"Nhịp Hải hà" - siêu mẫu châu Âu |
Trong truyền thuyết Đạo Giáo Trung Hoa do không hiểu chữ "Hùng" nghĩa là gì nên người ta mới “bịa” ra một truyện rất ngộ nghĩnh là sự kiện ông Vũ được truyền ngôi và trở thành Hùng Vương, có một điều hài hước là từ đó ông Vũ hóa ra thành con gấu vì theo Hán ngữ "Hùng" là gấu... (ảnh không liên quan đến bài viết)
Vua khai sáng: Tuấn Lang.
Danh hiệu khác trong Việt sử: Tản Viên, Sơn tinh, Tản Viên sơn thánh quốc chúa đại vương, Nguyễn Tuấn.
Danh hiệu khác trong Hoa sử: Đại vũ, Hạ vũ.
Niên đại : 2200 năm trước CN.
Truyền thuyết về Sơn Tinh thì nhiều vô vàn, nhưng rõ nhất là truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, tổng kết ta có thông tin: Sơn Tinh là người đã chiến thắng Thủy Tinh, ý nói đã thành công trong việc trấn áp cơn hồng thủy khủng khiếp, tái tạo lại quốc gia, được Hùng Vương gả con gái và truyền ngôi, Sơn Tinh Tản Viên lên ngôi vẫn giữ hiệu là Hùng Vương, đối chiếu với sử liệu Trung Hoa ta nhận ra Sơn Tinh và Hạ Vũ chỉ là một nhân vật, cũng trị thủy gian lao vất vả, cũng tận tâm tận lực đến ba lần đi qua nhà nghe tiếng con khóc mà không có thời giờ bước vào nhà. Ngày nay, Sơn Tinh vẫn được dân chúng chung quanh núi Ba Vì thờ với tên hiệu đầy đủ là: Tản Viên Sơn thánh quốc chúa đại vương. Trong dân gian, Sơn Tinh còn có rất nhiều tên khác: Sơn Tinh, Tản Viên, Cao Sơn, Quí Minh, Nguyễn Tuấn... với các "thần tích" khác nhau đôi chút. Danh hiệu Tản Viên là rõ nhất về ý nghĩa nối dòng Hùng, dòng Tản Viên tiếp nối dòng Hiên Viên, hay Hiền Vương chuyển tiếp sang Tuấn Vương như thế rất rõ ràng trong việc liên tục quốc thống Họ Hùng: Đế Minh → Đế Nghi → Đế Lai → dòng Tản Viên - Hạ Vũ .
Nguyễn Hồng Sinh công bố trong “Kinh Dịch huyền diệu và ứng nghiệm” một thông tin cũng rất hay: "Kinh Dương Vương ở đây là Hùng Lạc Lâm lang được tôn là "Nam Triều Thánh Tổ Ngọc Hoàng Thượng Đế" và vợ được tôn là "Đệ Nhị Thượng Ngàn Thánh Mẫu".
Hùng Vũ Vương - Hiên Viên được tôn là “Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế"
Hùng Việt Vương - Tản Viên được tôn là “Tản viên sơn thánh quốc chúa đại vương” là sự tiếp nối hợp lẽ dòng Hùng.
Truyền thuyết Sơn tinh Thuỷ tinh viết: ...nước càng dâng lên thì núi càng vượt cao hơn nữa... ta chợt hiểu về ý nghĩa chữ Việt trong danh hiệu Hùng Việt, Việt là ký âm của từ Vượt của Việt ngữ, Vượt lũ... đợt biển tiến Holosen, một thảm họa khủng khiếp mà cha ông ta đã kiên cường vượt qua sau cùng đã chiến thắng tai trời ách nước tất cả những thông tin về thời bi tráng ấy được cô lắng vào một nhân vật đó là Hùng Việt - Tuấn Lang; từ Tuấn là ký âm bằng chữ Nho sai làm mất ý nghĩa chữ Tản trong Tản viên, Tản là tán đồng âm với Tốn là một quẻ của bát quái nghĩa là gió, Hoa ngữ gọi là phong, chỉ phương Tây đối lập với phương Đông - quẻ Chấn, Tản Viên hay Tản Vương đồng nghĩa với Tốn Lang (không phải Tuấn) nghĩa là Vương của đất Phong hay Tây vương, Truyền thuyết Việt nói vua Hùng đóng đô ở Phong Châu chính là chữ Phong này, đất Phong hay Phong kinh của nhà Chu khi mới dựng nước cũng cùng một nghĩa, 2000 năm sau nhà Đường lập Phong Châu đô hộ phủ cũng chính là chữ phong này.
Chính nghĩa Ngô Việt xuân thu nói: "Vũ đi khắp thiên hạ, trở về ĐẠI VIỆT, lên núi Mao để họp quần thần bốn phương, phong người có công, phong tước người có đức, chết rồi táng ở đây. Vũ là vua Hạ Vũ, hai chữ "Đại Việt" ở đây đã khẳng định sự liên quan giữa danh hiệu Hạ Vũ và Hùng Việt vương - Tuấn Lang, núi Mao thực ra là Mưu, mưu - mẹo chỉ phương Tây như đã xác định trong bài "thập nhị địa chi Việt" cũng chính là núi Tản, Tản biến âm của Tốn, quẻ Tốn là phong - gió trấn hướng Tây trong Tiên Thiên bát quái (nhìn trong không gian 3 chiều).
Tóm lại Tốn lang là vương của đất Phong tức đất phía Tây của quốc gia, tương tự như:
Viêm lang là vương phương Bức (Bắc).
Lâm lang là vương phương Nam hay cõi Nam Giao.
Sau cùng kế nghiệp Tốn lang là Lung lang hay Linh lang nghĩa là vương phương Đông hay Động mà ta sẽ kể đến ở chương sau; như thế đất nước đã trọn đủ 4 cõi.
Kinh Dương Vương có nghĩa là vua hay Chúa phương Nam hay phương Nước ngược với Viêm phương (phương Dịch Lý) nên trong lịch sử có nhiều Kinh Dương Vương như Lâm lang, Tuấn lang... trong truyền thuyết Đạo Giáo Trung Hoa do không hiểu chữ "Hùng" nghĩa là gì nên người ta “bịa” ra một điều rất ngộ nghĩnh là sự kiện ông Vũ được truyền ngôi và trở thành Hùng Vương, có một điều hài hước là từ đó ông Vũ hóa thành con gấu vì theo Hán ngữ "Hùng" là gấu; vợ của ông Vũ sợ quá chết hóa ra hòn đá núi, chữ đá núi này chắc chắn có “gốc” là chữ “Đồ Sơn”, tên vợ ông Vũ là “Đồ Sơn Thị”. Đồ là biến âm của từ đá, sơn là núi, cho nên qua năm bẩy lần dịch và sao chép, từ Đồ Sơn biến ra "đá núi" thì cũng không có gì lạ lắm.
Vua Vũ đã có lần hội chư hầu ở Cối Kê..., hầu hết các sách sử đều chép như thế chỉ riêng có ông Trần Trọng Kim trong "Việt Nam sử lược" viết vua Vũ hội chư hầu ở Đồ Sơn; xét kỹ ta thấy ông Trần Trọng Kim đúng vì lúc vua Vũ hội chư hầu làm gì đã có đất Cối Kê, cả hai ba trăm năm sau khi vua Vũ chết thì Thành vương thời nhà Hạ trung hưng mới phong cho con thứ đất ấy làm chốn riêng thờ vua tổ, sử còn chép rõ: vua tôi cắt tóc ngắn, xâm mình, lội nước, lao động cật lực khai phá đất mới..., vì là đất dành riêng thờ vua Vũ hay Hùng Việt nên sau này lập quốc vẫn gọi là nước Việt.
Khi hình thành nên tộc Kinh-Lạc dòng máu người họ HÙNG đã là sự hòa huyết của 3 thị tộc gốc: người dòng CẢ của phương bắc, người CỬU-LÊ của phương tây, người MUN hay MIÊU của phương Nước hay Nam xưa tức phương Bắc ngày nay.
Truyền thuyết Việt nói : KINH DƯƠNG VƯƠNG kết hôn cùng LONG NỮ con ĐỘNG ĐÌNH QUÂN; thế là người họ Hùng đã đi hết đoạn đường mà tạo hóa sắp đặt để hòa thêm dòng máu thứ 4 vào huyết thống của mình dòng máu của LONG tộc ở phương ĐÔNG, diễn biến này được Truyền thuyết lịch sử Trung hoa viết: Vua ĐẠI VŨ lấy vợ là ĐỒ SƠN THỊ, Đồ sơn thị là người con gái ở ĐỒ-SƠN; phải chăng là bãi biển Đồ Sơn ở Hải Phòng Bắc Việt hiện nay? cổ thư trung hoa có nói đến việc họ KINH XUYÊN và ĐỘNG ĐÌNH đời đời là thông gia.
Hùng Việt Vương - Tuấn Lang vẫn giữ quốc hiệu là Nam bang hay Lạc quốc.
Ta nên chú ý về những từ đồng âm dị nghĩa nếu không sẽ không thể hiểu khi đọc lịch sử Trung Hoa vì trong cổ sử chứa rất nhiều Dịch tượng. Thí dụ: cũng là từ Mun hay Man, khi dùng chỉ người Mông Cổ hay Mãn thì có nghĩa là người phương Nam (phương của Dịch Lý), vì phương Nam trong Ngũ Sắc là phương màu Đen là Huyền Thiên. Còn khi dùng để chỉ định sự vật theo màu sắc thật, thì ý nghĩa khác hẳn như gọi người Khmer là người Miên, người Miến Điện là Môn ý nói họ có màu da đen. Mun → Môn → Miên.
Núi thờ Tản Viên Sơn thánh là Núi Ba Vì, truyền tích của Việt Nam theo các tư liệu dân gian mới tìm được thì vua Hùng có 3 người con: Nguyễn Nghi Nhân, Nguyễn Minh Khiết và Nguyễn Long Cảnh.
Trong bối cảnh cổ sử đó nhiều người cho là: Nguyễn Nghi Nhân là đế Nghi, Nguyễn Minh Khiết là đế Minh như thế thì không ổn, gây ra sự lộn xộn rối rắm vô cùng, Nguyễn Minh Khiết là vua Hùng lại trở thành con vua Hùng…, đế Nghi là con cả vua Hùng lại trở thành anh em sinh đôi của đế Minh tức vua Hùng... thực không hiểu nổi. Ta có thể hiểu theo cách nhìn mới hợp lý hơn: Nghi Nhân, Minh Khiết, Long Cảnh là 3 cộng đồng người đã tái lập quốc gia họ Hùng sau cơn hồng thủy Holocene, 2000 năm trước Công Nguyên. Nghi Nhân là cộng đồng người Lửa là con cháu đế Nghi, Hùng Hy Vương ở An Ấp do ông Cao Giao lãnh đạo. Minh Khiết là cộng đồng người Kinh ở Lạc Ấp, do ông Vũ hay Sơn Tinh (cũng có tên là Cao Sơn, Quí Minh Lãnh đạo). Long Cảnh là cộng đồng người ở nơi sau này là Lương Ấp, là con cháu của Long Nữ - Đồ Sơn Thị là vợ ông Vũ hay Tản Viên. Như thế trong cơn nguy nan do giặc nước gây ra, 3 cộng đồng đã đồng sinh đồng tử vượt thắng thiên tai và Tản Viên được thờ cùng với hai thủ lãnh dân đất Đào và dân Lương Ấp thành ra có núi Ba Vì.
Dân tộc Việt tồn tại tới tận ngày nay, vẫn gọi tổ quốc mình là “Nước” và nhận định mình là người “Kinh” đủ thấy ấn tượng thời Hùng Việt Vương in đậm trong tâm thức con người đến chừng nào trên 4.000 năm qua bao cơn quốc nạn, sử sách bị tiêu hủy, bị tráo đổi nhưng “bia miệng vẫn còn trơ trơ”. bất chấp sự tàn độc và muôn vàn mưu ma chước qủy ta vẫn là ta thuở nào. Cổ sử Trung Hoa rất coi trọng ông Hạ Vũ thực ra không có ông Hạ Vũ, Hạ Vũ nghĩa là Vua Hạ khi về già muốn truyền ngôi cho ông Cao Giao nhưng ông đã chết trước, điều này cho thấy Hạ Vũ nhận vương quyền từ họ Cơ, họ của Hoàng Đế, nay muốn trao lại cho chính họ Cơ nhưng Cao Giao đã chết, nên ông Vũ muốn truyền ngôi lại cho ông Ích là con ông Cao Giao nối tiếp dòng Hùng Vũ (ông Vũ là con rể) theo đúng quan niệm đạo đức truyền thống. Nhưng sự việc đã diễn biến khác để sau đó có triều Hùng Hoa Vương kế tiếp.
Trong việc trị thủy của Hạ Vũ, cổ thư Trung Hoa có nói đến một điển hình “khai sơn phá thạch” đó là ông đã đục bạt cả một phần ngọn núi tên là Long Môn Sơn để khai thông dòng nước chảy ra biển. Hán Thư cũng có đoạn ngắn nhắc đến việc trị thủy: “Ở Giao Chỉ trước Công Nguyên, người Giao Chỉ đã đắp đê ngăn không cho nước sông Long Môn tràn bờ gây lụt lội…”.
Để chỉ định chính xác Long Môn xưa, nay là con sông nào thì các nhà khoa học còn phải mất nhiều công sức, ở đây ta chỉ có thể liên kết hai sự kiện: Núi Long Môn chắn dòng sông Long Môn là nơi Hạ Vũ đã “khai sơn phá thạch” khiến thông dòng nước chấm dứt cơn hồng thủy để ức đoán chính là vùng sông Đà núi Tản nơi có đền thờ Sơn tinh quốc chúa, với công trạng như thế đương nhiên ông Vũ trở thành thủ lĩnh của tổ quốc thời phục hưng, sử chép là ông được vua Hùng gả con gái và truyền ngôi , đô ấp của ngài là Khang địch, chữ địch là biến âm của chữ đoạt tên khác của quẻ Đoài cũng dùng chỉ phương tây trong hậu thiên bát quái, Khang hay khăng là phía tây theo Hà thư như vậy đô ấp Khang đoạt đồng nghĩa là Tây đô.
Hùng Việt-Tuấn lang đã theo lệnh đế Thuấn tiến đánh Tam miêu nhưng không thành công, sau vua không đánh nữa mà lo mở mang “văn đức” để giáo hoá thiên hạ, chúa Tam miêu đã đến chầu nghĩa là thần phục như xưa.
Thời Hùng Việt Vương, Hạ Vũ đã gây ấn tượng rất sâu sắc trong lòng người Việt không bao giờ phai mờ và người Việt coi ông là tổ trực tiếp của quốc gia – dòng giống mình, trong dòng chảy liên tục của lịch sử, triều Hùng Việt Vương - hay Tản Viên Quốc Chúa cũng là thời điểm đặc biệt: là bản lề giữa ngàn năm lập quốc, thời đúc kết các dòng tộc thành một dân tộc thống nhất để sau đó chuyển mình trở thành 1 vương quốc. Về mặt lịch sử cũng chấm dứt thời sơ sử đề bắt đầu thời lịch sử.
Dấu tích thời Hùng Việt -Tuấn lang lưu lại trong lòng đất đã được khảo cổ học Việt nam khám phá - khai quật và đặt tên là nền văn hoá Phùng nguyên, tuy còn đang tiếp tục nghiên cứu nhưng sơ bộ xác định các hiện vật thu được có nhiều nét tương đồng với các hiên vật cùng niên đại thuộc về nền văn minh tạm gọi là của người Tày cổ phân bố rộng từ núi rừng bắc Việt nam tới tận bờ Châu giang như vậy là hoàn toàn trùng khớp với đất Nam giao... (chỉ) thời Đường - Nghiêu mở nước về phương Nam xưa.
Theo Dòng Hùng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét