GS Nguyễn Xiển đang thị phạm máy quan trắc biển năm 1937. |
Trong cuốn hồi kí của GS Nguyễn Xiển, người ta đã tìm thấy một chi tiết đáng chú ý cho thấy Hoàng Sa là của Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Xiển (1907-1997) là nhà hoạt động chính trị, xã hội xuất sắc. Ông từng đảm nhận các cương vị khác nhau như Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch MTTQVN, Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam, Chủ tịch năm Vật lý Địa cầu quốc tế…
Song, công việc mà nhà trí thức quê gốc Nghệ An đã cống hiến cả cuộc đời hoạt động sôi nổi được dành cho ngành thiên văn - khí tượng.
GS Nguyễn Xiển chính là người khai sinh ra ngành thiên văn - khí tượng, từ năm 1938, ông là Giám đốc Đài Thiên văn Đông Dương, tọa lạc trên một ngọn đồi ở Phủ Liễn, Kiến An, Hải Phòng.
Trong cuốn hồi kí của GS Nguyễn Xiển, người ta đã tìm thấy một chi tiết đáng chú ý, đó là mùa Đông năm 1937, GS Nguyễn Xiển, khi đó còn đang là kỹ sư thiên văn của Đài Thiên văn Đông Dương, nhận nhiệm vụ đào tạo gấp một nhóm quan trắc viên khí tượng để ra làm việc tại quần đảo Parasels (tức quần đảo Hoàng Sa).
Vấn đề được khẳng định chính là, ngay từ khi người Pháp đặt chân đến Đông Dương, họ đã hiểu và thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh địa của Việt Nam.
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cán bộ nhân viên của Đài Thiên văn ly tán và mãi đến năm 1975, sau khi miền Nam giải phóng, nhân dịp tham dự đoàn đại biểu miền Bắc vô Nam cùng Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, GS Nguyễn Xiển đã tranh thủ đến thăm Đài khí tượng TP.HCM do anh Văn Thanh phụ trách.
Qua đây, ngoài việc thăm hỏi những người học trò cũ của khóa đào tạo năm xưa, GS Nguyễn Xiển đã đề xuất một kế hoạch tổ chức và xây dựng lại mạng lưới khí tượng biển đảo Việt Nam, vì theo GS, làm tốt việc công này cũng chính là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Trần Quang
"Đêm hoa đăng" - Hot girl Bảo Trân |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét