"Ngọc trai đỏ" - người mẫu Lan Hương |
Có thể coi ngày nay là một thời đại tự do tư tưởng của thực nghiệm cấp tiến. Chúng ta đã cố tìm cách thay đổi thế giới và những định luật chi phối nó bằng kiến thức, khoa học, phát minh, khám phá, triết học và tư tưởng duy vật. Chúng ta đã cố đặt lên ngôi những vị thần giả hiệu, tiền tài, danh vọng, và sự khôn ngoan của con người; nhưng dù chúng ta có cố gắng đến đâu chăng nữa, cuối cùng vẫn là: “Theo thông lệ mỗi người chỉ chết một lần rồi bị Chúa xét xử” (HeDt 9:27).
Giữa cuộc sống, chúng ta thấy sự chết khắp mọi nơi. Tiếng rú của xe cứu thương, đèn hiệu ở những nhà xác, nghĩa địa chúng ta thường đi qua, chiếc xe tang lách mình giữa những dòng xe, tất cả nhắc nhở chúng ta rằng tử thần có thể gọi chúng ta bất cứ lúc nào. Không ai trong chúng ta biết chắc lúc nào việc đó xảy ra nhưng chúng ta biết rõ là nó có thể đến bất cứ lúc nào.
Có người đã nói: “Điều chắc chắn duy nhất về đời sống, là sự chết”. Oscar Wilde nói: “Từ nay trở đi, con người có thể thắng mọi sự để tồn tại - ngoại trừ sự chết”. Các sách đề cập sự chết và trạng thái hấp hối đã được tung ra rất nhiều mấy lúc gần đây - cũng như có nhiều sách của những người tự xưng là đã trải qua sự chết rồi sống lại kể về nó. Thay vì tìm phương cách phục hòa với Thượng Đế, người đời lại mở nhiều lớp học để dạy về tình trạng hấp hối và phương pháp đối diện với cái chết - chấp nhận đó là một thành phần bình thường của đời sống. Thật vậy, cả nhân loại đang xếp hàng ngồi chờ chết, đang thọ án tử hình. Chúng ta sẽ chết cách nào hay bao giờ sẽ chết, thì không phải là vấn đề chính yếu, mà vấn đề là sau khi chết, chúng ta sẽ đi đâu?
Có người đã nói: “Điều chắc chắn duy nhất về đời sống, là sự chết”. Oscar Wilde nói: “Từ nay trở đi, con người có thể thắng mọi sự để tồn tại - ngoại trừ sự chết”. Các sách đề cập sự chết và trạng thái hấp hối đã được tung ra rất nhiều mấy lúc gần đây - cũng như có nhiều sách của những người tự xưng là đã trải qua sự chết rồi sống lại kể về nó. Thay vì tìm phương cách phục hòa với Thượng Đế, người đời lại mở nhiều lớp học để dạy về tình trạng hấp hối và phương pháp đối diện với cái chết - chấp nhận đó là một thành phần bình thường của đời sống. Thật vậy, cả nhân loại đang xếp hàng ngồi chờ chết, đang thọ án tử hình. Chúng ta sẽ chết cách nào hay bao giờ sẽ chết, thì không phải là vấn đề chính yếu, mà vấn đề là sau khi chết, chúng ta sẽ đi đâu?
Mỗi năm có hằng trăm ngàn người bước lên xe và không ngờ rằng đó là chuyến đi cuối cùng của họ. Dù đã áp dụng và tăng cường tất cả các biện pháp an ninh, hằng trăm ngàn người khác vẫn chết vì tai nạn tại nhà, khi đầu óc họ không hề có một ý nghĩ gì về sự chết. Vì sự chết không ngừng rình rập con người, và mặc dù y khoa và những kỹ sư khai chiến liên miên với nó, rốt cục, sự chết vẫn luôn luôn chiến thắng.
Nhờ cuộc chiến trường kỳ của khoa học, giờ đây chúng ta kéo dài cuộc sống thêm vài năm nữa, nhưng sự chết vẫn sừng sững ở cuối đường, và tuổi thọ trung bình của một người không quá xa điều Kinh Thánh ghi nhận là bảy mươi năm.
Bệnh đau tim vẫn cướp đi quá nhiều người giữa thời xuân xanh. Bệnh ung thư vẫn giáng nỗi đau đớn vào cơ thể hàng vạn người. Bệnh lao, hoại huyết, tê liệt, sưng phổi vẫn hoành hành, mặc dù sự nghiên cứu y khoa đã giảm thiểu rất nhiều số nạn nhân hằng năm. Ung thư da và Liệt kháng (AIDS hay SIDA) là hai chứng bệnh của thập kỷ 80. Chúng đang lộng hành trên thế giới và được báo động là đã hiện diện trên tất cả các đại lục. Nhưng dù thống kê tình trạng có lạc quan đến đâu, tuổi thọ chúng ta từ năm 1900 đến nay có gia tăng bao nhiêu, hay những con số ghi nhận các vụ giết người, tự tử và những hình thức chết bất đắc kỳ tử khác có thế nào đi nữa, sự kiện không tránh được là cái chết vẫn không thay đổi - vẫn là kinh nghiệm cuối cùng của chúng ta trên quả đất!
Từ lúc một hài nhi ra đời, cuộc chiến chống tử thần bắt đầu. Người mẹ dành nhiều năm chăm chú vào sự bảo vệ đời sống của đứa trẻ. Bà chăm sóc thức ăn, quần áo, môi trường sinh hoạt, khám sức khỏe, tiêm chủng, nhưng dù có chăm sóc và yêu thương đến đâu, đứa trẻ cũng đã bắt đầu chết dần.
Không bao lâu, những dấu hiệu hiển nhiên của sự suy nhược trở nên rõ rệt. Nha sĩ sẽ xem xét những chiếc răng hư của chúng ta. Kính mắt sẽ được dùng đến để hỗ trợ thị giác đang suy yếu. Da mặt sẽ nhăn và trễ xuống với thời gian, đôi vai chúng ta sẽ khòm, bước đi chúng ta sẽ chậm lại và kém vững vàng. Xương cốt cũng dễ gãy hơn khi sức lực chúng ta giảm sút và chúng ta cứ tiến dần về sự chết mà không hay biết.
Sự bảo hiểm sức khoẻ và bệnh viện được đem áp dụng để giúp chúng ta chịu đựng nhẹ nhàng. Người ta đóng bảo hiểm nhân thọ để dự phòng những chi phí cuối cùng và chúng ta sẽ chợt nhận ra rằng trọn cả cuộc đời chúng ta là một trận chiến vĩ đại và không bao giờ dứt với sự chết. Chúng ta sẽ nhận thấy rằng tất cả chúng ta đang dự một cuộc đua, điều chúng ta hy vọng nhiều nhất trong đó là được một ít thì giờ nữa, và thắng kẻ đối địch được chừng nào hay chừng nấy, nhưng cuối cùng ta biết là sự chết sẽ luôn luôn chiến thắng!
Kẻ thù của chúng ta là gì mà bí mật như vậy - bí mật như chính sự sống. Vì chúng ta thấy sự sống đầy dẫy chung quanh ta, trong cây cỏ, muông thú cũng như trong con người, chúng ta không thể tạo ra cũng không thể giải thích được. Chúng ta cũng không thể giải thích được sự chết mặc dù chúng ta ý thức là có sự chết cũng như có sự sống vậy. Tuy nhiên chúng ta ít muốn đề cập đến sự chết hay suy xét về tầm quan trọng của nó! Khi sự sống xuất hiện và khi một đứa trẻ ra đời, chúng ta vui mừng. Khi sự sống ra đi và một người qua đời, chúng ta cố quên càng sớm càng tốt.
Ngày nay có hơn bốn tỷ người sống trên hành tinh này. Hầu hết đều sẽ chết trong vòng một trăm năm. Thân thể họ sẽ không còn cảm giác gì. Nhưng còn linh hồn họ - phần quan yếu và vĩnh cửu của sự sống? Đây mới là chỗ huyền nhiệm. Cái gì mất đi khi con người chết? Và cái mất đi sẽ về đâu?
Melanie Iglesias sinh ra tại New York (Mỹ), cô được thừa hưởng nét đẹp nhẹ nhàng, đằm thắm từ Á châu. |
Mấy năm trước đây có một ký giả qua đời tại Denver thuộc tiểu bang Colorado. Giữa tang lễ, tang gia nghe tiếng ông nói đã được ghi âm như sau: “Đây là tang lễ của tôi. Tôi là một người vô thần và có thái độ này trong nhiều năm rồi. Tôi tuyệt đối khinh miệt sự vô nghĩa của thần học. Các tu sĩ là những người có tinh thần khiếp nhược. Các phép lạ là sản phẩm của tưởng tượng. Nếu bốn phóng viên được phái đi dự một cuộc hành hình và viết bài tường thuật một cách méo mó như những sứ đồ trong Kinh Thánh đã làm thì phải đuổi họ ngay lập tức. Tôi không muốn nghe bài hát tôn giáo. Đám tang này phải được cử hành một cách hoàn toàn hợp lý”.
Hãy đối chiếu đoạn văn trên với bài thơ đẹp đẽ về cái chết, mà Alfred Lord Tennyson đã mô tả trong In Memorian: “Ngón tay của Thượng Đế chạm đến anh ta, và anh ta ngủ”.
Mỗi thời đại đều sản sinh những hạng người vì chống nghịch Thượng Đế nên đã cố tình chế nhạo và gièm pha Hội thánh, Kinh Thánh và Chúa Cứu Thế Giêsu. Họ la lối để chống lại tiếng nói của Thượng Đế nhưng không nêu được một bằng chứng hiển nhiên nào. Lịch sử cho thấy có nhiều George Bernard Shaw, nhiều Robert Ingersoll, nhiều B.F.Shinner và nhiều triết gia, đã tìm đủ lý lẽ mong hủy diệt sự khiếp sợ trước cái chết.
Hãy nghe nhà nhân chủng học nói về cái chết trong rừng sâu. Tại đó không có sự “vô lý của thần học” vì không ai nghe nói về Chúa Cứu Thế Giêsu. Vậy sự chết tại đây là cái gì? Trong một vài bộ lạc, người già bị đem bỏ vào bụi cho thú dữ ăn. Như thế tránh cho người trẻ phải chứng kiến sự chết. Trong một bộ lạc khác, người chết bị lột hết quần áo và thân thể bị sơn trắng. Giờ này qua giờ khác, những tiếng than khóc và gào thét báo cho thế giới biết là một linh hồn sắp lìa khỏi xác. Sự chết ngoài vòng ảnh hưởng Cơ Đốc giáo mang đầy vẻ ghê gớm và tuyệt vọng. Chẳng hạn với những người Hồi giáo thì người ta trông mong được chết trước hạn kỳ, vì người Hồi giáo tin rằng có nhiều thú vui đang chờ đợi người tận trung - nếu họ chết trong lúc tàn sát những kẻ bất trung hay đang chiến đấu vì đạo của mình.
Hãy so sánh với cái chết của một Cơ Đốc nhân. Khi Chúa Cứu Thế xuống thế gian, Ngài đã đem lại một hướng nhìn mới đối với sự chết. Con người luôn luôn xem sự chết như kẻ thù, nhưng Chúa Giêsu phán là Ngài đã chinh phục được sự chết và đã trừ khử được nọc của nó. Cứu Chúa Giêsu là Nhà Đại Hiện Thực khi Ngài khuyến cáo con người hãy chuẩn bị cho sự chết, chắc chắn thế nào cũng xảy đến. Chúa Giê-xu phán chớ lo lắng về sự chết của thể xác, nhưng nên lo lắng về cái chết vĩnh viễn của linh hồn thì hơn.
Hãy so sánh với cái chết của một Cơ Đốc nhân. Khi Chúa Cứu Thế xuống thế gian, Ngài đã đem lại một hướng nhìn mới đối với sự chết. Con người luôn luôn xem sự chết như kẻ thù, nhưng Chúa Giêsu phán là Ngài đã chinh phục được sự chết và đã trừ khử được nọc của nó. Cứu Chúa Giêsu là Nhà Đại Hiện Thực khi Ngài khuyến cáo con người hãy chuẩn bị cho sự chết, chắc chắn thế nào cũng xảy đến. Chúa Giê-xu phán chớ lo lắng về sự chết của thể xác, nhưng nên lo lắng về cái chết vĩnh viễn của linh hồn thì hơn.
Tôi nghĩ đến bà Helen Morken, chờ chết, chồng và con cái vây quanh để hát thánh ca trong bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày. Thật ra, bà đang ca hát trước mặt Chúa. Và tôi nghĩ đến các thánh đồ của Thượng Đế mà Alexander Smellie đã mô tả trong quyển sách của ông nhan đề "Những nhân vật của giao ước". Ông kể về các vĩ nhân có đức tin đã chịu chết trong “các giai đoạn tàn sát” tại Tô cách lan, khi những cuộc xử tử là một cái gì rất lý thú. Bấy giờ chưa có ghế điện, chẳng có tiểu đội xử bắn, chẳng có thuốc mê tiêm vào khiến cho kẻ chết càng bị ít đau đớn càng hay. Ấy là thời kỳ của cực hình tra tấn - rút móng tay, đánh gãy ống quyển, treo cổ và sau đó là phân thây. Vì lý do ấy mà mỗi người được Smellie mô tả đều kinh sợ cái chết. Thế nhưng, khi phải chết họ đều chết trong niềm vui xuất thần!
Kinh Thánh cho biết có hai sự chết: một là sự chết vật chất và sự chết kia là sự chết đời đời. Chúa Giêsu cảnh cáo rằng chúng ta phải sợ cái chết thứ nhì gấp bội cái chết thứ nhất. Ngài gọi sự chết thứ nhì là địa ngục, là sự chia cách đối với Thượng Đế. Ngài phán rằng cái chết của thể xác bạn chẳng có nghĩa gì so với một linh hồn bị cố tình phân rẽ đời đời với Thượng Đế.
Những lời trăn trối cuối cùng của những người đang hấp hối là những tài liệu nghiên cứu rất tốt cho những ai muốn tìm thực tế khi đối diện với cái chết.
Matthew Henry: “Tội lỗi cay đắng. Tôi ca ngợi Thượng Đế vì được sự hậu thuẫn từ bên trong”.
Martin Luther: “Chúa chúng ta là Thượng Đế, Đấng ban sự cứu rỗi: Thượng Đế là Chúa, nhờ đó chúng ta thoát chết”.
John Knox: “Hãy sống trong Chúa Giêsu, thì xác thịt chẳng còn sợ chết”.
John Wesley: “Điều tốt nhất là Thượng Đế ở cùng chúng ta. Xin tạm biệt! Xin tạm biệt!”.
Richard Baxter: “Tôi đau, nhưng bình an. Tôi được bình an”.
William Carey, giáo sĩ: “Khi tôi đã đi rồi, hãy nói ít về tiến sĩ Carey, mà nói nhiều về Chúa Cứu Thế của tiến sĩ Carey”.
Adoniram Judson: “Tôi không mệt mỏi vì công việc của tôi, cũng không mệt mỏi vì thế gian; nhưng khi Chúa Giê-xu gọi tôi về, tôi sẽ đi với niềm vui của một cậu bé được giải thoát khỏi trường học”.
Nhưng người Cơ Đốc đã xưng nhận tội lỗi mình và nhờ đức tin tiếp nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế thật khác biết bao.
Tấn sĩ Effie Jane Wheeler từng dạy Anh ngữ và văn chương nhiều năm tại trường đại học mà tôi theo học. Bà nổi tiếng về sự tin kính cũng như sự hiểu biết về những đề tài bà giảng dạy. Tháng 5 năm 1949, vào ngày Lễ Chiến sĩ trận vong của Hoa Kỳ, bà viết cho viện trưởng Tấn sĩ Edman các đồng nghiệp và các cựu sinh viên bức thơ sau đây: “Tôi cảm ơn quý vị đã dành rất nhiều phút giây để đọc bức thư này trong nhà thờ vì trước khi quý vị đi nghỉ hè tôi muốn quý vị biết sự thật về tôi như tôi vừa biết hôm thứ sáu. Đến phút chót bác sĩ đã cho tôi biết kết quả thật sự về bệnh chứng của tôi sau nhiều tuần đau ốm, đó là bị ung thư không thể giải phẫu được. Nếu là một Cơ Đốc nhân, chắc ông ta đã không ngần ngại hoặc bị dao động như thế, vì ông thừa biết như quý vị và tôi rằng, khi chúng ta sống trong ý muốn và hiện diện của Chúa, chúng ta tiếp nhận sự sống hay sự chết như nhau. Nếu Chúa muốn tôi sớm đến với Ngài, tôi sẽ vui vẻ ra đi. Xin quý vị chớ buồn tí nào vì tôi. Tôi không nói lên lời từ giã lạnh lùng nhưng xin gửi lời nồng nhiệt hẹn tái ngộ quý vị, trong đất lành nơi mà may ra tôi sẽ được phép đứng bên vén màn đón quý vị vào. Với lòng tràn đầy yêu thương gởi đến mỗi bạn. Ký tên: Effie Jane Wheeler”.
Đúng hai tuần sau khi viết bức thư trên, Tấn sĩ Wheeler đã đi vào sự hiện diện của Chúa, Đấng đã giữ lời hứa trừ khử nọc độc của sự chết.
Đang khi tôi viết chương sách này, tôi nhận được cùng một lúc bốn bức thư. Một bức là của một nữ thánh đồ chín mươi bốn tuổi, đang nóng lòng muốn được về với Chúa; một bức là của một phụ nữ trong khám tù tử hình, từ khi trở thành Cơ Đốc nhân sáu năm trước đây cho đến nay, vẫn có thể nhìn thấy phía sau ngày hành quyết đang đến gần, là sự vinh hiển đang trải trước mặt mình; và hai bức thư khác của những phụ nữ mà chồng họ đã qua đời sau nhiều năm sau khi họ chung sống (một bà chỉ ít lâu nữa là cử hành lễ kỷ niệm ngày cưới của họ, lần thứ bốn mươi chín). Mỗi người đều nhìn xa hơn cái chết để thấy vinh hiển trước mặt mình.
Nhân vật D. L. Moody đã nói trước lúc lâm chung: “Đây là chiến thắng của tôi, hôm nay là ngày đăng quang của tôi! Thật là quang vinh!”.
Kinh Thánh dạy rằng bạn là một linh hồn bất tử. Linh hồn bạn vĩnh cửu và sẽ sống đời đời. Nói cách khác, con người thật sự của bạn - phần biết suy tư, cảm xúc, mơ mộng, ao ước; cái cá tính, bản ngã của bạn - sẽ không bao giờ chết. Kinh Thánh dạy rằng linh hồn sẽ sống mãi mãi ở một trong hai nơi - thiên đàng hay địa ngục. Nếu bạn không phải là một Cơ Đốc nhân và bạn chưa bao giờ được sanh lại, thì Kinh Thánh dạy rằng linh hồn đi ngay đến một nơi Chúa Giêsu gọi là Âm phủ, ở đó bạn sẽ chờ đợi sự phán xét của Thượng Đế.
Tôi biết rằng đề tài Địa ngục không phải là điều thích thú cho lắm. Đề tài này rất ít người ưa, thường gây tranh luận và hiểu lầm. Tuy nhiên, trong những chiến dịch truyền giảng của tôi ở nhiều nơi, tôi đều dành một tối để thảo luận đề tài trên. Do sự trình bày của tôi, trong nhiều ngày liên tiếp, các nhật báo đăng nhiều thư độc giả tranh luận những điểm đồng y và không đồng ý, vì Kinh Thánh hầu như cũng đề cập đến vấn đề này không kém bất cứ vấn đề nào khác. Lúc thảo luận với sinh viên các đại học đường, tôi luôn luôn bị đặt câu hỏi sau đây “Địa ngục như thế nào? Có lửa ở Địa ngục không?” và những câu hỏi tương tự. Vì là người giảng đạo, tôi có bổn phận phải giải đáp. Tôi không thể làm ngơ, dù những lời tôi nói khiến một số người khó chịu và lo âu. Tôi cho rằng đây là chỗ khó chấp nhận nhất trong tất cả mọi giáo huấn của Cơ Đốc giáo.
Có người cho rằng mọi người chắc sẽ được cứu, Thượng Đế là Thượng Đế của tình yêu nên Ngài sẽ không bắt ai phải xuống Địa ngục. Họ cho rằng những từ ngữ đời đời, bất diệt thật ra không có nghĩa là vĩnh viễn. Tuy nhiên, chính từ ngữ nói về sự xa cách vĩnh viễn đối với Thượng Đế cũng được dùng để chỉ tính cách vô tận của Thiên đàng. Có người đã nói: “Sự công bình đòi hỏi chúng ta phải quan niệm giá trị thời gian của niềm vui nơi người công nghĩa và sự hình phạt nơi người độc ác bằng nhau, vì nguyên văn Hy Lạp đã dùng cùng một từ ngữ để chỉ thời gian của hai trường hợp”.
Nhiều người khác cho rằng sau khi chết những người nào chối từ không nhận lấy kế hoạch cứu chuộc của Thượng Đế thì phải bị tiêu diệt, không bao giờ tồn tại nữa. Nghiên cứu từng trang Kinh Thánh tôi không thể tìm thấy một bằng chứng nào hậu thuẫn cho quan điểm này. Kinh Thánh dạy rằng dù được cứu hay bị hư mất, linh hồn và bản thể vẫn hiện hữu đời đời một cách ý thức.
Cũng có những người khác cho rằng sau khi chết vẫn còn có thể có sự cứu rỗi, rằng Thượng Đế vẫn còn dành một cơ hội thứ hai. Nếu điều này đúng thì sao Kinh Thánh không hề gợi ý, mà Kinh Thánh luôn luôn cảnh cáo rằng: “Giờ đây là kỳ thuận tiện, hiện nay là ngày cứu rỗi” (IICo 2Cr 6:2).
Có thể trích dẫn hàng chục đoạn Kinh Thánh để chứng minh sự kiện là Kinh Thánh dạy rằng có một Địa ngục cho tất cả những ai nhất định và cố ý không tiếp nhận Chúa Cứu Thế làm Chúa và Đấng Cứu rỗi. “Con bị đốt trong lò lửa này, đau đớn quá" (LuLc 16:24). “Ta sẽ sai thiên sứ tập họp những kẻ gây ra tội lỗi và người gian ác lại, ném chúng vào lò lửa là nơi đầy tiếng than khóc và nghiến răng” (Mat Mt 13:41-42). “Cũng vậy, trong ngày tận thế, thiên sứ sẽ đến chia rẽ người gian ác với người công chính, ném người gian ác vào lò lửa, là nơi khóc lóc và nghiến răng" (13:49, 50). “Ta cũng sẽ bảo nhóm người bên trái: Những người gian ác đáng nguyền rủa kia! Đi ngay vào lò lửa không hề tắt dành cho Sa-tan và các quỉ sứ” (Mat Mt 25:41). “Người sẽ sảy lúa thật sạch, đem trữ vào kho và đốt rơm rác trong lò lửa chẳng hề tắt” (3:12). “Chúa sẽ báo ứng những người không muốn biết Thượng Đế và khước từ Phúc Âm của Chúa Giêsu chúng ta. Họ sẽ bị hình phạt đời đời trong Địa ngục, vĩnh viễn xa cách mặt Chúa, không còn thấy vinh quang và quyền năng Ngài” (IITe 2Tx 1:8-9). “Đều phải uống chén rượu hình phạt nguyên chất của Thượng Đế. Họ phải chịu khổ hình trong lửa và diêm sinh trước mặt các thiên sứ thánh và Chiên Con. Khói lửa bốc lên nghi ngút vô tận. Những người thờ lạy con thú và tượng nó cùng những ai mang dấu hiệu con thú, ngày đêm chịu khổ hình không ngớt” (KhKh 14:10-11). “Tử vong và Âm phủ bị quăng xuống hồ lửa. Vào hồ lửa, là chết lần thứ hai. Người nào không có tên trong Sách Sự Sống phải bị quăng xuống hồ lửa” (20:14-15). “Còn những kẻ hèn nhát, vô tín, hư hỏng, sát nhân, gian dâm, tà thuật, thờ thần tượng và dối trá đều phải vào hồ lửa diêm sinh. Đó là sự chết lần thứ hai” (21:8).
Thế nhưng tôi lại nghe có người bảo: “Tôi không tin có Địa ngục, tôn giáo của tôi là Bài Giảng Trên Núi của Chúa”.
Vâng, chúng ta hãy cùng xem một đoạn trong Bài Giảng Trên Núi: “Nếu mắt bên phải gây cho các con phạm tội, cứ móc quăng đi, vì thà chột mắt còn hơn cả thân thể bị ném vào hỏa ngục. Nếu tay phải gây cho các con phạm tội, cứ cắt bỏ đi, vì thà cụt tay còn hơn cả thân thể bị sa vào hỏa ngục” (Mat Mt 5:29-30).
Ở đây Chúa Giêsu dạy tỏ tường rằng có một Địa ngục. Đúng ra, Chúa Giêsu đã kể nhiều chuyện và cho những ví dụ về vấn đề này cùng luôn luôn cảnh cáo loài người về sự dại dột sống cuộc đời tội lỗi và giả dối trên mặt đất.
Việc người ác phải chịu một cảnh địa ngục nào đó trên mặt đất là một điều chắc chắn. Kinh Thánh chép: “Phải biết rằng tội chắc sẽ phải đổ lại trên các ngươi” (Dan Ds 32:23). Kinh Thánh cũng chép: “Gieo gì gặt nấy” (GaGl 6:7). Tuy nhiên, quanh chúng ta có bằng chứng là một số người ác hình như được thịnh đạt và người công bình bị đau khổ vì sự công nghĩa của họ. Kinh Thánh dạy rằng rồi đây sẽ có một thời kỳ đoán định và sự công bình sẽ được thực hiện. Có ai đó đã nói rằng: “Chúng ta không bị hình phạt vì cớ tội lỗi chúng ta, mà bởi tội lỗi chúng ta”. Cả hai trường hợp đều đúng cả.
Liệu Thượng Đế yêu thương có xô đẩy người ta xuống Địa ngục không? Câu trả lời là - Có! Vì Ngài công bình nhưng Ngài không cố ý làm điều đó. Con người tự kết tội mình bằng cách từ chối con đường cứu rỗi của Thượng Đế. Bởi tình yêu và sự thương xót, Thượng Đế đã ban cho con người một lối thoát, một con đường cứu rỗi, một niềm hy vọng đợi chờ những điều tốt đẹp hơn. Con người, trong sự mù quáng, ngu độn, cứng đầu, vị kỷ và yêu thích sự vui thú tội lỗi, từ chối phương cách giản dị của Thượng Đế giúp họ thoát ra nỗi đau đớn cùng cực của sự đọa đày vĩnh viễn.
Giả sử tôi bị ốm và cho mời bác sĩ. Bác sĩ cho tôi một toa thuốc. Nhưng sau khi suy nghĩ lại, tôi quyết định làm ngơ không nghe lời khuyên của bác sĩ và từ chối uống thuốc. Vài ngày sau, bác sĩ trở lại, ông ta thấy bệnh trạng của tôi tồi tệ hơn trước. Có thể nào tôi chê trách bác sĩ hay đổ trách nhiệm cho ông ta? Bác sĩ đã biên toa cho tôi, đã cho tôi biết phương thuốc trị bệnh, nhưng tôi đã từ chối.
Cũng một lẽ ấy, Thượng Đế đã cho biết phương thuốc đối với bệnh tật của nhân loại. Phương thuốc đó là đức tin cá nhân và sự xưng nhận Chúa Cứu Thế Giêsu. Phương thuốc đó là phải sanh lại, chúng ta sẽ thảo luận điều này trong một chương khác. Nếu cố tình chối bỏ phương thuốc đó, chúng ta phải gánh chịu hậu quả và không thể oán trách Thượng Đế. Nếu chúng ta chối từ phương thuốc của Thượng Đế, thì đó là lỗi của Ngài hay sao?
Người không tin đời sống vẫn còn sau khi chết, không tin người ta có thể lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục, không chịu tin vào những gì Thượng Đế phán dạy trong Kinh Thánh về thiên đàng và hỏa ngục, sẽ có ngày thức dậy trong đời sau để nhận thấy là mình đã sai lầm, đã bị mất tất cả. Tạp chí ‘Dân chúng’(People) có trích đăng câu nói của Lem Banker, tay cờ bạc đứng hàng đầu nước Mỹ, bảo rằng: “Đừng bao giờ đánh cuộc bạn được bao nhiêu mà chỉ đánh cuộc xem bạn có thể bị thua bao nhiêu mà thôi”. Bạn có thể trả nổi sự thua thiệt, mất mát, nếu bạn bị mất đi linh hồn đời đời của mình không?
Có người khác hỏi rằng “Địa ngục có tính chất như thế nào?” Trong Kinh Thánh có bốn danh từ được dùng để chỉ Địa ngục. Danh từ thứ nhất là Sheol nghĩa là “trạng thái vô hình”, được dùng ba mươi mốt lần, là Địa ngục trong Cựu Ước. Những hình dung từ buồn rầu, đau đớn và hủy diệt có liên hệ với danh từ này.
Danh từ thứ nhì là "Hades" của tiếng Hy Lạp, được dùng mười lần trong Tân Ước, đồng nghĩa như chữ Sheol trong Cựu Ước. Sự phán xét và đau khổ luôn có liên hệ đến danh từ này.
Danh từ thứ ba là "Tartarus" chỉ được dùng một lần trong IIPhi 2Pr 2:4, khi nói đến các thiên sứ bất phục tòng bị quăng xuống Tartarus. Danh từ này chỉ chỗ phán xét như nhà tù, xà lim, nơi có sự tối tăm ghê gớm.
Danh từ thứ tư là "Gehenne", được dùng mười một lần và dịch là “Địa ngục” ở Tân Ước. Đó là hình ảnh Chúa Giêsu dùng để mô tả thung lũng Hin nôm, một chỗ ở ngoài thành Giêrusalem, nơi đầy rác rưởi và cặn bã cháy hoài không dứt.
Nhiều người khác hỏi: “Kinh Thánh dạy về lửa Địa ngục có theo nghĩa đen không?”. Nhiều người khác hỏi: “Kinh Thánh có dạy về lửa theo nghĩa đen trong hỏa ngục không?” Nếu đó không phải là lửa theo nghĩa đen, thì nó còn là một cái gì tệ hại hơn nữa. Chắc chắn Chúa Giêsu không hề thêm thắt gì đâu. Dĩ nhiên Kinh Thánh đã nhiều lần dùng chữ lửa theo nghĩa bóng. Tuy nhiên, Thượng Đế có một thứ lửa đốt cháy mà không hề tàn.
Khi Mai sen thấy bụi gai cháy, ông lấy làm lạ vì bụi gai không bị thiêu tàn. Ba thanh niên Do Thái bị quăng vào lò lửa vì một lòng trung tín với Thượng Đế; trong lò lửa họ không bị cháy vì Chúa gìn giữ và cứu giúp họ; đúng hơn không có một sợi tóc nào của họ bị sém (DaDn 3:-30).
Mặt khác, Kinh Thánh nói về lưỡi chúng ta “bị lửa địa ngục đốt cháy” (Gia Gc 3:6) mỗi khi chúng ta nói xấu người bên cạnh. Điều này không có nghĩa là mỗi khi chúng ta nói xấu láng giềng thì bị lửa thiêu đốt theo nghĩa đen. Nhưng dù nghĩa đen hay nghĩa bóng, việc đó không ảnh hưởng đến thực tại. Nếu không thực sự có lửa, thì Thượng Đế đã dùng một ngôn ngữ tượng trưng để chỉ một cái gì khác có thể còn đáng ghê sợ hơn nữa.
Điều chính yếu, Địa ngục là sự phân cách với Thượng Đế. Đó là sự chết thứ hai được mô tả như một sự lưu đày vĩnh viễn có ý thức, khỏi những gì gọi là sáng láng, vui thú, đẹp đẽ, công nghĩa và hạnh phúc. Kinh Thánh có nhiều chỗ mô tả cách ghê rợn về tình trạng khủng khiếp mà linh hồn sẽ gặp phải sau khi qua đời.
Điều lạ lùng là loài người chuẩn bị cho mọi việc ngoại trừ sự chết. Chúng ta chuẩn bị để học hỏi. Chúng ta chuẩn bị để làm việc. Chúng ta chuẩn bị cho nghề nghiệp. Chúng ta chuẩn bị cho hôn nhân. Chúng ta chuẩn bị cho tuổi già. Chúng ta chuẩn bị cho mọi sự trừ phút giây chúng ta đều phải chết. Tuy nhiên Kinh Thánh chép mọi người chúng ta ai cũng phải chết một lần.
Sự chết là một biến cố mà mọi người cho là không tự nhiên nếu xảy ra cho mình, nhưng xảy ra cho người khác là điều tự nhiên. Sự chết đồng hóa tất cả mọi người thành một đẳng cấp. Nó tước đoạt bạc triệu của người giàu và manh áo rách của người nghèo. Nó làm nguội lạnh sự tham lam hà tiện và nguôi ngoai lửa dục vọng đam mê. Mọi người đều không muốn biết đến cái chết, tuy nhiên tất cả đều phải đương đầu với nó - từ hoàng tử đến gã nông dân, người điên rồ và bậc hiền triết, kẻ giết người và thánh nhân. Sự chết không giới hạn tuổi, không thiên vị. Đó là điều mà tất cả mọi người sợ hãi.
Khi tuổi đã về chiều, Daniel Webster đã kể lại chuyện ông đi dự nhóm tại một nhà thờ miền quê. Vị mục sư là một người có tuổi, tánh tình giản dị, tin kính. Sau những nghi thức khai mạc, ông đứng lên đọc Kinh Thánh rồi nói một cách vô cùng đơn sơ nhưng nóng bỏng: “Thưa quí vị, chúng ta chỉ có thể chết một lần”.
Về sau, khi bình luận về bài giảng này, Daniel Webster nói: “Dù câu nói trên có vẻ lạnh lùng và yếu ớt, ngay lúc đó, nó là những lời gây xúc động và thức tỉnh nhất mà tôi chưa bao giờ được nghe”.
Thật rất dễ cho rằng người khác phải giữ lời hẹn gặp gỡ sự chết nhưng thật khó để nhớ rằng chúng ta cũng phải giữ lời hẹn đó. Khi chúng ta trông thấy những người lính đi ra mặt trận hay nghe tin về một tử tội hoặc đi thăm một người bạn bị thương gần chết, chúng ta ý thức được một sự nghiêm trọng nào đó đang vây quanh những người này. Sự chết hẹn gặp tất cả mọi người và kỳ hẹn chỉ là thời gian. Có những cuộc hẹn hò khác trong đời, gặp gỡ vì công việc hay du hí, chúng ta có thể bỏ qua, sai hẹn và gánh lấy hậu quả, nhưng đây là cuộc gặp gỡ không ai có thể lãng quên, không ai có thể sai hẹn. Người ta chỉ có thể gặp nó một lần, nhưng phải gặp!
Nếu sự chết về phần xác là hậu quả duy nhất của đời sống xa cách Thượng Đế, thì sẽ không có gì để chúng ta sợ hãi quá, nhưng Kinh Thánh cảnh cáo rằng có một sự chết thứ nhì, tức là sự đày đọa vĩnh viễn cách xa Thượng Đế.
Tuy nhiên còn có một khía cạnh sáng tỏ hơn. Khi Kinh Thánh tuyên phán Địa ngục dành cho người tội lỗi, Kinh Thánh cũng hứa hẹn Thiên đàng cho thánh đồ. Đề tài Thiên đàng dễ chấp nhận hơn đề tài Địa ngục nhiều. Nhưng Kinh Thánh đã dạy dỗ cả hai điều.
Nếu sự chết về phần xác là hậu quả duy nhất của đời sống xa cách Thượng Đế, thì sẽ không có gì để chúng ta sợ hãi quá, nhưng Kinh Thánh cảnh cáo rằng có một sự chết thứ nhì, tức là sự đày đọa vĩnh viễn cách xa Thượng Đế.
Tuy nhiên còn có một khía cạnh sáng tỏ hơn. Khi Kinh Thánh tuyên phán Địa ngục dành cho người tội lỗi, Kinh Thánh cũng hứa hẹn Thiên đàng cho thánh đồ. Đề tài Thiên đàng dễ chấp nhận hơn đề tài Địa ngục nhiều. Nhưng Kinh Thánh đã dạy dỗ cả hai điều.
Khi dọn đến nhà mới, bạn muốn biết rõ về cộng đồng mà bạn sắp chung sống. Nếu chuyển đến một thành phố khác, bạn muốn biết tất cả về thành phố này - những đường xe lửa, kỹ nghệ, công viên, hồ, trường học... Và vì sẽ đến một nơi khác đời đời, chúng ta phải biết về nơi đó. Những chi tiết về Thiên đàng được tìm thấy trong Kinh Thánh. Do đó, chúng ta nghĩ đến và nói đến thiên đàng là điều hợp lý. Nói đến thiên đàng, thì địa cầu trở nên tồi tàn. Những mối lo âu về các vấn đề rắc rối của chúng ta trên địa cầu hình như giảm bớt đi rất nhiều nếu chúng ta có sự trông đợi sáng suốt vào tương lai. Trên một phương diện nào đó, người Cơ Đốc tìm được thiên đàng ở trên mặt đất này. Người Cơ Đốc có bình an của linh hồn, bình an của lương tâm và bình an với Thượng Đế. Giữa những khó khăn rắc rối, người Cơ Đốc có thể mỉm cười, bước đi rộn ràng, linh hồn vui vẻ và nét mặt sáng tươi.
Nhưng Kinh Thánh cũng hứa với Cơ đốc nhân một thiên đàng trong đời sống tương lai. Khi John Quincy Adams được 94 tuổi, có người hỏi ông rằng: “Sáng nay ông thấy thế nào?” Ông trả lời: “Tốt, tốt lắm. Nhưng cái nhà tôi đang sống không được tốt mấy”. Cho dù cái nhà chúng ta đang ở có hư hoại hay yếu ớt, nếu là những người Cơ Đốc, chúng ta cũng có thể thật sự cảm thấy mạnh khỏe và vững vàng. Chúa Giêsu đã dạy là có một thiên đàng.
Chúng ta có thể trích dẫn nhiều phân đoạn Kinh Thánh, nhưng phân đoạn hay nhất là GiGa 14:2 “Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở, nếu không, ta đã nói cho các con rồi. Ta đi chuẩn bị chỗ ở cho các con. Khi chuẩn bị xong, ta sẽ trở lại đón các con về với ta để các con ở cùng ta mãi mãi”. Phaolô biết chắc chắn về thiên đàng nên đã nói: “Chúng ta đầy tin tưởng, muốn rời bỏ thân xác này, để về nhà trên trời với Chúa là tốt hơn” (IICo 2Cr 5:8).
Sự trông đợi về tương lai của Cơ Đốc nhân thật khác hẳn sự trông đợi của Bob Ingersoll, người theo thuyết bất khả tri, khi ông tuyên bố trước cửa mồ anh mình: “Đời sống là một màn thưa chật hẹp giữa đỉnh cao lạnh lẽo và trơ trọi của hai cái vĩnh viễn. Chúng ta cố gắng vô ích để nhìn bên kia các đỉnh. Chúng ta kêu gào và lời đáp duy nhất là âm vang của tiếng chúng ta kêu khóc".
Sứ đồ Phao lô hằng nói: “Chúng ta biết”. “Chúng ta biết chắc”. “Chúng ta luôn luôn biết chắc”. Kinh Thánh nói rằng Ápraham “trông đợi một thành phố xây trên nền móng vững chắc do Thượng Đế vẽ kiểu và xây cất” (HeDt 1:10).
Nhiều người hỏi: “Thiên đàng có thật không?” Có! Chúa Giê-xu phán: “Ta đi chuẩn bị chỗ ở cho các con”. Kinh Thánh dạy rằng Hênóc và Êli được cất lên trời - với thân thể, theo nghĩa đen - đến một chỗ có thật như Sài Ggòn, Paris hay Bangkok chẳng hạn!
Nhiều người đã hỏi: “Thiên đàng ở đâu?” Kinh Thánh không cho biết thiên đàng ở đâu. Chúng ta không rõ điều này. Nhưng bất luận thiên đàng ở đâu thì ở đó có Chúa Cứu Thế.
Kinh Thánh dạy rằng thiên đàng là nơi đẹp đẽ. Kinh Thánh gọi đó là “thành của Thượng Đế” - “một đô thị” - “một quê hương tốt hơn” - “một sản nghiệp thừa kế” - “một vinh quang”.
Bạn có thể hỏi: “Ở thiên đàng chúng ta có nhận ra nhau không?”. Có nhiều chỗ trong Kinh Thánh cho biết là sẽ có một cuộc hội ngộ lớn lao của những người đã ra đi từ trước.
Có người lại hỏi: “Bạn có tin rằng trẻ con sẽ được cứu không?” - Có - Kinh Thánh bày tỏ rằng Thượng Đế không định tội trẻ con cho đến khi chúng đến tuổi nhận xét và hiểu biết. Hình như có nhiều dấu hiệu chỉ rõ ràng sự tha tội được áp dụng cho chúng khi chúng ý thức được trách nhiệm về các hành vi thiện ác của chúng.
Kinh Thánh cũng bày tỏ rằng thiên đàng sẽ là một nơi của sự hiểu biết lớn lao về các điều mà chúng ta không bao giờ học được dưới thế gian này.
Isaac Newton, khi lớn tuổi, đã nói với một người ca ngợi sự khôn ngoan của ông, rằng: “Tôi là một đứa bé trên bờ biển đang nhặt đây đó một hòn sỏi, một vỏ hến, nhưng đại dương vĩ đại của sự thật hãy còn nằm trước mặt tôi”.
Thomas Edison đã có lần nói: “Tôi không biết được lấy một phần triệu của một phần trăm về bất cứ điều gì”.
Nhiều bí mật của Thượng Đế, những sự đau lòng, những thử thách, thất vọng, những thảm kịch và sự im lặng của Thượng Đế đối với sự đau khổ sẽ được giãi bày ở đó. Eli Wiessel đã nói rằng cõi đời đời là “... nơi mà các câu hỏi và câu trả lời chỉ là một”. Còn trong GiGa 16:23, Chúa Giêsu phán: “Lúc ấy các con không còn thắc mắc hỏi han gì nữa. Ta nói quả quyết, các con nhân danh ta cầu xin điều gì, Cha cũng ban cho”. Tất cả các câu hỏi đều sẽ được giải đáp!
Nhiều người hỏi: “Vâng, thế thì chúng ta sẽ làm gì ở thiên đàng? Chỉ ngồi đó rồi vui hưởng những khoái lạc của sự sống sao?” Không. Kinh Thánh cho biết rằng chúng ta sẽ phục sự Thượng Đế. Sẽ có công việc để chúng ta làm cho Ngài. Chúng ta sẽ để nhiều thì giờ ngợi khen Ngài. Kinh Thánh chép: “Chẳng có sự nguyền rủa nữa. Ngôi của Thượng Đế và Chiên Con sẽ ở trong thành; các tôi tớ Ngài hầu hạ Ngài” (KhKh 22:3).
Đó sẽ là thời kỳ vui mừng, hầu việc, reo cười, ca hát và ngợi khen Thượng Đế. Hãy tưởng tượng là chúng ta sẽ phục vụ Ngài mãi mãi, mà chẳng hề bị mệt mỏi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét