Đồ chơi Trung Quốc bị phát hiện chứa chất gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. |
Không chỉ tại Việt Nam, nhiều quốc gia khác như Mỹ, Ấn Độ, Philippines cũng đã nói không với hàng hóa xuất xứ Trung Quốc.
Không hề bị cấm bị đuổi nhưng nho xuất xứ Trung Quốc đã nhanh chóng vắng bóng ở Việt Nam. Khoảng 4 tháng trước, trên xa lộ Hà Nội đoạn từ ngã ba Cát Lát đến ngã tư Thủ Đức, những sạp hàng bán nho mọc lên đầy rẫy 2 bên đường với những lời rao hấp dẫn: “Nho Mỹ giá 20.000 đồng/nửa kg”. Trong khi đó tại siêu thị, nho Mỹ giá bán ít nhất là 100.000 đồng/kg. Mức giá này đã khiến lượng xe tấp vào mua hàng rất nhiều.
Tuy nhiên, những chủ hàng này làm ăn không được lâu. Sau khi một loạt bài báo chỉ ra rằng nho Mỹ thực chất là nho Trung Quốc có chứa nhiều chất độc hại, số lượng người tấp xe vào mua thưa dần. Đến nay hầu hết những sạp bán nho này đã phải dẹp bỏ.
Sản phẩm xuất xứ Trung Quốc từ trước đến nay thường được cho là có chất lượng kém. Tuy nhiên, nếu như không mua hàng Trung Quốc, người tiêu dùng có thể tìm mua sản phẩm “no China” ở đâu? Liệu sản phẩm Việt Nam đã sẵn sàng để thay thế hàng Trung Quốc?
"Sức căng" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Toàn thế giới nói "No China"
Đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc chứa nhiều chất độc hại cho trẻ em, bị thế giới
Đầu tháng 9-2012, một số Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng ở châu Âu đã phát động chiến dịch tẩy chay hàng kém chất lượng, đặc biệt là đồ chơi, xuất xứ Trung Quốc.tẩy chay
Một trong những khẩu hiệu được đưa ra trong chiến dịch chống hàng kém chất lượng có nguồn gốc Trung Quốc là: “Đừng để tai nạn làm hỏng mùa hè của bạn”. Chương trình cũng cho ra mắt cuốn video hướng dẫn, kèm theo một loạt lời khuyên như: Đừng mua đồ chơi không mang nhãn hiệu CE (của cộng đồng châu Âu), đừng tặng đồ chơi tháo rời cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, vì chúng có thể nhét vào miệng...
Không chỉ đồ chơi, chiến dịch này còn đẩy mạnh sang cả lĩnh vực giày dép. “Giày dép của trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc có hàm lượng chrom vượt quá 6 lần mức cho phép, trong khi đây là một trong những độc chất gây ung thư”, ông Antonio Tajani, Ủy viên của Ủy ban châu Âu, phát biểu.
Trước đó, vào tháng 7, một nhóm người gốc Philippines sống tại Mỹ đã kêu gọi một cuộc tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Mục đích của nhóm này là nhằm phản đối hành vi bắt nạt của Trung Quốc trên các vùng tranh chấp ở vùng biển phía Tây Philippines. “Tôi hy vọng chiến dịch tẩy chay hàng Trung Quốc không chỉ giới hạn ở Philippines mà còn lan rộng ra cả thế giới”, bà Loida Nicolas-Lewis, một người lãnh đạo nhóm, nói. Một cuộc điều tra trên kênh truyền hình cáp ABS-CBN tiết lộ có 84% lượng người được khảo sát ủng hộ việc người Philippines tẩy chay hàng Trung Quốc.
Tháng 8 năm ngoái, người Mỹ cũng từng tổ chức tháng tẩy chay hàng Trung Quốc. Thậm chí, một bản tin đặc biệt của người dẫn chương trình Diane Sawyer trên ABC News còn đưa ra hàng loạt sản phẩm làm tại Mỹ có thể thay thế hàng Trung Quốc, sau đó giới thiệu cả nơi để mua.
Tháng 9-2008, Ấn Độ cũng đã ban lệnh cấm nhập khẩu sữa và các sản phẩm làm từ sữa của Trung Quốc do scandal nhiễm chất tẩy trắng melamine. Sau đó, nước này đã nhiều lần gia hạn lệnh cấm cho đến tận tháng 6-2013. Ấn Độ còn cấm nhập đồ chơi Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn an toàn và điện thoại di động không có số IMEI (được dùng để theo dõi việc mua bán và sử dụng sản phẩm).
Theo Nhịp Cầu Đầu Tư
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
"Thiếu phụ" - tranh của họa sĩ Lê Phổ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét