Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Tài liệu lịch sử chứng minh các quần đảo ở biển Đông chưa bao giờ là lãnh thổ Trung Quốc (P2)

Trường Sa, một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
Các học giả Trung Quốc dẫn ba sự kiện để chứng minh biển Đông là của Trung Quốc. Vậy đâu là sự thật? 
• Hai là, về việc phái thuỷ quân đi “tuần tiễu” các đảo Nam Hải: 
Các học giả Trung Quốc dẫn ba sự kiện để chứng minh. Đó là việc triều đình Bắc Tống “đặt dinh luỹ thuỷ quân tuần biển” ở Quảng Châu; chép trong Vũ Kinh Tổng Yếu; việc viên tướng nhà Nguyên đi qua “Thất Châu Dương, Vạn lý Thạch Đường” trên đường đi đánh Java năm 1293 chép trong Nguyên Sử; việc viên phó tướng Quảng Đông Ngô Thăng đi tuần ở Hải Nam năm 1710-1712 chép trong Tuyền Châu Phủ Chí.
Sự thật về ba sự kiện đó như sau: 
1. Về sự kiện triều đình Bắc Tống “đặt dinh luỹ thuỷ quân tuần biển”, Vũ Kinh Tổng Yếu chép rằng, quân Nam Hải (thuộc Quảng Đông ngày nay) là đất Bách Việt xưa, đời Hán chia làm quận huyện, đời Tống thành nơi đô hội, có mối lợi về buôn bán với nước ngoài, người Phiên người Hán ở lẫn lộn, “sai quân nhà vua đến trấn giữ, đặt dinh luỹ thuỷ quân tuần biển” ở cửa biển sau này. 
Sau khi mô tả vị trí nơi đặt dinh luỹ thuỷ quân, tác giả Vũ Kinh Tổng Yếu chép lộ trình đường biển từ cửa biển Quảng Châu sang Ấn Độ Dương: 
“Từ Môn Sơn dùng gió Đông đi về phía Tây nam 7 ngày đến Cửu Nhũ Loa Châu, đi ba ngày nữa đến Bất Lao Sơn (Tác giả chú thích: “Thuộc nước Hoàn Châu”, nay là Cù Lao Chàm), lại đi ba ngày nữa về phía Nam đến phía Đông Lăng Sơn (mũi Đại Lãnh). Phía Tây Nam nơi này là các nước Đại Thực (Ả Rập), Phật Sư tử (Sri-Lanka), Thiên Trúc (Ấn Độ) không thể tính được hành trình” (quyền 20, tờ 19a-19b). 
Tác giả Vũ Kinh Tổng Yếu chép rõ hai ý khác nhau. Một là do thủ phủ quận Nam Hải thời đó (nay là thành phố Quảng Châu) đã trở thành một thương cảng, người nước ngoài (người Phiên) ở lẫn lộn với người Hán, nên vua Tống sai quân đến “trấn giữ” và cho đặt đồn thuỷ quân để “tuần tra”, bảo đảm an ninh cho nơi này. Tác giả phụ chép lộ trình đường biển từ cửa biển Quảng Châu sang Ấn Độ Dương.
Các học giả Trung Quốc đã ghép hai lý do đó với nhau để biến lộ trình đường biển thành tuyến “tuần tra” của thuỷ quân Trung Quốc và giải thích địa danh“Cửu Nhũ Loa Châu” trên tuyến đường này là “quần đảo Tây Sa” ( Hoàng Sa) để từ đó nói rằng: “Trung Quốc đã phái thuỷ quân tuần tiễu quần đảo Tây Sa bắt đầu từ đời Tống”. Cách giải thích đó đưa đến hai điều phi lý:
- Nếu bảo lộ trình từ cửa biển Quảng Châu đi Ấn Độ Dương là đường “tuần tiễu” của thuỷ quân Trung Quốc, thì đoạn đường từ “Cửu Nhũ Loa Châu” sang Ấn Độ Dương cũng đều thuộc phạm vi “tuần tiễu” của thuỷ quân Trung Quốc và các nước “Đại Thực” (Ả Rập), “Sư Tử” (Sri-Lanka), “Thiên Trúc” (Ấn Độ) cũng đều trở thành lãnh thổ Trung Quốc cả sao? 
Nếu bảo “Cửu Nhũ Loa Châu” là quần đảo Hoàng Sa thì theo lộ trình, từ đây đi ba ngày nữa về phía Tây Nam, nơi đến đâu có còn là “Bất Lao Sơn” (Cù Lao Chàm) mà sẽ là ven biển cực Nam Trung Bộ ngày nay. Bởi Hoàng Sa hầu như nằm trên cùng một vĩ tuyến với Cù Lao Chàm, theo hướng Đông Tây. 
Gán ghép câu chữ, khoác địa danh nơi này cho nơi kia để sửa lại ý của người xưa, làm sai lạc sự thật lịch sử sao còn có giá trị là “bằng chứng” chứng minh chủ quyền?! 
"Chói lọi" - Hot girl Midu
2. Sự kiện viên tướng nhà Nguyên tên là Sử Bật đi qua các đảo ở biển Đông, trên đường đi xuống Java năm 1293, theo cách nói của học giả Trung Quốc. Kỳ thật, đây là cuộc hành quân của quân Nguyên đi đánh Java năm 1293. Nguyên Sử chép, Vua Nguyên (Hu-bi-lai) phán rằng: “Yeheimishi (tên viên tướng Mông Cổ) thông thạo đường biển lo mọi việc về biển. Còn việc binh thì giao cho Sử Bật. Cho Bật giữ chức Phúc Kiến đẳng sứ hành trung như tỉnh, Bình chương chính sự, thống lĩnh quân xuất chinh” (quyển 17, tờ 61). Nguyên Sử cho biết“Tháng 12 Bật mang 5000 quân, hội chư quân, xuất phát từ Tuyền Châu (cửa biển miền Nam Phúc Kiến), gió to sóng cả, thuyền chòng chành, quân sĩ mấy ngày không ăn được, qua Thất Châu Dương, Vạn Lý Thạch Đường, đến (hải) giới Giao Chỉ, Chiêm Thành (vùng biển ngoài khơi Quảng Nam - Đà Nẵng ngày nay). Tháng giêng năm sau (1923) đến đảo Đông Đổng, Tây Đổng, Ngưu Kỳ Dữ, (vùng biển Cù lao Thù - Hòn Hải ngày nay), đi vào đại dương mênh mông, đóng quân tại các đảo Ganlanyn, Kalimata, Goulan (các đảo ngoài khơi Java), đẵn gỗ đóng xuống để đi vào (Java)…”.
Nguyên sử còn cho biết sau cuộc chiến, khi trở về Bật đã bị hàng tướng Java “làm phản”. Bật phải “chặn phía sau, vừa đánh vừa đi, 300 dặm mới lên được thuyền (loại thuyền lớn) đi 68 ngày mới về đến Tuyền Châu, quân sĩ chết 3000 người” và chính vì vậy Bật đã bị phạt “đánh 17 trượng, tịch thu một phần ba gia sản” (quyển 162, tờ 7a, 7b). 
Cuộc hành quân xâm lược như thế sao có thể giải thích và hiểu là cuộc “tuần tiễu” của thuỷ quân đời Nguyên ở biển Đông ?! 
3. Sự kiện viên phó tướng Quảng Đông Ngô Thăng đi tuần khoảng năm 1710-1712, chép trong Tuyền Châu Phủ Chí (1780), cũng vậy. 
Phủ chí chép rằng, sau khi nhậm chức ở Quỳnh Châu, Ngô Thăng đã có những cuộc tuần tiễu “từ Quỳnh Nhai qua Đồng Cổ, qua Thất Châu Dương, tứ Canh Sa, vòng quanh 3.000 dặm, đích thân đi tuần, địa phương yên ổn”.(quyển 56, tờ 43a-43b). 
Căn cứ vào địa danh chép trên tuyến đường tuần tiễu thì cuộc tuần tiễu của Ngô Thăng chỉ diễn ra chung quanh đảo Hải Nam. Bởi “Quỳnh Nhai” là thủ phủ Phủ Quỳnh Châu, phía Bắc đảo; “Đồng Cổ” là dải núi (cao 339 mét) ở mũi Đồng Cổ, Đông Nam đảo; “Tứ Canh Sa” là bãi cát phía Tây đảo. 
Cuộc tuần tiễu chung quanh đảo Hải Nam sao có thể giải thích và hiểu là cuộc tuần tiễu quần đảo “Hoàng Sa”?! 
Nhà nghiên cứu Phạm Hân
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
"Cô tiên Adrastia và con dê Amalthea với Zeus lúc nhỏ" - tranh của họa sĩ I.Stella

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét