"Dream" - Hot girl Nhật Bản |
Đuôi và Đầu là một cặp đối, triều Hạ là nước Đào hay Đầu ở phương Bắc (xưa) triều Ân Thương là Hùng Vỹ, nghĩa là triều Hùng phương Nam. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Vua khai sáng: Hoàng Hải Lang.
Danh hiệu khác trong sử Việt: (?)
Danh hiệu khác trong sử Hoa: Bàn canh - Triều đại Ân Thương.
Niên đại: cách nay 3.500 năm.
Chứng tích vật thể lưu tồn là các hiện vật thuộc nền văn hoá Đồng đậu,Việt nam.
Trước hết ta khẳng định là "Ân" trong “Ân Thương” có nghĩa là Thứ 2, số 2, số đếm của người Trung Hoa xưa thì số 2 là ‘nhị’ cũng gọi là ‘ơn’, vậy Ân Thương chỉ có nghĩa là triều Thương thứ hai mà thôi.
Vua thứ 19 triều đại Thương hay Việt Thường là vua Bàn Canh quyết định dời đô về phía Nam Dương Tử (phương nam Dịch Lý) nhà Thương đã phải dời đô nhiều lần vì lụt lội do sông Dương Tử gây ra vậy Tại sao mãi tới thời vua Bàn Canh mới quyết định dời đô? Vì dân Miêu thời nhà Hạ mới chỉ sinh sống ở Bắc (Dịch Lý) Trường Giang - tức vùng Ngũ Lĩnh sau này gọi là Giang Nam, sang đời Thương dân Miêu mới vượt Trường Giang sinh sống ở bờ bên kia, vài trăm năm sau đã đông đúc lập nên vùng Kinh Man như thế là đủ để Bàn Canh an tâm dời đô, vậy mà vua cũng không thuyết phục nổi tầng lớp quí tộc, sau cùng hoàng gia phải đi một mình cùng với tầng lớp bình dân, vì vậy ta mới có tên triều Ân Thương, không còn tiếp nối bình thường quốc thống nhà Thương, có sách sử ghi chép như là một triều đại mới, và có sách vẫn xếp triều Ân Thương là một phần của triều đại Thương. Nhà Ân Thương khi mới vượt Trường Giang đóng đô ở An Huy, dựa vào tên tỉnh An Huy ngày nay ta có thể khẳng định như vậy.
Triều Thương sử liệu Việt gọi là Hùng Huy - Long Tiên Lang; An Huy hay Ân Huy có nghĩa là triều Hùng Huy thứ 2 tương tự như Ân Thương; từ vùng này sau khoảng 300 năm nhà Ân Thương tiến tới bờ Hoàng Hà làm chủ cả một vùng rộng lớn gồm các tỉnh ngày nay là An Huy, Hồ Bắc và Hà Nam của Trung hoa. Tới thời vua Trụ dân Trung Hoa bắt đầu vượt Hoàng Hà ở cực bắc Hà Nam hiện nay, Trụ Vương đã xây dựng Biệt Đô Triều Ca và Lộc Đài, Cự kiều ở đấy, từ ‘biệt đô’ chỉ rõ cho chúng ta: đó là vùng đất tách biệt hẳn với đất truyền thống của Trung hoa, sau này người ta phát hiện những dấu vết của kinh đô Trung Hoa cổ, cũng như thu được rất nhiều Giáp Cốt Văn trên bờ Bắc sông Hoàng Hà và coi đấy như một trong những bằng chứng chính để khẳng định quê hương người Hoa là lưu vực Hoàng Hà. Sự thực ra sao?
Lãnh thổ nhà Hùng thời Thương - Ân Thương. |
Giới nghiên cứu khoa học đang đặt câu hỏi, sông Hoàng Hà không hề có loài rùa lớn sinh sống vậy những mai rùa khắc chữ lấy ở đâu ra? các sử gia Tàu gỉai thích : Từ thời nhà Thương đã có sự giao lưu giữa cư dân ở hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang, số mai rùa khắc chữ được mang từ Trường Giang lên.
Theo chính sử Trung Hoa thì đời Thương chưa có liên hệ gì đến Trường Giang, phải đến đời Trụ Vương nhà Ân Thương mới đánh dẹp và mở rộng lãnh thổ về hướng sông Hoài và sông Dương Tử “đem văn minh Trung Hoa trải đến vùng đó”. Việc Trụ Vương trước sức tấn công thần kỳ của ông Cơ Phát đã vội vã tha các “lao công tù binh” bắt ở vùng sông Hoài, phát vũ khí biến họ thành chiến binh, kết quả họ đã quay giáo đánh lại quân Trụ… việc này nói lên rất rõ là: Trụ Vương chưa chinh phục xong miền Đông để tiến đến biển, như thế sự phát triển của Trung Hoa từ tây sang đông dọc theo Hoàng Hà mãi tới đời Trụ Vương mới tới gần biển mà thôi. Chúng ta nghĩ xem ở Hoàng Hà không có mai rùa thì làm sao nhà Thương có thể phát minh ra cách khắc chữ lên mai rùa? Phải ở nơi có sẵn mai rùa người ta mới có thể nghĩ ra cách sử dụng chúng , về mặt lý luận không thể nào nghĩ khác được là đời Thương không ở Hoàng Hà mà ở Trường Giang nên khi mở rộng từ sông Dương Tử lên Hoàng Hà người ta vẫn tìm về chốn cũ để lấy mai rùa đem về sử dụng.
Sử Trung Hoa cho biết vào thời Thọ Tân Hoàng Đế tức Vua Trụ thì Trung Hoa đã có chư hầu ở 4 phía:
- Phía Bắc là nước Thao.
- Phía Nam là nước Quang.
- Phía Đông là nước Từ.
- Phía Tây là nước Chu. Ở đây cổ sử Trung Hoa đã dùng đúng phương của Dịch Lý.
Ta đã biết:
a) Nước Thao chính là đất Đào là đất của triều Hạ hay Hải Lang, về sau còn gọi là vùng Việt hay Nhiệt.
b) Nước Quang là viết sai chữ Quan, Quan là dịch từ chữ Nom của Việt ngữ, Nom hay nhìn ta đã lý giải ở phần trước, nó chính là phương nước, Hành Thủy, Huyền Phương.
c) Nước Từ cũng là dịch sang Hán ngữ chữ “Thương” của Việt Nam: Theo Dịch Lý Thương hay Tình Thương là phương Đông đối đẳng với phương Tây là phương của lý lẽ. Chính xác là chư hầu của Trung Hoa gọi là Nước phương Đông … dịch thế nào lại thành nước Từ, sau thời Chiến Quốc trở thành nước Tề là vùng Sơn Đông ngày nay. Chữ Từ này lại cận âm với chữ ‘Tà’ (chiều tà), Tư, Tử, Tây, Tề. Tề là một nước ở phía Tây Trung Hoa. Như vậy thời Chiến Quốc có tới hai nước Tề, một nước Tề ở phương Đông và một ở phương Tây Trung Hoa. Nước Tề phương Tây là nước của nhà Chu phong cho Thái Khương, một đại công thần khai quốc. Thái cũng có nghĩa là đại, chỉ ông lớn hay cả, hay thủ lãnh; Khương là biến âm của Khăng, Cang chỉ phương Tây, nó cũng chính là ký âm bằng Hán tự chữ Khmer ngày nay.
"Hậu vệ" - siêu mẫu châu Âu |
d) Nước Chu chính là vùng đất gốc của nhà Chu sau này. Thực ra chữ ‘Chu’ cũng là chữ ‘Chiêu’ bên chiêu, ban chiều chỉ phương Tây mặt trời lặn hay thụt xuống, thụt biến thành Thục nghĩa là đất phía Tây.
Trong số bốn nước thì hai nước phía Nam (Dịch Lý) nước Quan, phía Đông nước Từ là ngoại tộc thuộc chủng Mongoloit là giống người khác hẳn người Hoa - Việt. Lịch sử Trung Hoa gọi họ là người Lu tức mờ tối hay phương Nam - Huyền Thiên, sau Lu→Liêu và ta có hai nước của người Lu.
- Nước Quan trở thành nước Quan Lu, tức Quan Liêu là nước Đông Hán sau này.
- Nước Từ trở thành nước Tào Lao hay Từ Lu, sau này là “nòng cốt” làm ra nước Ngụy của Tào Tháo.
Trụ là vua sau cùng của triều Ân Thương vô cùng tàn ác bị dân chúng nguyền rủa là ‘Ác Lai’, lai là biến âm của ly, lửa nghĩa đen là mặt trời, nghĩa bóng chỉ hoàng đế; Ác lai là ông vua ác, hay bạo chúa. Thực ra Trụ không phải là tên riêng của Thọ Tân Hoàng Đế. Tiếng Thái Lào vua là ‘Chậu’, tiếng Việt là ‘chủ’; chậu-chủ biến âm ra Trụ do ký âm Hán ngữ sai biến“chậu” là danh từ chung thành “Trụ” tên riêng.
Triều đại Thương, vua khai sáng là Thành Thang, lập đô ở vùng sông Đường hay sông Thường. sang triều Ân Thương lần đầu tiên dân Trung Hoa tiến đến Hoàng Hà và Hoàng Hà lúc đó là cực Nam (Dịch Lý) của Trung Hoa nên lịch sử gọi là triều Hùng Vỹ, Vỹ là cái đuôi chỉ vùng cực Nam, gọi Hoàng Hải Lang vì kinh đô dời về vùng Hà Nam bên bờ Hoàng Hà đồng âm với Hoàng Hải .
Đuôi và Đầu là một cặp đối, triều Hạ là nước Đào hay Đầu ở phương Bắc (xưa) triều Ân Thương là Hùng Vỹ, nghĩa là triều Hùng phương Nam.
Theo Dòng Hùng Việt
"Cá hóa thạch" - tranh của họa sĩ Nguyễn Hữu Lộc đoạt giải Nhì trong cuộc thi "Môi trường và biến đổi sinh thái". |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét