Một đoàn lao lực lao tâm,
Quý chi chữ “thọ” mà lăm sống nhiều
Có tiền chưa dễ mà tiêu,
Ham danh lắm kẻ như diều đứt dây
Thương ai cho bận lòng này,
Cho vơi hũ rượu, cho đầy túi thơ.
Cảnh đời gió gió mưa mưa
Buồn trông, ta phải say sưa đỡ buồn.
Rượu say, thơ lại khơi nguồn,
Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình
Rượu thơ mình lại với mình,
Khi say quên cả cái hình phù du.
Trăm năm thơ túi rượu vò,
Nghìn năm thi sĩ, tửu đồ là ai?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét