Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

10 món ăn đặc sản Việt Nam được xác lập kỷ lục châu Á

"Trăng tròn" - Hot girl châu Âu gốc Việt
Chiều 1-8-2012 tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức Kỷ lục châu Á đã chính thức công nhận và xác lập 10 món ăn Việt Nam theo bộ tiêu chí xác lập "Giá trị ẩm thực châu Á".
Lần đầu tiên, Tổ chức Kỷ lục châu Á công bố bộ Tiêu chí Giá trị ẩm thực châu Á và Việt Nam được xác lập 10 món ăn theo tiêu chí này.
1. Phở Hà Nội
"Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon". Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò, "nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ". Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: "Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối...

2. Bún chả Hà Nội
Giống như phở, bún chả cũng là một trong những món đặc trưng của người Hà Nội. Bún chả có mặt ở khắp các nẻo phố, xóm chợ, thậm chí là trong các ngõ sâu hun hút. Tuy nhiên, nếu muốn tìm những tiệm bún chả thú vị và độc như dưới đây thì quả thật không nhiều.
3. Bún Thang Hà Nội
Nguyên liệu chính làm nên bát bún thang bao gồm: trứng gà tráng mỏng, luờn gà xé, giò lụa thái sợi rải đều trên nền bún trắng. Bún được dùng phải là loại bún mềm sợi nhỏ, khi cho ra bát không được chần lâu. Bát bún thang hấp dẫn bởi màu vàng của trứng tráng mỏng thái chỉ tơ, phớt hồng của giò lụa, màu trắng của thịt lườn và màu vàng của da gà.
4. Bánh đa cua Hải Phòng
Món ăn ngon, hấp dẫn, thành phần đều là những nguyên liệu có sẵn nơi làng quê như cua đồng, bánh đa, rau muống, rau nhút... Từ những thành phần dân dã đó, người dân Hải Phòng khéo léo chế biến nên một món hấp dẫn, đem đến cho người ăn cảm giác ngon miệng bởi vị thanh ngọt và mát lành.
5. Cơm cháy Ninh Bình
Món ăn cơm cháy bao gồm cơm cháy, thịt dê, bò hoặc tim, cật lợn xào với rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua. Để cơm được ngon thì người ta dùng gạo nếp Hương, hạt gạo tròn và trong. Nấu than củi là tốt nhất. Phải để lửa thế nào đó cho thật đều, tạo cháy ở khắp đáy nồi, không chỗ nào dày chỗ nào mỏng. Nhất thiết phải nấu bằng nồi gang. Cơm cháy lấy ra xong phải phơi nắng tự nhiên hai, ba nắng thì mới đạt. Khi bảo quản phải vệ sinh, để chỗ thoáng, tuyệt đối tránh ẩm mốc, lúc gần ăn mới chiên giòn. Nếu chiên để qua buổi, qua ngày, cơm sẽ bị hôi dầu và bã, không ngon. Thịt dê hoặc bỏ thăn thái lát đem ướp gia vị và đem xào đều với các loại rau, sau đó đổ lên cơm cháy. Cơm cháy ngon có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn mà vẫn dẻo, vị thơm cốm mới.
6. Miến lươn Nghệ An
Đặc sản con lươn Nghệ An đang là một "bí ẩn" về chất lượng thực phẩm của nó. Nhưng có lẽ, lươn ngon Nghệ An khởi phát chủ yếu ở vùng đồng ruộng trung du chịu tác động hai "cực" thiên nhiên đặc thù khắc nghiệt: nắng nóng gió Lào mùa hạ và giá rét cắt da mùa đông; con lươn chống chịu, tồn tại và sinh sản rồi tận hiến cho con người một đặc sản độc đáo, góp phần vào danh sách các món ẩm thực đậm hồn người Việt, mang cả triết lý "âm dương" phương Đông trong cách chế biến món ăn vừa ngon vừa bổ.
7. Phở khô Gia Lai
Với phở khô gà thì thịt gà hoặc lòng gà xé hay xắt nhỏ sẽ được bày lên bát phở thứ nhất còn tô súp thì chỉ cho một ít hành ngò và rắc ít tiêu vì thế nước súp gà phải trong, đậm đà và thanh ngọt của nước hầm gà. Còn với phở khô bò tái, tái viên, thì các thành phần này nằm trong tô thứ hai (phở 2 tô). Vì thực khách tự trộn bánh phở theo khẩu vị của mình nên có lẽ vậy mà loại phở 2 tô luôn làm hài lòng những thực khách khó tính nhất.
8. Bánh khọt Vũng Tàu
Khác với bánh khọt miền Nam và bánh căn miền Trung, bánh khọt Vũng Tàu được chế biến theo kiểu riêng. Nhân bánh gồm có tôm, mực và ruốc xay nhuyễn. Bánh được làm từ bột gạo rất giòn. Bánh khọt Vũng Tàu được ăn kèm với rau sống. Đặc biệt, có đu đủ thái sợi, ngâm giấm ăn kèm nên dù bánh chiên nhiều dầu mỡ, khách vẫn không bị ngán mà càng ăn càng thấy ghiền.
9. Gỏi cuốn Sài Gòn
Gỏi có nguyên liệu chính từ: bánh tráng, rau sống, bún, thịt, tôm. Trong đó, bánh tráng là thứ bánh được làm từ bột gạo xay nhuyễn, tráng mỏng, phơi khô. Bánh tráng dùng cho món gỏi cuốn là bánh tráng có pha bột năng, điều này khiến cho gỏi sau khi cuốn xong sẽ rất đẹp với lớp vỏ mỏng, dai và trong suốt và không bị rách.
Thịt có thể là bất kỳ loại thịt gì: thịt thăn nạc, thịt ba chỉ, thịt chân giò nhưng con tôm phải là loại tôm sú mình dầy, vỏ mỏng, ngọt thịt, sau khi hấp lên có màu đỏ tươi bắt mắt.
Nước chấm là một thành phần quan trọng, quyết định đến độ ngon của món gỏi cuốn. Có thể nói, nước chấm gỏi là “linh hồn” của món ăn này.
10. Cơm tấm Sài Gòn
Hàng cơm tấm nào cũng thường chỉ có 4 món chủ đạo: sườn nướng, bì, chả trứng, trứng ốp-la. Hơn thua nhau là ở cách ướp sườn sao cho thơm, miếng bì sao cho mượt mà, làm chả trứng sao cho chắc mà không khô, hay trứng ốp-la phải bắt mắt với vành tròn trắng bên ngoài và đốm lòng đỏ vàng hườm bên trong. Thế thôi, chẳng cần phải sáng tạo thêm thức ăn tuyệt chiêu nào khác. Mọi sức sáng tạo nằm gọn trong chén nước mắm chấm kèm. Nước mắm ngon là nắm phần thắng chắc đến 70% trở lên. Bát nước mắm ăn cơm tấm mà loãng toẹt là bị tẩy chay ngay, cho dù sườn nướng có thơm thế nào, món chả trứng nhìn hấp dẫn thế nào…
Cái khoản nước chấm thì là một bí quyết riêng mà chẳng dễ gì hàng nào chỉ cho hàng nào. Có quán dùng nước mắm đường nấu lên rồi mới pha chế, có quán lại độc đáo hơn, dùng nước dừa xiêm nấu nước mắm cho keo… Chỉ biết rằng, thường thì người ta chọn quán cơm tấm ưa thích của mình dựa theo nước mắm hợp khẩu vị.
Theo VTC News

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét