Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Vấn đề tự ý thức trong triết học Êpiquya

Êpiquya (341- 270, TCN)
Êpiquya cho rằng, nguồn gốc của tự ý thức là sự tự vận động của nguyên tử (con người) dưới hình thức tồn tại độc lập tương đối. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Triết học Êpiquya (34-270, TCN) là một trào lưu triết học chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần của người Hy Lạp cổ đại ở thời kỳ suy thoái của xã hội chiếm hữu nô lệ (thế kỷ III-I trước CN). Ở thời kỳ này, các mâu thuẫn cơ bản của xã hội chiếm hữu nô lệ ngày một trở nên gay gắt, các cuộc chiến tranh xâm lược thường xuyên diễn ra đã dẫn đến tình trạng khủng bố, cướp bóc triền miên, tạo ra các hình thức áp bức chính trị và tinh thần thô bạo. Trong giai đoạn này, những vấn đề cấp bách đặt ra là thái độ của con người đối với chế độ nô lệ, vấn đề tự do, hạnh phúc và số phận của con người trong thế giới. Ở đây, việc Êpiquya luận chứng cho sự không phụ thuộc của con người vào số phận đã trở thành một tư tưởng chủ đạo trong triết học thời kỳ này.

Khi giải quyết vấn đề trên, Êpiquya đã đưa ra một quan điểm mang đậm sắc thái đạo đức. Khi khẳng định sự không phụ thuộc của con người vào số phận, ông đã tập trung phân tích các điều kiện đảm bảo cho hạnh phúc của con người, nhất là các điều kiện không phụ thuộc vào một bối cảnh chính trị - xã hội cụ thể. Với những thành tựu đạt được trong lĩnh vực này, ông được coi là "người đã xây dựng nên một học thuyết độc đáo về vu trụ, là người khát khao tìm ra trong đó vị trí xứng đáng của cá nhân con người mà ông tin tưởng sâu sắc vào các giá trị của nó". Êpiquya đặt ra nhiệm vụ tìm hiểu các cách thức mà con người sử đụng để đạt tới phương thức sinh tồn tốt nhất, các cách thức mà con người sử đụng để thiết lập mối quan hệ với thế giới xung quanh nhằm đạt tới trạng thái không sợ hãi trước các hiện tượng tự nhiên và tạo lập một cuộc sống nội tâm yên ổn. Ông coi điều kiện chung cần thiết để con người đạt tới trạng thái đó là sự tự nhận thức về thế giới. Bởi vì, theo ông, chỉ có tri thức mới là cái có khả năng bảo đảm cho con người có được một sự tồn tại yên ổn.

"Cỏ ngọt" - người mẫu Việt Nam
Một đóng góp quan trọng khác của Êpiquya là ở chỗ, ông đã nhận thấy rõ ý nghĩa nhận thức luận và thực tiễn của bức tranh chung về thế giới. Khi đánh giá cao tính đặc thù về chất của trình độ nhận thức lý luận, ông đã khẳng định ý nghĩa phương pháp luận của nó. Cũng như các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tiền bối, khi xây dựng bức tranh chung về thế giới, Êpiquya đã xuất phát một cách tiên nghiệm tử một quan điểm chung về thế giới. Song cách tiếp cận của ông đã có một bước tiến đáng kể, khi luận chứng cho sự thống nhất của những cái được rút ra từ những quan niệm và biểu tượng chung, tức là tìm ra các quy luật của tự nhiên. Với đóng góp đó, ông được coi là người mở đầu cho khoa học tự nhiên kinh nghiệm và tâm lý học kinh nghiệm.
Trong nền triết học Hy Lạp cổ đại, Êpiquya được coi là người kế tục xuất sắc triết học tự nhiên của Đêmôcrít. Tuy nhiên, Êpiquya đã có những chỉnh lý nhất định đối với triết học tự nhiên ấy với mục đích tìm kiếm một logic hợp lý cho việc xây dựng bức tranh chung về thế giới mà nhờ đó, có thể luận chứng cho khát vọng và khả năng vươn tới tự do của con người. Cũng cần nhấn mạnh rằng, Êpiquya luôn bảo vệ quyền tự do cá nhân mà con người đạt được một cách không phụ thuộc vào tính quy định khắt khe của các chuẩn mực xã hội. Ông cho rằng, quyền tự do cá nhân của con người có cơ sở sâu xa của nó là các quy luật chung của tồn tại vũ trụ, nó được rút ra từ bản thân các nguyên tắc của học thuyết nguyên tử. Theo Êpiquya, Đêmôcrít không chứng minh được tính tất yếu của tự do, bởi nhà triết học này chưa có được những luận cứ để luận chứng cho tư tưởng về tự do với tư cách sự tuân thủ một cách triệt để tư tưởng về tính thống nhất của thế giới. Sự thống nhất của các nguyên tử, theo Êpiquya, không được rút ra từ học thuyết của Đêmôcrít về nguyên tử. Học thuyết ấy mới chỉ đem lại cho chúng ta cảm giác mơ hồ về tính thống nhất của thế giới. Bởi vậy, Êpiquya đã đưa ra một sự chỉnh lý quan trọng đối với học thuyết nguyên tử của Đêmôcrít - đó là tư tưởng về sự đi chệch hướng của nguyên tử. Với tư tưởng này, Êpiquya đã coi sự vận động của nguyên tử là sự tự vận động. Bản chất của sự tự vận động ấy là ở chỗ, vận động luôn chứa đựng sự phủ định nó, ở tính mâu thuẫn nội tại của nó.

"Đôi giày cũ" - tranh của họa sĩ Vincent Van Gogh
Trong luận án tiến sĩ của mình - "Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrít và triết học tự nhiên của Êpiquya", C.Mác nhấn mạnh rằng, tư tưởng "đi chệch hướng của nguyên tử" là tư tưởng xuyên suốt toàn bộ triết học Êpiquya, đóng vai trò là nguyên tắc lý luận chung:
Khi áp dụng nguyên tắc này vào các lĩnh vực khác, như ý thức và hoạt động, sự khoái cảm, cái thiện và cái ác, thái độ chính trị... Êpiquya đã đi đến kết luận về “sự đẩy" với tư cách là hình thái thứ nhất của tự ý thức. Và khi áp dụng nguyên tắc về sự phủ định vận động vào con người, ông đã rút ra kết luận về bản chất khách quan của con người riêng biệt, về tính độc lập tương đối của nó, tính độc lập thể hiện với tư cách là căn cứ và nguồn gốc của tự ý thức con người. Nhưng để con người với tư cách là con người trở thành chủ thể hiện thực duy nhất của mình, theo C.Mác, con người phải kìm nén tồn tại hiện có của mình, phải hạn chế sức mạnh của dục vọng và bản tính mù quáng trong mình.
Với tư tưởng biện chứng ấy, Êpiquya đã tiến hành luận chứng cho bản chất của tự ý thức. Ông cho rằng, nguồn gốc của tự ý thức là sự tự vận động của nguyên tử (con người) dưới hình thức tồn tại độc lập tương đối. Từ quan niệm đó, ông đã tiến hành luận chứng về phương diện bản thể luận cho tự do cá nhân. Thực ra, đây chỉ là tư tưởng về tính chất biện chứng của sự phủ định, song nó có một ý nghĩa phương pháp luận to lớn. Tư tưởng này đã được Êpiquya áp dụng để xác định hàng loạt đặc tính và quan hệ của con người. Chẳng hạn, khoái cảm được ông coi là sự phủ định của đau khổ khi xem xét nó và sự đau khổ của con người trong một thể thống nhất cụ thể. Êpiquya cho rằng, người ta chỉ có thể xác định được bản chất đích thực của khoái cảm (và đau khổ) khi nắm bắt được thế giới về mặt triết học một cách sáng suốt. Chính sự sáng suốt ấy, theo Êpiquya, là điều kiện chân chính của hạnh phúc, còn bản thân triêt học là hình thái cao nhất của tự ý thức của chủ thể. Với quan niệm này, ông đánh giá cao tri thức của con người, đánh giá cao khả năng vận dụng tri thức triết học vào việc xác định phương thức hành động và lối ứng xử của con người. Rằng, chính là do vậy mà các nhà triết học đều luôn xuất phát từ niềm tin vào sức mạnh tinh thần của con người. Quan hệ của con người với con người, theo Êpiquya, là quan hệ tự do, có mục đích, và do vậy, đó cũng chính là hạnh phúc của con người. Còn phương tiện để đạt tới quan hệ ấy là sự sáng suất được luận chứng thông qua bức tranh triết học về thế giới. 

"Mơ màng" - người mẫu Nhật Bản Kanami Okamoto
Từ quan niệm chung đó về thế giới, con người sẽ tìm thấy các biểu tượng và quy tắc mà dựa vào đó, nó đánh giá các sự kiện hiện thực là hưu ích hay vô ích, ác hay thiện, có khả năng hay không có khả năng đem lại hạnh phúc cho con người. 
Mục đích lý tưởng mà Êpiquya đặt ra cho triết học tự nhiên của ông là đạt tới sự yên tĩnh, sự bình ổn trong tâm hồn con người. Coi đó là mục đích cuối cùng của triết học tự nhiên của mình, ông đã lý giải sự bình thản của tâm hồn là sự thống nhất giữa tâm hồn với tự nhiên, là sự nhận thức sáng suốt các quy luật của tự nhiên và hiện thực hoá tri thức trong cuộc sống. Ông cho rằng, con người chỉ có thể đạt được mục đích đó khi tiến hành các hoạt động nhận thức một cách sâu sắc để trên cơ sở đó, xây dựng thế giới quan, tố chức xã hội dựa theo nguyên tắc xây đựng thái độ sáng suốt đối với cuộc sống. 
Vai trò tích cực của triết học Êpiquya trong đời sống xã hội Hy Lạp Cổ đại đã được C.Mác khẳng định trong Luận án Tiến sĩ của ông. So với Đêmôcrít, C.Mác nhận xét, Êpiquya đã đưa ra một cách đặt vấn đề mới về bản thân triết học. Đó là một đóng góp đáng kể của Êpiquya. Không chỉ thế, Êpiquya còn chỉ ra và luận chứng một cách khá sâu sắc sự tác động của các quy luật tự nhiên trong đời sống tinh thần của con người. Các quy luật chung ấy được Êpiquya coi là hình thức, là phương tiện luận chứng và tổ chức mối quan hệ qua lại giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người, là phương thức đem lại hạnh phúc cho con người. Theo C.Mác, cái làm nên sự khác nhau giữa quan điểm lý luận của Đêmôcrít và Êpiquya là ở sự khác nhau về nghị lực khoa học và năng lực hoạt động thực tiễn của hai nhà tư tưởng này.
Xe phát thư Sài Gòn - Tây Ninh - ảnh Việt Nam xưa
Ở Đêmôcrít, việc nghiên cứu tự nhiên được coi là mục đích, là cái có khả năng tự mình làm cho con người trở nên tự do và hạnh phúc. Còn ở Êpiquya, nghiên cứu tự nhiên là tìm kiếm các phương thức hoạt động của con người, tìm kiếm các điều kiện đảm bảo cho tự do và hạnh phúc của con người. Phương thức mà Êpiquya đưa ra là hợp nhất xã hội dựa trên nguyên tắc cơ bản là sự sáng suất đích thực trong nhận thức và nguyên tắc về sự bình đẳng. Khi xây dựng hệ thống triết học của mình, Êpiquya đã đưa vào đó nguyên tắc phê phán. Ông tiến hành phê phán các chuẩn mực xã hội hiện hành, nhấn mạnh tính tương đối của chúng. Tính tương đối của các chuẩn mực xã hội ấy, theo Êpiquya, được quy đính bởi việc chúng là sản phẩm hoạt động của bản thân con người. Với quan niệm ấy, ông đã cố gắng luận chứng cho sự phê phán đó cửa mình bằng toàn bộ tư tướng triết học tự nhiên mà ông đưa ra. 
Có thể nói, triết học Êpiquya là một giai đoạn phát triển một trong đời sống tinh thần ở Hy Lạp cố đại. Mặc dù trước ông, nguyên tắc phê phán đã được Xôcrát đưa vào hệ thống triết học của mình, song so với Xôcrát, triết học Êpiquya là một bước tiến đáng kể trong việc phát triển nguyên tắc phê phán. Với quan niệm cho rằng, bản thân thực thể luôn chứa đựng mâu thuẫn nội tại, Êpiquya đã đi đến khẳng định: trong thực tế, người ta có thề tìm thấy sự luận chứng cho quyền lực của chủ thể, cái quyền lực đã trớ thành người phán xét thế giới, phán xét xã hội và phán xét cả bản thân mình. Xét theo bản chất của nó, con người có tự do cá nhân và sự tự do ấy được thiết định một cách khách quan. Con người có khả năng nhận thức được các điều kiện tồn tại của mình, thấy được sự phù hợp hay không phù hợp giữa họ và các nhu cầu tự nhiên của họ. Các điều kiện tồn tại của con người (luật pháp, chuẩn mực xã hội...) chỉ là tương đối, con người có quyền và có khả năng (nhờ triết học) bác bỏ các điều kiện ấy. Kế thừa và phát triển học thuyết nguyên tứ của Đêmôcrít, Êpiquya đã sử đụng học thuyết nguyên tử mà ông xây dựng nên để luận chứng về phương diện triết học cho sự tự do cá nhân của con người cho quyền thay đổi các điều kiện tồn tại của con người. Quan hệ của con người với thế giới, theo Êpiquya, luôn chứa đựng mâu thuẫn và thường xuyên biến đổi. Với tư cách là một thực thể đặc biệt, thực thể có lý tính, con người có thể điều tiết một cách có ý thức mối quan hệ của mình với thế giới theo hướng tạo ra các điều kiện tồn tại thuận lợi cho mình. Với quan niệm đó, ông cho rằng, mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội cũng chính là mâu thuẫn giữa xã hội và tự nhiên. Và do vậy, theo ông, người ta chỉ có thể thủ tiêu mâu thuẫn đó bằng cách tạo ra một hình thái xã hội mới dựa trên nguyên tắc hợp lý của các quy phạm đạo đức và phù hợp với bản tính của con người, với các quy luật của tự nhiên. 
"Vòng chuẩn" - người mẫu châu Âu
Như vậy, có thể nói, so với quan niệm của các nhà triết học tiền bối, quan niệm về vấn đề tự ý thức của Êpiquya có nhiều điểm mới và sâu sắc hơn. Song trong quan niệm của ông vẫn còn có nhiều hạn chế, những hạn chế đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau: 
Thứ nhất, tính chất không tưởng trong các điều kiện mà Êpiquya đưa ra để con người tự khẳng định mình trong thế giới.
Thứ hai, Êpiquya đã áp dụng một cách máy móc học thuyết nguyên tử vào việc lý giải tồn tại cá nhân của con người.
Thứ ba, Êpiquya đã đưa ra một quan niệm mang tính tương đối chủ nghĩa về bản chất của các chuẩn mực xã hội (tính tương đối của các chuẩn mực xã hội được đem đối lập với tính tuyệt đối của quy luật tự nhiên, chứ không phải với các chuẩn mực xã hội mới).
Thứ tư, quan niệm về tự ý thức của con người được Êpiquya xây dựng trên nguyên tắc khẳng định cái riêng, phú định cái chung, dựa trên cơ sở phủ định nền tảng chung và mang tính khách quan của xã hội khi thay thế nó bằng lược đồ "tự nhiên - cá nhân - cộng đồng có lý tính".
Nguyễn Văn Sanh
-Cậu... cậu... chỉ cho tớ... cách cách vào... blog... Taophunghoiquan... với...!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét