"Giới hạn" - Hot girl Trương Hằng |
Chiêu Công Thích là vương nước Yên, nước Yên chính là An Ấp xưa, ấp là Ấp Quốc, An là biến âm từ chữ Ôn là nóng, phương Bức, hướng xích đạo; An Ấp thời Viêm Lang là đất của dân Lửa; Lạc Ấp là đất của Lộc Tục hay Lạc Tộc. Nước Yên sau là nước Chiêm Thành hay Chăm Pa, các vua nhà Trần Việt Nam gọi là An Chiêm. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Vua khai sáng: Thừa Văn Lang.
Danh hiệu khác trong sử Việt: Thục Phán.
Danh hiệu khác trong sử Hoa: Ninh vương, Chu Vũ Vương.
Quốc hiệ: Văn Lang - Âu Lạc.
Niên đại: cách nay 3.100-2770.
Quốc hiệu: Văn Lang - Âu Lạc.
Niên đại: cách nay 3.100-2770.
Lưu tồn vật chất của thời này là những hiện vật của nền văn hoá Đông sơn rực rỡ.
Ninh vương là tước hiệu của Vũ vương nhà Chu Trung Hoa khi chưa lên ngôi.
Thừa Văn lang nghĩa là Vua kế ngôi Văn lang hay Văn vương.
Hùng Vương thứ 13 được truyền thuyết Việt Nam nói đến tương đối đầy đủ, rõ ràng. Trong Danh hiệu Hùng Ninh Vương thì chữ ‘Ninh” là mã tin Dịch Lý nghĩa là chắc chắn chỉ phương tây, phương không thay đổi, Việt ngữ có từ kép ‘đinh ninh’ nghĩa là chắc chắn như thế, ninh trong từ kép ‘an ninh’ cũng là nghĩa này, Hùng Ninh Vương nghĩa là Tây Vương họ Hùng, ‘Ninh Vương’ đồng nghĩa với “Tây Bá” tước hiệu của Cơ Phát. Theo chính sử Trung Hoa thì Chu Vũ Vương trước khi lên ngôi thiên tử có tước hiệu là Ninh Vương, Hùng phả chỉ thêm vào chữ Hùng... còn Thừa Văn Lang nghĩa là vua kế nghiệp Văn Vương hay Văn Lang; cơ sự đã qúa rõ.
Cơ Xương sau khi đã chinh phục xong lưu vực Châu Giang hay sông Tứ; Vân Nam và đất bắc Việt ngày nay thì qua đời, con là Cơ Phát lên kế nghiệp, sử Việt Nam gọi ông là Thục Phán (truyền thuyết Việt đã lẫn lộn 2 ông Cơ xương và Cơ phát). Cơ Phát lãnh đạo chư hầu chờ thời cơ chín mùi mới xuất quân phạt Trụ, “Ác Lai” nhanh chóng bị đánh bại chạy về Biệt Đô Triều Ca phóng hỏa Lộc Đài rồi nhảy vào tự thiêu, sử Trung Hoa chép: Vũ Vương tiến chiếm Biệt Đô Triều Ca, chặt đầu Trụ Vương bêu trên cây “Bạch kỳ”, đoạn sử này cho ta thông tin: Nhà Chu lấy màu trắng chỉ phương Tây làm màu chủ tương ứng với đất của “Tây Bá” trên bản đồ Trung Hoa.
Trắng là sắc của phương tây theo dịch lý.
"Nó tìm nó" - tranh của họa sĩ Võ Trịnh Biện |
Cơ Phát lên ngôi hoàng đế Trung Hoa ở Phong kinh tức kinh đô Văn lang do vua cha xây dựng xưng là Chu Vũ Vương nghĩa là hoàng đế khai sáng triều đại Chu, ông tôn vinh cha là Chu Văn Vương nghĩa là vua tổ triều đại Chu. Từ đấy nước Âu Lạc trở thành “Trung Hoa” của thiên hạ và Thục Phán hay Cơ Phát trở thành Thừa Văn Lang nghĩa là kế nghiệp Văn Vương , Sau khi lên ngôi hoàng đế Chu Vũ Vương thiên đô về Hạo Kinh hay Cảo Kinh: Hạo là trời Tây tong Cửu Thiên; Cảo, kiểu biến âm của Cửu là số 9 chỉ phương Tây là vùng đất của ông thời là Ninh vương . Theo Hà Thư Cửu Kinh hay Hạo Kinh có nghĩa là thủ đô phía Tây (nằm ở) của đất nước; Hạo Kinh là ở Vân Nam ngày nay, rất có thể là thành phố Côn Minh Vân Nam chính là thủ phủ đất phía tây của VĂN LANG do NINH vương cai quản, việc dời đô này sử Việt nam chép thành ...Thục phán dời đô về bộ VŨ NINH.
Tại sao Vũ Vương lại thiên đô về phương Tây? Vì phía Tây của Văn Lang là đất của NINH VƯƠNG, trước khi lên ngôi cũng là vùng biên cảnh tiếp giáp với cường địch là người Khang Tạng cổ thư gọi là Khuyển Nhung. Các nhà hoạch định chiến lược xưa của Trung Hoa có một quyết sách hết sức đúng; thủ đô không ở nơi an toàn trong lãnh thổ mà từ đời Tây Chu trở đi luôn ở nơi xung yếu đối mặt với cường địch - có như thế mới huy động được tối đa sức lực của cả nước vào mục đích giữ vững bờ cõi.
Trung Hoa từ đời nhà Chu trở thành chế độ phong kiến; vua Chu phân phong cho quí tộc, công thần đi cai trị các vùng, xây dựng các nước “chư hầu”, đầu tiên Chu Công Đán được phong ở nước Lỗ, Chiêu Công Thích được phong ở đất Yên, Thái Khương Công được phong ở đất Tề. Những người đầu tiên được phong này chắc chắn có công trạng và địa vị rất cao và đất phong liền kề với “Trung Hoa” tức lãnh thổ nhà Chu.
Chu Công Đán là vương nước Lỗ, lãnh thổ là phần lớn nước Lào và Bắc Thái Lan ngày nay; dân Đông Bắc Thái Lan vẫn nhận mình là người Lào, Lỗ biến âm thành Lão, Hán ngữ gọi là nước Lão Qua, ở liền kề đất Văn Lang.
Chiêu Công Thích là vương nước Yên, nước Yên chính là An Ấp xưa, ấp là Ấp Quốc, An là biến âm từ chữ Ôn là nóng, phương Bức, hướng xích đạo; An Ấp thời Viêm Lang là đất của dân Lửa; Lạc Ấp là đất của Lộc Tục hay Lạc Tộc. Nước Yên sau là nước Chiêm Thành hay Chăm Pa, các vua nhà Trần Việt Nam gọi là An Chiêm.
"Sóng lừng" - siêu mẫu đồ lót châu Âu |
Khương Thái Công nghĩa là Đại Công Thần người Khương, tức tổ tiên người Khmer ngày nay ,được phong ở đất Tề là Nam Thái Lan và Cambodia ngày nay. Theo sử Trung Hoa sau khi nhà Chu phong tước kiến địa thì có tới 70 nước chư hầu. Trong đó các nước lớn: Tống ở Quảng Đông, Sở ở Hồ Nam, Hồ Bắc, Tần ở Tứ Xuyên, Tấn ở Hà Nam, Ngô ở Giang Tây và Việt ở Phúc Kiến.
Nhà Thương có lãnh thổ là phía Nam Trường Giang, vua Bàn canh dẫn dân Thiên hạ vượt ‘Giang’ mở mang đất nước về phương Bắc (nay) tức phương Nam man xưa theo Dịch học. Giải đất giữa Trường giang và Hoàng hà mặt tây trùm Tứ xuyên là đất Trung hoa mới mở thời nhà Ân, nhà Châu chia đất ấy thành hai miền phong cho công thần lập nước chư hầu: tây gọi là Tần - tàn nghĩa lấy từ buổi chiều tàn, đông gọi là Tấn nghĩa là tiến lên hàm ý mặt trời mọc.
Chính việc phân phong chư hầu đã chia đại tộc Việt thành các chi Việt, mỗi chi thực ra là dân của một chư hầu như: người Tần là Cửu Việt viết sai thành qùy Việt, người Sở là Tủy Việt, Tủy chỉ là biến âm của Sở; Sở↔Sủy↔Tủy..., người Ngô là chi Dương Việt, người nước Việt là chi Mân Việt, người Trung hoả nhà Châu thuộc chi Di Việt và Lạc Việt; di ↔ nhị số 2 và Lạc ↔lục số 6.v.v..
Nhà Chu tỏ thánh đức của mình khi phong cho con vua Trụ là Vũ Canh tước hầu và tiếp tục lưu lại Ân Đô, lại sai 3 em của mình là Quản Thúc, Thái Thúc và Hoắc Thúc giám sát Vũ Canh gọi là Tam Giám. Vũ Canh không phải là người họ Vũ tên Canh mà có nghĩa là vua phía Nam; ý chỉ đất của Ân Hầu hay Thương Ân cũ nay ở về phía Nam Trung Hoa. Còn Quản Thúc, Thái Thúc, Hoắc Thúc nghĩa là 3 ông chú của đương kim hoàng đế triều Chu chứ không phải tên riêng. 3 ông chú này ‘giám sát’ thế nào để Vũ Canh cùng các bộ lạc Hoài Di, Từ Nhung khởi loạn; Hoài Di chỉ miền sông Hoài thuộc phía Đông Trung Hoa. Di là mã tin Dịch Lý, biến âm của nhì - thứ nhì chỉ người sống ở 4 phương ngoài vùng trung tâm là Trung Hoả; Nhung là biến âm thành Nhâm, can số 8 của Thập Can người Việt có câu “mềm như nhung” xác định Nhâm chỉ phương mềm tức phương Đông.
Chữ Từ trong Từ nhung chính là Tào họ vua nước Ngụy thời Tam Quốc. Sau cuộc Đông chinh thắng lợi này Chu Công xây đô thành mới ở Lạc Ấp ở nơi bọn quí tộc nhà Ân Thương chống đối bị dời về để giám quản. Đô thành mới ở Lạc Ấp chính là thành Cổ Loa hay Cổ Lũy là biến âm của ‘Cao Lỗ’ tên người đã xây dựng nên ở đây chỉ Chu Công người đã xây dựng kinh đô phía đông của nhà Chu ,sử Việt Nam gọi là tướng quân Cao Lỗ người đã có công giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế ra nỏ thần. Thành Cổ loa xưa với những thông tin hiện có thì chỉ có thể đoán định là nằm trong vùng đất Hà nội và chung quanh tới tận Vĩnh phúc chứ không phải chỉ là di tích thành Cổ loa ở Đông anh ngày nay.
Một lượng lớn chất flavonoid và vitaminC trong trái cam đã được biết đến là có khả năng giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. |
Thầy Phạm Sư Mạnh thế kỷ 14 viết về thành Cổ Loa:
“Kiểu ngoài Bách Man hoàn Cổ Lũy
Quốc Tây cự chấn tráng Chân Đăng”.
Trong 2 câu thơ này: Kiểu là Kiểu Kinh hay Hạo Kinh ở ngoài vùng đất Bách Man hay Bách Việt tức vùng Lĩnh nam và Giang nam ở Trung Hoa; ‘hoàn Cổ Lũy’ nghĩa là ‘kinh đô lại trở về thành Cổ Lũy, tức Cổ Loa trên đất Việt, do trước đây Văn vương lập quốc đã đặt quốc đô ở Phong Châu trên đất Việt Chu Vũ Vương dời sang Hạo Kinh ở đất Kiểu hay Cảo tức Vân Nam ngày nay , tới thời nhà Đông Chu lại thiên đô về đất Phong cũ nên mới có chữ ‘hoàn’.
Quốc Tây đồng nghĩa với nước Chu hay chiêu ở phía Tây hay còn gọi là nước Thục..; ‘Cự chấn tráng Chân Đăng’ nghĩa là chống lại làm rúng động nước Chân Đăng mạnh mẽ, Chân Đăng chính là tên khác của nước Tần lần đầu tiên thấy ghi trong sách sử ; Chân chỉ phương Nam. Đăng chính là Đanh, Đinh, theo Dịch Lý là phương Tây vậy Chân Đăng là phương Tây Nam đồng nghĩa với Tứ Xuyên hay Xuyên Thục như đã biết ở phần trên; Đăng hay Đinh cũng là họ của dòng Tần vương như thế ta xác định được Tần Thủy Hoàng của sử Trung Hoa chính là Đinh Tiên Hoàng của sử Việt Nam . Sách ‘Phong thần Diễn nghĩa’ của Hứa Trọng Lâm cũng viết Tổ của nhà Tần họ Đinh.
Khi Chu Bình Vương dời đô sang phía Đông thì đất cũ của nhà Tây Chu chia thành 2 chư hầu mới, phần Vân Nam thành nước Triệu 2 đây là nước đã dành tế điền của nhà Đông chu thời chiến Quốc, Phần Bắc Vân Nam là Tây Quí Châu lập thành nước Thục mới là nước chư hầu do Thục hầu cai quản, nước Thục mới này bị Tần diệt năm 316 trước Công Nguyên; đọan sử lập 2 chư hầu mới này này không có sách nào nói tới.
Có sự trùng hợp không biết là ngẫu nhiên hay có sự đưa đẩy vô hình nào đó mà Hà Nội ngày nay là chỗ định cư của ‘ngoan dân’ xưa… trùng tên với chính mảnh đất Hà nội nơi có kinh đô triều ca của vua Trụ nhà Ân Thương sát bờ Bắc của Hoàng Hà.
Tần là âm Hán Việt, tiếng Quảng Đông đọc là ‘Chin’ cận âm với ‘Chưn’, ‘Chân’ và Chân Đinh cũng là Chân Định là Tứ Xuyên ngày nay.
Triều Chu là triều tạo nề nếp cho Trung Hoa, nhiều điển chế còn tác động đến tận hôm nay, đặc biệt là Tông Pháp hiện còn len lỏi vào mọi gia đình Việt Nam, tục phân biệt trưởng thứ, phân biệt nam nữ đều bắt nguồn từ Tông Pháp thời Chu; chế độ phong kiến Trung Hoa cũng xuất phát từ thời này.
Năm 841 trước Công Nguyên, Chu Lệ Vương rất bạo ngược, Quốc Nhân tức người trong kinh thành không chịu nổi đã tạo loạn khiến vua phải bỏ chạy và lưu vong ở đất Trệ, Trệ là biến âm của “Trại” chỉ người Mường, Rất có thể nơi Chu Lệ vương trốn nay là Thạch Trại sơn - Quảng tây, 1 trong 3 nơi được coi là quê hương của Trống đồng.
"Khỏe khoắn" - người đẹp Nhật Bản |
Vắng vua các đại thần phải lập ra “Cộng hòa hành chính” để thay quyền vua trị nước, chữ cộng hòa ngày nay bắt nguồn từ đấy. Từ năm 841 trước Công Nguyên, Trung Hoa bắt đầu bước vào lịch sử đầy đủ ghi chép từng năm.
Thời Chu U Vương, Khuyển Nhung, một rợ phương Tây tấn công và chiếm nhiều đất đai của Trung Hoa, khi Chu Bình Vương lên ngôi đành bỏ Hạo Kinh dời đô sang phương Đông tức đến Lạc Ấp và bắt đầu thời Đông Chu, thủ đô là thành Cổ Loa hay Cổ Lũy rất có thể nằm trong lòng Hà Nội ngày nay.
Hiện nay có thành Cổ Loa ở Đông Anh - Hà Nội vẫn còn nhưng có lẽ không phải là Cổ Loa thành do Chu Công xây dựng, khi Mặt Ngựa (Mã Diện) hoàn tất việc xâm lược Văn Lang theo lệnh của Khả hãn Lưu Tú, có xây dựng ở Giao Chỉ một kinh thành gọi là “Kiển Thành”, tới nay giới sử học vẫn tranh luận về thành Cổ Loa, đó thực sự là Cổ Loa thành hay là Kiển Thành của Mã Viện? Theo sự suy đoán của bản thân người viết thì đấy là Kiển Thành do Mã diện xây nên trên nền một thành cổ của binh lính nhà Chu trấn đóng để canh chừng đám 'ngoan dân'.
Cổ loa, Cổ Lũy, Khả lũ, Cổ Lỗ, Cao lỗ và Đại La chỉ là biến âm của một từ là tên của kinh đô nhà Đông Chu tức Đông đô chỉ có thể đoán là nằm trong cả một vùng rộng lớn mà trung tâm của thành này nằm ở Phú thọ gần đền Hùng linh thiêng.
Làng Cả, một địa điểm khảo cổ quan trọng hiện đang nghiên cứu. ‘Làng cả’ là từ đồng nghĩa với Đô ấp hay Đô thành ngày nay ta goị là thủ đô - Kinh đô rất có thể là Phong Kinh thủ đô Văn lang hay Âu Lạc của Chu Văn vương.
Ở làng cả người ta đã tìm thấy nhiều hiện vật khảo cổ bằng đồng thau kể cả trống đồng mang phong cách Điền ở Vân nam; phải chăng đấy chính là phong cách chế tạo của người KIỂU kinh tức kinh đô nhà Tây Chu đúng như câu thơ của Phạm Sư Mạnh: Kiểu ngoại Bách Man hoàn Cổ Lũy. Dấu tích văn hóa Điền ở Vân Nam trên đồ đồng Đông Sơn là sự khẳng định cho sự kiện nhà Châu dời đô từ Kiểu kinh hoàn Cổ lũy.
Rất có thể Côn Minh là nhập nhèm chữ tác biến chữ tộ để xóa thông tin mang trong bản thân tên gọi, chính xác phải là Côn Ninh, Côn Ninh là từ đồng nghĩa với Ninh vương - Ninh lang - Linh lang cùng nghĩa là chúa đất phía Tây...
Theo Dòng Hùng Việt
Dinh Quan Kinh lược Bắc Kỳ - ảnh Việt Nam xưa |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét