Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Yêu sách lịch sử của Trung Quốc đối với biển Đông là không dựa trên UNCLOS

Hội nghị San Francisco năm 1951 tại Hoa Kỳ đã biểu quyết phủ nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc.
Trung Quốc đã tham gia UNCLOS nhưng lại không căn cứ vào những điều khoản cụ thể trong văn kiện này khi nêu yêu sách tại Biển Đông. Việc Trung Quốc tiếp tục sử dụng nguyên tắc “vùng nước lịch sử ” để đòi hỏi theo yêu sách “Đường lưỡi bò” phi lý càng làm cho vấn đề Biển Đông thêm phức tạp và khó giải quyết.
1. Tóm tắt: 
Theo người của Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế của Bộ Ngoại Giao (Trung Quốc), những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông được thể bằng đường đứt khúc 9 đoạn trong bản đồ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (còn được gọi là “đường Lười bò” hoặc “đường 9 đoạn”) là không căn cứ theo Công ước Luật biển LHQ UNCLOS 1982. Vị quan chức này lập luận rằng, “như một phản ánh của lịch sử”, yêu sách của Trung Quốc còn ra đời trước UNCLOS, và mặc dù những yêu sách này xung đột với các yêu sách của các quốc gia láng giềng trong khu vực, Trung Quốc sẽ đệ trình yêu sách của họ lên cơ quan giải quyết tranh chấp của UNCLOS. Trong khi cả quan chức của Bộ ngoại giao và một học giả nghiên cứu về Châu á của Trung quốc cố gắng khẳng định chứng cứ lịch sử tồn tại nhằm chứng minh cho yêu sách đường chín đoạn, nhưng không ai trong số họ có thể chỉ ra cho Tham tán chính trị những căn cứ cụ thể. Hết tóm tắt.
2. Yêu sách đối với Biển Đông của Trung Quốc
Vụ phó Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế của Bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Yin Wenqiang tái nhắc lại với Tham tán Chính trị ngày 30 tháng 08 về lập trường nổi tiếng của Trung Quốc đối với Biển Đông, “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với toàn bộ các đảo trong khu vực Biển Đông và các vùng nước lân cận”. Yin tuyên bố rằng những yêu sách pháp lý của Trung Quốc trong khu vực – được xác định bởi cái gọi là “đường chín đoạn” hoặc “đường lưỡi bò”, và được thể hiện bằng đường chín đoạn trong bản đồ của Trung Quốc khi lần đầu đưa ra bởi chính phủ của Quốc dân đảng vào năm 1947 - “ không căn cứ theo” Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc UNCLOS 1982. (Bị chú: Yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông – và bởi vì nguồn gốc lịch sử của yêu sách, là Đài Loan – chống lấn lên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được yêu sách bởi Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei và Philipines.) Gắn với trình bày về quan điểm của quan chức của Bộ ngoại giao (điện riêng), Yin tránh sử dụng tiêu đề “vùng nước lịch sử” để nói về yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, ông ta nói rằng đây là tiêu đề được sử dụng bởi một số nhà học giả, nhưng không phải của Chính phủ Trung Quốc.
3. UNCLOS và yêu sách lịch sử 
Ông Yin, người của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tuyên bố rằng, là một trong những quốc gia đã ký kết UNCLOS, Trung Quốc “chắc chắn sẽ yêu cầu” quyền lợi tại Biển Đông thông qua UNCLOS. Trong thực tế, Trung Quốc đã tuyên bố đường cơ sở 12 hải lý xung quanh đảo quần đảo Hoàng Sa và dọc theo bờ biển lục địa trong năm 1996. Yin nói thêm rằng, Trung Quốc không có kế hoạch tuyên bố một đường cơ sở chung quanh bất kỳ hòn đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa. Ông ta nói rằng chủ quyền của Trung Quốc đối với những hòn đảo và “quyền hoạt động kinh tế và những tuyên bố luật pháp thực dụng” đối với những yêu sách của Trung Quốc “còn đi trước UNCLOS rất lâu”. Yin tuyên bố khu vực có bao gồm “đường chín đoạn” là một “sự phản ánh của lịch sử”, và “UNCLOS không từ bỏ những yêu sách mang tính lịch sử”. Yin cũng chỉ ra những tranh chấp lãnh thổ cụ thể tồn tại tại Biển Đông, và nói rằng “UNCLOS đã không thể làm rõ mọi vấn đề”. Vì lý do đó, Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy cách tiếp cận “gác tranh chấp, cùng khai thác” để nhấn mạnh những hoạt động phát triển kinh tế tại Biển Đông và những khu vực có tranh chấp khác. Yin nói, Trung Quốc sẽ không nhắc tới những tranh chấp tại Biển Đông với quy trình giải quyết tranh chấp được thiết lập trong UNCLOS, bởi vì “điều này không có trong truyền thống của Trung Quốc” nhằm đệ trình những quyết định cơ chế không rõ ràng hoặc bắt buộc. Khi được hỏi là tại sao Trung Quốc đồng ý phê chuẩn UNCLOS, Yin bình luận rằng Trung Quốc trở thành một quốc gia tham gia ký kết bởi vì những quốc gia láng giềng trong khu vực có tranh chấp cũng tham gia, và Trung Quốc tin rằng những yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông là không bị ảnh hưởng bởi UNCLOS.
4. Cở sở của những yêu sách lịch sử không rõ ràng
Yin thừa nhận ông ta không biết những cơ sở lịch sử cho “đường chín đoạn” mặc dù ông ta nói những tài liệu lịch sử của Trung Quốc cho thấy cơ sở cho việc đặt những đường đứt đoạn trên những bản đồ của Biển Đông. Học giả nghiên cứu Châu Á Yang Baoyun của trường Đại học Bắc Kinh nói riêng với Tham tán chính trị rằng, yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông có niên hạn từ thời cổ, trước khi có sự phát triển của những quốc gia hiện nay. Kể từ đó, khi quốc gia Trung Quốc hiện đại phát triển trong thế kỷ 20, dưới sự nắm quyền của Quốc dân đảng và sau đó là Đảng Cộng sản, Trung Quốc trở lên tăng tự tin về bản sắc và biên giới của họ. Cả ông Yin từ Bộ ngoại giao và ông Yang từ Đại học Bắc Kinh đều cố cụ thể hóa một tài liệu lịch sử cho thấy cơ sở của việc tạo thành “đường đứt khúc chín đoạn”. Ông Yang nhắc tới “sách trắng” của Bộ ngoại giao (Trung Quốc) về Biển Đông từ năm 2000. Tài liệu này cung cấp một cuộc khảo sát về những yêu sách pháp lý và lịch sử của Trung Quốc đối với Biển Đông, nhưng chỉ chủ yếu tập trung vào những căn cứ chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và những dải đá cùng những cơ sở khác. Ví dụ như sách trắng trích dẫn việc Nhật Bản ngừng yêu sách đối với những hòn đảo tại (...đoạn bị xóa) sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc để hỗ trợ cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, sách trắng có dành một chút chú ý nhỏ nhắc tới lịch sử của “đường đứt đoạn 9 khúc”, cung cấp một sự tham chiếu không rõ ràng tới những khu vực được tiếp cận thường xuyên bởi những ngư dân của Hải Nam. 
Wikileaks
(Thời gian công bố: Thứ tư, ngày 1-9-2010)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét