Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Hùng Triều thứ 15: Hùng Định

"Ảo giác" - Hot girl Việt nam
Quận Tam Xuyên đất của nhà Chu mà ở An Nam và Lưỡng Quảng dĩ nhiên Tam Hoàng Ngũ Đế cũng ở đấy như thế thì còn gì mặt mũi các Đại  Hãn như Quan Vũ và bố con Khang Hy - Càn Long... không lẽ các đấng con trời lại là con hoang không rõ nguồn gốc...? (ảnh không liên quan đến bài viết)
Vua khai sáng: Chân Lang.
Danh hiệu khác trong sử Việt: Đinh Tiên Hoàng.
Danh hiệu khác trong sử Hoa: Tần Thủy Hoàng
Quốc hiệu: Chân Đăng.
Niên đại: năm 221-206 TCN.
Chứng tích: hiện vật khảo cổ nền văn hóa Đông Sơn muộn.
Các nhà sử học Trung Hoa cố tình chọn năm 221 TCN là năm Triệu Chính lên ngôi hoàng đế, thời Tần Thủy Hoàng, từ ‘đế’ bắt đầu xuất hiện trở lại trong sử sách Trung Hoa, rất có thể đây là sự khởi đầu của ‘đế quốc’ chứ không phải là ‘quốc’ như trước nữa. Nếu gọi là nhà Tần thì phải khởi đầu từ năm 316 TCN khi Chiêu Tương Vương chiếm đất Thục của nhà Chu. Nhà Tần xưng vương thực sự từ năm này trải qua 2 đời vương nữa mới tới Triệu Chính tức Thần Thủy Hoàng, và năm 256 TCN, họ Triệu đã diệt quốc Văn Lang tức nhà Đông Chu như thế họ Triệu đã nắm 9 cái đỉnh tượng trưng cho vương quyền Trung Hoa với khí thế này thì các chư hầu khác sụp đổ nhanh chóng là tất yếu. Các sử gia Trung Hoa không biết vì lý do gì nhấn mạnh chữ ‘thủy’ là đầu tiên, tiếp theo là nhị thế, tam thế cho đến vạn thế mà làm lơ chữ Thủy cũng nghĩa là Nước; thực ra các vì vương Trung Hoa từ đời Thương đã dùng các con số của Thập Can làm vương hiệu rồi, không đợi đến Tần Thủy Hoàng. Sở dĩ họ cố tình như thế để tránh có người hiểu chữ thủy là nước mã tin Dịch Lý chỉ phương Nam hay Huyền phương. Vì khi nhận ra thủy là phương nước thì hỏa theo Dịch Lý bắt buộc phải ở hướng xích đạo như thế… Nhà Hạ hỏa, Thương xanh phương Đông và Chu màu trắng không thể ở Bắc Hoàng Hà được. Chữ thủy này đích thị là mã tin Dịch Lý chỉ phương nước, Huyền phương, huyền thiên vì đi kèm chữ thủy còn có các mã tin khác như: nhà Tần chọn màu đen là màu chủ đạo, số 6 là chủ đạo, ta nhớ trong Hà Thư số 1-6 chỉ phương nước đối lập với số 2-7 chỉ phương lửa hay hỏa, họp hội thì bắt đầu vào tháng 10 tức tháng bắt đầu mùa Đông cũng là mã tin Dịch Lý ngược với mùa hè là mùa đỏ lửa.
Tóm lại chữ thủy trong đế hiệu Tần Thủy Hoàng còn ý nghĩa là nước, phương Nam (Dịch Lý) chứ không phải chỉ có nghĩa là khởi đầu hay đầu tiên. Dựa vào ngữ nghĩa tiếng Việt và mã tin Dịch Lý ta còn biết nhiều điều nữa để đính chính lịch sử. chữ Tần của từ Hán Việt, thổ âm Quảng Đông đọc là ‘Chưn’ cái chân (cùng với tay gọi là tứ chi); gọi đất Tần là ‘Chưn’ trong chỉnh thể Chân và Đầu, đầu=Đào, đất Đào nước Thao tức vương triều Hạ, cũng chính vì lẽ ấy mà đất Việt nam ngày nay xưa còn gọi là đất Sừng biến âm ra Sùng nghĩa là cao.
Trong cái thế đối lập: lửa - nước, đầu - chân cũng còn là Quẻ Ly - Quẻ Khảm. Theo Dịch Lý thì tính của Khảm là Hiểm, Hãm và ký âm sai thành ra đất Hàm với nhiều địa danh như thủ đô Hàm Đan của Triệu, kinh đô Hàm Dương của Tần, cửa Hàm Cốc… Chân và Hàm như thế chỉ rõ ở phần trên đều có nghĩa là phương Nam, phương nước của Dịch Lý (ngược với phương hướng hiện nay). Tới câu thơ của Tiến sĩ Phạm Sư Mạnh “Quốc Tây Cự Chấn Tráng Chân Đăng” thì ta xác định được lãnh thổ Tần quốc là tỉnh Tứ Xuyên ngày nay. Chăn Đăng → Chân Đanh, Chân Định cùng một nghĩa với Tứ Xuyên, Xuyên Thục chỉ có nghĩa là hướng Tây Nam theo Dịch Lý (hướng Tây Bắc hiện nay). Cũng chính vì ý nghĩa này mà Hùng triều Thế Phổ gọi là triều Hùng Định Vương, Chân Lang có đủ cả Chân và Định.
Điều Cần nhấn mạnh ở đây:
Dựa vào Ngũ hành, ngũ sắc và cửu thiên ta khẳng định: khi nhà Tần là hành thuỷ, màu đen, huyền thiên ở Tứ Xuyên - Thiểm Tây thì đất nhà Hạ, Thương, Chu không thể nào ở phía Bắc (nay) sông Hoàng Hà được.
Thời Chiến Quốc Trung Hoa có Tần Thủy Hoàng, thời loạn 12 sứ Việt Nam ta có Đinh Tiên Hoàng. Tiếng Việt ‘Đinh’ cũng là ‘Đanh’ trong Chân Đanh hay Chân Định, tức nước của Tần Thủy Hoàng, 2 dòng sử cho ta 2 đế hiệu của cùng 1 hoàng đế. Sự tàn ác được 2 dòng sử mô tả rất giống nhau. Dân Việt gọi vì vua tàn ác này là sài lang hay lang sói, sau thành câu ‘lòng lang dạ sói’ sở dĩ có câu này vì dân gian nhà Tần thờ con có ‘đại bản’ làm vật tổ; chữ cửu là số 9 chỉ phương Tây theo Hà Thư biến thành chữ ‘cẩu’ là con chó, dân nhà Tần ban đầu là Tạng tộc tức người của cao nguyên Khang - Tạng tràn xuống Tứ Xuyên được sử mô tả là còn ở trình độ văn minh rất thấp so với người Trung Hoa, thậm chí họ chưa biết làm ruộng, trồng lúa. Nhà tần đã phải nhờ nước Tấn sau là Triệu cho dân sang định cư để nâng cao mặt bằng văn hóa, văn minh, chỉ dẫn cho người gốc Tạng cách làm ăn,
Xuất phát từ sự bạo ngược của Tần Thuỷ Hoàng Việt ngữ hình thành các từ kép: Tàn ác, tàn bạo, tàn nhẫn...
Ở đây ta dành vài dòng cho vấn đề chủng tộc, phần trên ta đã nói đến tộc Miêu, là con cháu của đế sông Hắc, hay Xuyên Húc, truyền thuyết gọi là Vũ Tiên tổ của Tiên tộc hay Miêu tộc.
Họ Miêu hay Tam Miêu theo Bàn canh vượt Trường Giang thành dân Ân Thương ngày nay, hậu duệ là người H’Mông - Dao cũng gọi là người Mèo, Mun.
H’Mông hay Tam Miêu là dân chủ lực của nước Tấn, sang Tần hòa huyết do cộng sinh lâu đời với Tạng tộc tạo thành dòng Quì Việt hay Quí Việt. Quí là một can của Thập Can chỉ phương Tây, bản thân từ kép: Chân Định mô tả rất chính xác sự hòa huyết này.
Chân = H’Mông = phương nước.
Định = Đanh = phương Tây chỉ Tạng tộc.
Trong khối người Đông nam Á thì Hmông là tộc duy nhất bị nhiễm các tập tục của người phương Bắc (nay) có lẽ do tiếp súc lâu ngày nên đã xảy ra sự đan xen các tập tính của nhau.
Chân Định tức Tứ Xuyên trở thành vùng đất rất quan trọng trong lịch sử và văn hóa Trung Hoa, vì đó là vùng đất chính, nơi định đô của 2 triều Tần và Hiếu (Tây Hán) là triều đại đặt nền cho văn hóa Trung Hoa về sau.
Truyền thuyết Việt còn ghi: Họ Triệu truy bức vua cuối cùng của dòng An Dương Vương tới tận Nghệ An nên ở đây mới có Đền Cuông thờ An Dương Vương, lập ở núi Mộ Dạ.
Giai đoạn lịch sử: nhà Tần diệt triều Đông Chu được truyện cổ tích lịch sử Việt Nam phản ảnh trong ‘truyện nỏ thần’. Nhân vật Triệu Đà chính là Chiêu Tương Vương Đinh tắc hay Triệu Tắc và Trọng Thủy là con trai thứ 2 của ông (thái, trọng, quí,); chữ ‘thủy’ xác định dòng giống phương thủy tức phương nam (Dịch Lý) của Trọng Thủy, Thủy đã gạt Mỵ Châu để bia miệng ngàn đời gọi là “sở khanh” (sở biến âm của ‘sủy’ là nước) còn Mỵ Châu là ai? Mỵ là con gái vua Hùng đồng nghĩa với nương (con trai là quân, lang); châu = Chu, nghĩa rất rõ Mỵ Châu là con gái vua Chu không cần phải suy đoán gì nữa cả.
Sử Trung Hoa cho biết sau khi chiếm đất Lục Lương (Lạc Long) nhà Tần đặt các quận: Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận… như ở phần trước chúng ta biết đoạn sử này không chính xác vì miền Bắc hộ tức đất trung Việt Nam ngày nay đã thuộc về nhà Tần trước khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi; chắc chắn đoạn này đã bị sửa đổi vì một ý đồ nào đó.;ngay các sách sử cuả người Tàu cũng không giống nhau,có sách chép là Tần chiếm đất Lĩnh nam, sách khác chép Tần chiếm đất Lục lương, nhiều quyển chép là Lục Dương chia trhành 3 quận. ..., Lục dương là biến âm của Lạc dương chính là đất trung tâm của nhà Đông Chu theo chính sử. (Người Tàu chỉ định Lạc dương của nhà Chu ở bờ Hoàng hà?).
Tổng hợp sử Việt Nam và Trung Hoa giai đoạn này ta có thể hiệu chỉnh đoạn sử trên thành: “Họ Triệu chiếm đất Âu Lạc của Văn Vương chia thành 3 quận: Quế lâm - Tượng Quận - Tam Xuyên”
a) Quế Lâm là đất Quí Châu, Quí → Quế; Lâm là ký âm sai của lam → nam, chỉ phía Nam của Giao Chỉ tức vùng Đông - Bắc Quảng Tây nơi có Lâm Giang chảy qua (Lâm Giang là sông Tứ, sông Chu ngày nay).
b) Tượng Quận là quận phía tây. Tượng = Tịnh = con voi là mã tin Kinh Dịch chỉ phương tây, phương Tịnh, Tĩnh, Định. Quận Tượng chính là nước “Mật Tu” của Cơ Xương là Vân Nam ngày nay.
c) Tam Xuyên - Sử ký Tư Mã Thiên chép: Tần chiếm đất của 2 nhà Chu lập quận Tam Xuyên, thủ phủ là Ung khâu. Viết 2 nhà Chu là sai đất Tây Chu đã lập Tượng Quận và phần Quế trong Quế Lâm; như vậy đất Đông Chu mới chính là quận Tam Xuyên, Ung khâu hay Ung Thành chính là thành phố Nam Ninh ngày nay; Ung Thành thời nhà Lý của Việt Nam được gọi là Ung Châu, 1 trong 3 châu bị Lý Thường Kiệt đánh chiếm trong cuộc chiến Việt - Tống. Chính do quận Tam Xuyên này mà từ đời Đường đất Việt có tên là lộ Tam Giang như ông Phạm Sư Mạnh nhắc đến: “Thiên khai địa tịch lộ Tam Giang”. quận Tam Xuyên đã bị đổi thành huyện Long Xuyên nơi trấn nhậm của Úy Đà.
Nhân vật Úy đà bị phù thủy biến thành Triệu Đà hay Triệu Đào vua nước Nam Việt thực ra đây là 2 nhân vật của 2 thời kỳ lịch sử cách nhau cả trăm năm.
Ta đã biết: số 3 (tam), con rồng, quẻ Chấn đều là những dịch tượng chỉ phương Đông chúng thường được dùng thay thế lẫn cho nhau nên:
Tam Xuyên= Tam Giang = Long Xuyên chỉ là một.
Một dẫn chứng quan trọng: theo quan chế nhà Tần quan cầm đầu một quận gọi là quận úy, vì vậy khi đã gọi là Úy Đà thì Long xuyên phải là quận chứ không thể là huyện, ví dụ như úy Nhâm ngao là quan cầm đầu quận Nam hải... tại sao Úy Đà lại chỉ là huyện lệnh huyện Long xuyên?
Tại sao Hán sử lại phải mờ ám như vậy?
Chính Vì: Quận Tam Xuyên sử ký Tư Mã Thiên ghi rõ: Thủy Hoàng lấy đất 2 nhà Chu lập quận Tam Xuyên, quận trị là Ung khâu...; chỉ với một quận Tam Xuyên hay Long Xuyên của Úy Đà này thôi đã đủ để toàn bộ lịch sử Trung Hoa phải viết lại.
Tới đây ta có thể định danh những vùng trong lãnh thổ vua Chu:
- Vân Nam: Cửu, Định, Tượng (cả 3 đều có nghĩa chỉ phía tây).
- Quí Châu: Thục, Quế, Chân.
- Quảng Tây: Lâm, Nam, Nam giao sau này mở rộng thành lĩnh nam.
- Quảng Đông: Đào 2, Thao (nằm ngoài đất nhà Chu, nhưng trong Giao Châu)
- Bắc Việt Nam: đất Đường hay Việt Thường, Lạc ấp
- Trung Việt Nam: đất Đào 1, Mân ấp, An ấp, nước Yên.
Tần Thủy Hoàng tung 50 vạn quân không phải chiếm đất Lạc Long (Lục Lương) mà là chiếm miền Đông Nam Trung Hoa hiện nay tức lãnh thổ Ngô và Việt xưa, ở đấy nhà tần lập Ngô Quận, Mân Quận. Tại sao các sử gia Trung Hoa lại phải bẻ quẹo đoạn sử này?
Đọc sử ký của Tư Mã Thiên nếu ta có nhận định sâu sắc và xem xét sự kiện một cách lô-gích, cẩn thận sẽ có nhiều điều khiến ta phải suy nghĩ: Tần Thủy Hoàng cho làm một con đường bạt ngàn xẻ núi từ đất Cửu Nguyên tới Vân Dương, ở Vân Dương cho đắp đá ở đất Cử làm cửa biển phía đông nhà Tần. Tần Thủy Hoàng còn nói... giữa hai kinh đô nhà Chu, Tây và Đông là đất đế vương sẽ là kinh đô nhà Tần, và cho dời 40 ngàn hộ đến Vân Dương, 30 ngàn hộ đến Ly Ấp. Đấy chính là tổ tiên của người Đông Thoán Ô Man và Tây Thoán Bạch Man ngày nay, Người Trung hoa gọi họ là Thoán hay Thóan đoạt có nghĩa là kẻ chiếm đóng không phải dân địa phương .
- Cửu Nguyên hay đất phía tây còn gọi là đất Cảo là Vân Nam ngày nay, đất Vân Dương tức phía đông của Vân Nam chính là Quảng Tây, phần đất giữa hai kinh đô nhà Chu ý chỉ nhà Tần đã chọn nam Quảng Tây và vùng bắc Việt làm nơi xây kinh đô mới của đế quốc Tần, nơi đất Cử đắp đá làm cửa biển nhà Tần ngày nay gọi là Cửa Ông nơi bờ biển Quảng Ninh Việt Nam; Vân Dương nơi Tần Thủy Hoàng di dân đến chính là Quảng tây, Ly Ấp là Hạo Kinh cũ sau này gọi là Côn Minh… đây là một đoạn sử khó hiểu, ý nghĩa thực sự của nó chưa bao giờ được phân tích, xem xét cặn kẽ. Chỉ một việc chọn đất Cử làm cửa biển phía đông của nước Tần đã làm đau đầu nhiều lắm rồi; vì theo chính sử nhà Tần ở bên bờ sông Vị, giáp với sa mạc cực Tây-Bắc (nay) của Trung Hoa thì lấy biển ở đâu ra để làm cửa phía Đông? còn nếu hiểu phía đông của Tần là phía Đông của ‘thiên hạ thời Tần’ thì câu văn trở nên tối nghĩa vì những nước ở phía Đông thời chiến quốc không có cửa biển nào hay sao? như thế khi thâu tóm lục quốc thống nhất thiên hạ thì Tần đã có vô số cửa biển phía Đông rồi... còn cần gì phải đắp đá ở đất CÙ hay CỬ để làm cửa biển phía Đông nhà Tần...
Bình Nguyên Lộc trong “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam”: ở Quảng Tây có một thành rất lớn gọi là thành nhà Tần, điều này không thấy có đoạn sử nào nói đến cả. Tóm lại chúng ta còn nhiều điều phải làm để tìm ra những gì đích thực đã từng diễn ra trong quá khứ xa xưa.
Lại nữa, sử ký Tư Mã Thiên cho biết sau khi lên ngôi Tần Thủy Hoàng sai tướng Mông Điềm đem 30 vạn quân, lần đấu tiên vượt Hà chiếm vùng Hà Sáo lập thành 44 huyện (giới sử học Trung quốc cho Hà sáo chỉ là vùng bắc Sơn tây như thế lấy dân ở đâu ra mà lập nổi 44 huyện? lớn như quận Nam hải cũng chỉ có 3 huyện). Trong chữ Hà Sáo, Hà chỉ hoàng Hà của Trung Hoa, Sáo tiếng Việt có nghĩa là nước, Sáo cũng là biến âm của ‘Siu’ thổ âm Quảng Đông của chữ Thủy, Hà sáo chỉ có nghĩa là vùng phía nam (xưa ngược với ngày nay ) Hoàng hà. Mâu thuẫn trong cổ sử Trung Hoa là: vùng Hà sáo nơi lần đầu tiên nhà Tần chiếm được lập nên 44 huyện lại là đất của nước Triệu, nước Yên… tức là đất của Trung Hoa từ trước; lịch sử Trung Hoa chép những việc không thể xảy ra trên nước Yên, nước Tề được: như chuyện Điền Đan người nước Tề dùng trâu lửa đánh bại quân Yên rửa nhục cho nước Tề, vì con trâu (thủy ngưu) là vật gắn liền với việc làm ruộng nước, mà ruộng nước không hề có ở phía bắc Hoàng Hà vào thời đó. Vậy ta giải thích thế nào với những điều ghi chép trong sử? Hay là Điền Đan đã dùng trâu... Yên để đánh Yên...?
Người ngày nay muốn tìm hiểu Trung hoa thời Tần đã phải dở khóc dở cười, tra cứu các ‘thư’ của Tàu càng nhiều càng rối... không thể nào biết Tượng quận và Tượng lâm ở đâu...
- Sử ký của Tư Mã Thiên, chép truyện Tần Thủy Hoàng có đoạn nói rằng: “Thủy Hoàng… chiếm lấy đất Lục Lương, đặt làm Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải”. Dưới chữ Tượng Quận có chua sáu chữ nhỏ là: “Vi Chiêu viết, kim Nhật Nam”, nghĩa là Vi Chiêu cắt nghĩa Tượng Quận đời Tần tức là Nhật Nam đời Vi Chiêu. (Sử ký; Tần Thủy Hoàng bản kỷ, q.6, tờ 3a).
Nhật Nam là miền Trung Việt ngày nay. Hán thư về mục địa lý chí chép rằng: “Quận Nhật Nam tức là Tượng Quận cũ đời Tần, năm 111 TCN. Hán Vũ Đế mở thêm ra, đởi tên là Nhật Nam, có mười sáu con sông nhỏ, đều chảy đi đến 3180 dặm, thuộc vào Châu Giao”. (Hán thư địa lý chí, q.28, hạ, tờ 3b).
Thông giám tập lãm của triều đình nhà Thanh dọn lại các sách của Tư Mã Thiên, Ban Cố, Tư Mã Quang và Chu hy, làm năm 1768, cũng chép một đoạn trong đời Tần Thủy Hoàng rằng: “Năm Đinh Hợi (214 TCN)… nhà Tần lấy đất Nam Việt đặt Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận…”. Dưới chữ Nam Việt chua “tức Bách Việt, cũng gọi là Dương Việt”; dưới chữ Tượng Quận chua “đất ấy rộng xa, nay phủ Liêm, phủ Lôi, tỉnh Quảng Đông, phủ Khánh Viễn, phủ Thái Bình, tỉnh Quảng Tây và cả nước An Nam”. (Ngự phê thông giám tập lãm, q.11, tờ 6b).
Sách Thiên hạ quận quốc lợi bệnh của Cố Đình Lâm, chép: “An Nam là Giao Chỉ đời xưa, nhà Tần mở đất Lĩnh Nam, lấy Giao Chỉ thuộc vào Tượng Quận".
- Cựu Đường Thư, một đàng tin Tượng Quận là Nhật Nam đời Hán, mà di tích hãy còn gần Nhật Nam, còn một đàng lại cho cho An Nam đô hộ phủ đời Đường thuộc về Tượng Quận?
- (tư liệu trích trong bài: Tượng quận có phải là đất nước ta không , tác giả Trương thái Du)
Thực buồn cười... từ những năm đầu công nguyên ‘người ta’ đã vẽ được bản đồ chi tiết 1/10.000 vùng Hà Nam... vậy mà Tượng quận tới hôm nay vẫn phải đi tìm...
- Tượng quận thực sự ở đâu? như ở phần trên đã xác định: là nước ‘Mật Tu’ tức ‘mặt Tây’ của Giao Chỉ nay là tỉnh Vân Nam Trung quốc nhưng... những người muốn ‘bẻ cong bẻ quẹo’ lịch sử Trung Hoa đã thủ tiêu đi quận Tam Xuyên, thủ pháp rất đơn giản... thay tất cả tên Tam Xuyên trong sách sử địa Trung hoa bằng Tượng quận, còn Tượng quận thực ở vùng Vân Nam bị đổi thành huyện Tượng Lâm nghĩa là huyện ở Tây Quế Lâm...
Tất cả mọi sự chồng chéo đổi thay... chỉ vì câu: Tần lấy đất hai nhà Chu lập quận Tam Xuyên... của Sử ký Tư Mã Thiên mà thôi.
Quận Tam Xuyên đất của nhà Chu mà ở An Nam và Lưỡng Quảng dĩ nhiên Tam Hoàng Ngũ Đế cũng ở đấy như thế thì còn gì mặt mũi các Đại  Hãn như Quan Vũ và bố con Khang Hy - Càn Long... không lẽ các đấng con trời lại là con hoang không rõ nguồn gốc...?
Theo Dòng Hùng Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét