Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Hùng triều thứ 9: Hùng Hoa vương

"Thanh xuân" - Hot girl Việt Nam
Với Sử thuyết Hùng Việt thì không hề có sự kiện nhà Thục thay thế nhà Hùng mà nhà Thục chính là một đời trong 18 đời Hùng Vương. (ảnh không liên quan đến bài viết)

Triều đại: Hùng Hoa vương - nhà Hạ.

Vua khai sáng: Hải Lang. 
Danh hiệu khác trong Việt sử: Lạc Long Quân.
Dang hiệu khác trong Hoa sử: Đế Khải, Hạ Khải.
Quốc hiệu: Hồng Bang 2, nước Thao hay Đào.
Niên đại: 2200→1700 Dương lịch, 679→1179 Hùng lịch. 
Khi Kinh Dương Vương - Hạ Vũ mất thì con ông là Khải dựa vào những người ủng hộ mình làm cuộc lật đổ để lên ngôi chúa, ông Bá Ích phải bỏ nước đi ẩn ở Kỳ Sơn. Thực ra ông Khải mới chính là người lập ra triều Hạ và ông tôn vua cha coi như người khai sáng triều đại mới, chữ ‘Khải’ là biến âm của từ ‘khởi’ trong tiếng Việt. Khi lịch sử đặt tên cho ông ta là ‘Khởi’ là ý nói ông là người khởi đầu lập ra nhà Hạ; lịch sử không nói nhưng chắc chắn đã có một cuộc tranh giành ngôi vương giữa 3 cộng đồng trong Họ Hùng.
Ông Khải là con của Hạ Vũ và Đồ Sơn Thị, (nghĩa là người đàn bà ở Đồ sơn), nay thuộc Hải Phòng sát với Quảng Ninh, nhờ liên kết được 2 cộng đồng bên bố và bên mẹ nên ông Khải đã thắng và Ông Ích phải đi ẩn nhưng thực ra là lưu vong ở Kỳ Sơn. Truyền thuyết Việt nói: “Kinh Dương Vương (Tuấn lang) kết duyên cùng Long Nữ con gái Động Đình Quân, vua vùng Động Đình Hồ… như ở phần trước ta đã khẳng định, Đồ Sơn Thị và Long Nữ là tên của 1 người viết theo 2 dòng sử khác nhau, ông Khải chính là Lạc Long Quân của truyền thuyết Việt; Lạc là dòng Bố, Long là dòng mẹ, quân là thủ lãnh. Nhiều thần tích, thần phả còn ghi lại: Linh Lang hóa (chết) ở Hồ Tây, Hà Nội thì hồn theo dòng nước ngầm xuôi về Động Đình Hồ… điều này giúp ta thêm khẳng định, Động Đình Hồ trong truyền thuyết lịch sử Việt Nam là biển Đông chứ không phải Động Đình Hồ của Trung Quốc hiện nay .
Trong truyền thuyết Việt có 2 vị được gọi là Linh lang:
Linh lang = Ninh lang hay Ninh vương là tước hiệu của Châu vũ vương nhà Châu.
Linh lang = Lung lang hay Long lang.
Linh là biến âm của Lung (Hoa) hay Long (Hán Việt ) nghĩa là con rồng chỉ phương đông trong dịch học, quẻ Chấn, số 3, con rồng ,màu xanh là những dịch tượng chỉ phương đ̣ông. Truyền tích đạo giáo cho biết quê mẹ của Linh Lang là xứ Bồng Lai , cụm từ “Bồng Lai Tiên cảnh” gợi cho ta thắng cảnh Hạ Long ở Vịnh Bắc bộ càng giúp khẳng định đấy chính là Động đình hồ, nền văn hóa Hạ long mà khảo cổ học đã xác định được càng giúp ta cả quyết hơn . Linh lang là vì vua được thờ kính nhiều nhất tại Việt nam khắp nơi đều có đền thờ nhưng tới nay vẫn chưa xác định được ngài là ai trong lịch sử?
Từ Hạ người Hoa phát âm là Xạ hay Xịa đồng âm với xà là con rắn bản gốc cuả thần thú Rồng, tam xà cũng là chỉ nhà Hạ ở phương đông.
Con rồng là thần thú người ta đã tạo ra để làm biểu tượng cho mối lương duyên Lạc và Long tức sự phối hợp của 2 cộng đồng người sống ở lãnh thổ phía nam (xưa) và phía đông, phương Nam loài thú tượng trưng là con sấu , phương đông là con rắn hay xà… "vẽ rắn thêm chân" ra con rồng, cụ thể rồng là thần thú có đầu,chân và đuôi của cá sấu nhưng mình lại là mình rắn…, chính xác tên là con ‘rung’ tức động sau biến âm ra rồng Hoa ngữ ký âm thành ‘Lung’ Hán Việt đọc là ‘long’ sau này trong văn hóa Việt –Hoa long đã đoạt ngôi của Xà trong cương vị là biểu tượng cho phương đông.
Bản thân rồng không thể hiện hữu bên ngoài môi trường vùng vẫy của rồng, nói khác đi là không thể có rồng nếu không có biển Đông hay Chấn trạch, Lôi trạch; dù có đào được cả trăm chứ đừng nói một cái bình có hình rồng ở chốn sa mạc nóng bỏng hay vùng băng gía tuyết dầy thì đấy cũng chỉ là cục đất xét vì rồng là Thần - Thìn, mỗi lần Rồng hiện là một lần kinh thiên động địa, gío bão sấm sét làm rung động trời đất thì mới xứng với Thìn - Thần; hỏi Thiểm Tây - Sơn Tây và cả những vùng cận kề có mưa bão sấm sét hay không?
"Ngủ quên lý tính sinh ma quỷ" - tranh của họa sĩ Goya
Cổ sử Trung Hoa viết: sau khi lên ngôi ông Khải đã tiến đánh Hữu Hộ Thị vì bất phục lấy đấ́t An ấp của họ làm kinh đô đày dân Hữu hộ thị đi khắp nơi gọi là tứ Di (di tiếng Việt đồng nghĩa với dời không phải là từ mang nghĩa miệt thị); nguyên nhân sự bất phục ở trên ta đã biết, Hữu là họ Hộ thực ra là Hổ biến âm của từ Hỏa nghĩa là lửa, vậy Hữu Hộ Thị chỉ nghĩa là tộc họ Hỏa, hay Lửa chính là người La còn gọi là Di-lão. Đế Minh đã chia nước làm 2 miền: Bắc - Nam hay Lửa - Nước, và truyền ngôi cho Đế Nghi là con trưởng, phong Lộc Tục làm vương phương Nam hay phương Nước. Họ Lửa chính là dân của Đế Nghi ở đất Giao-bắc, là Vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh hiện nay, Cao Giao nghĩa là thủ lãnh dân Giao (bắc), ông Cao Giao mất người kế nghiệp ông là Bá Ích, Ích là biến âm của ất hay óp là Can số 2 trong Thập Can, chỉ phương bức (nóng), cùng vị trí với Quẻ Lửa trong Hậu Thiên Bát Quái, và Hành Hỏa trong Ngũ Hành; La-Lê- Liêu và Lão đều nằm trong cụm từ có gốc là âm Lửa. 
Cổ sử Trung Hoa chép kinh đô thứ 2 của nhà Hạ là An ấp, an là biến âm của ôn là ấm cho biết đó là vùng nhiệt đới, rất có thể kinh đô An ấp triều Hạ là động Hoa lư ở Ninh bình Việt nam, Hoa là tên triều đại Hùng Hoa, lư là biến âm của Ly-Lửa chỉ mặt trời cũng còn dùng chỉ ông vua trong văn hoá Việt-Hoa.
Vì đô ấp ở đất Đào nên tên nước trở lại là Hồng bang, để dễ phân biệt ta gọi là Hồng bang 2, cổ sử Trung Hoa gọi là nước Thao biến âm của Thiêu nghĩa là đốt - cháy.
Ông Ích lưu vong đến Kỳ Sơn. Cổ sử Trung Hoa cũng chép: Ông Cổ Công Đản Phụ dẫn dân “ấp” mình sau 5 lần tạm dừng bước, mới định cư hẳn ở Kỳ Sơn, ông Cổ Công Đản Phụ là tổ nhà Chu; liên kết hai biến cố ta có thể kết luận: ông Cổ Công Đản Phụ chính là Bá Ích, vì một vùng Kỳ Sơn không thể có hai chúa trong lịch sử, thêm bằng chứng nữa là qúy tộc ở vùng Kỳ Sơn mang họ Cơ như Cơ Xương, Cơ Phát, mà họ Cơ phát xuất từ sông Cơ, sông Cả đất Giao-bắc của người Lửa nơi khởi nguồn của dân tộc Hùng, một học giả Trung hoa đã viết rõ hơn trong phần thuyết minh Chu dịch: dân ‘Mân ấp’ đã lũ lượt kéo nhau theo chúa của mình đến Kỳ sơn…sự ràng buộc (giữa chúa và dân) chắc như cột bằng da bò vàng…., Mân ấp khiến ta liên tưởng tới đế Minh tên gọi khác của vua Hùng… cùng với dòng đế Khai Minh của nước Thục sau này ; Mân ấ́p là cách viết gỉan lược cuả ‘đô ấp Mân’ đồng nghĩa với kinh đô Mân hay Mân đô - Minh đô , Kinh Thư nói đến 4 địa danh đánh đấu lãnh thổ quốc gia thời vua Đại vũ là: Dương cốc, Muội cốc, Minh đô và U đô…; có sự tương thông ngữ nghĩa giữa Mân ấp và Minh đô hay không? Thực ra cả 4 địa danh này đều có gốc là Việt ngữ được chuyển sang Hoa văn hết sức kỳ lạ độc đáo…, một phần ký âm còn phần kia dịch nghĩa: 
- Cốc là biến âm từ Gốc-góc của Việt ngữ tương tự:
Kà→gà
Cái→gái.
Dương cốc hay dương góc nghĩa là ‘góc mặt trời mọc’.
Muội cốc là ‘góc mặt trời khuất’ tức lặn.
Từ góc này đồng cách với ‘góc trời’ cuả Việt ngữ ngày nay mà chúng ta thường dùng.
- Đô là biến âm của ‘đầu’.
Minh đô là đầu sáng, u đô là đầu tối.
Đầu sáng chỉ hướng xích đạo, đầu tối chỉ hướng địa cực bắc hiện nay.
"Mong manh" - người đẹp Trung Quốc
Rất có thể Dương cốc chính là Dương thành tên xưa của Qủang châu, Muội cốc là Kiểu kinh hay Cửu kinh thời Tây Chu , Minh đô là kinh đô Mê linh Việt nam (Mê linh thiết Minh) và U đô là một thành phố ở Quảng tây hay Quí châu, chữ U này chính là chữ Âu trong Âu cơ chỉ có nghĩa là phương nam đồng nghĩa với huyền phương mà thôi. Tộc Âu chính là người Ai lao di ở vùng Tây - Nam Trung Quốc; Ai lao thiết Ao ↔ Âu .
Triều Hùng Hoa Vương - Hải Lang, sử Trung Hoa gọi là nhà Hạ hay triều đại Hạ, ta thấy trong vương hiệu: Hùng Hoa - Hải lang đã thấp thoáng bóng ‘Hoa - Hạ’ rồi... Đất Lạc Long của Lạc Long Quân gồm đất Lạc là Bắc Việt Nam cộng đất Lâm tức Quảng tây ngày nay, đất Long là đông Quảng tây và Quảng Đông; sử Trung Hoa ký âm sai thành đất ‘Lục Lương’, tư liệu khác viết thành đất Lục dương rồi Lạc dương ; Lạc dương chính là vùng trung tâm của thiên hạ thời Đông Châu.
Những dòng sử trên cho ta xác định: danh xưng Trung Quốc - Hoa Hạ xuất phát từ triều Hùng Hoa này; Hải Lang và Hạ Vương là hai cách gọi khác nhau của cùng một vua; Hùng Hoa Vương được người Việt gọi là Linh Lang, Linh là biến âm của Lung như ta đã biết; đất của Hải Lang ký âm sai thành đất Hải Nam nay còn chứng tích là Vịnh Hạ Long hay Hạ Lang và đảo Hải Nam. 
Hải Nam là đất của Hải lang - Hạ Vương.
Vân Nam là đất của Văn Lang - Văn Vương.
Chu nam và Thiệu nam hai vùng đất nổi tiếng trong Kinh Thi cũng ở dạng ‘cố tình sai’ này; chính xác là ‘Chu lang’ và ‘Thiệu lang’ tên thực ấp của hai đại công thần nhà Chu là Chu công Đán và Thiệu công Thích, Chu lang và Thiệu lang được người Tàu đổi thành Chu công và Thiệu công vì Hoa ngữ không có chữ ‘lang’ còn thực ấp thì đổi ‘lang’ thành ‘nam’, tương tự khi vua Mông cổ gọi dân bắc Trường giang là người Hãn tức dân gọi vua là Hãn, nam Trường giang là người LANG vì gọi vua là Lang ai đó đã cố tình chuyển Hãn ra Hán, Lang ra nam nhằm thủ tiêu những dấu tích lịch sử bất lợi cho ý đồ của họ.
Ở phần trước ta đã minh định về hai thời kỳ: lập quốc và vương quốc của lịch sử họ Hùng. Bước sang giai đoạn đã trở thành vương quốc Cổ sử Trung Hoa viết: xưa Trung Hoa chỉ có 2 Châu: Châu Đào và Châu Đường, gọi tắt là đất Đào - Đường hay Đào - Dương (2), dùng các dịch tượng của Dịch Lý ta xác định: đất Đào, màu đỏ là lãnh thổ nhà Hạ, Đường hay dương là lãnh thổ nhà Thương. Đất khởi phát của nhà Hạ là lưu vực sông Hồng, hay Nhĩ hà, Hồng cũng là màu đỏ người Thái gọi là ‘Nậm tao’.
Tao biến âm ra Đào và Thao. 
Chữ Hồng trong Hồng bang là màu đỏ ↔ Đào. 
Hồng còn nghĩa là bó đuốc→đốt→thiêu→Thao, Thao là biến âm của thiêu nghĩa là đốt (cháy). Ngày nay ở Việt Nam còn dấu vết: Có một khúc sông Hồng vẫn được gọi là sông Thao.
Dấu tích của thời nhà Hạ hay Hùng Hoa còn lưu lại ở 3 nền văn hoá cùng thời mà khảo cổ học đã khám phá gọi là nền văn hóa Phùng Nguyên, hay di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên thuộc lưu vực sông Hồng, sơ bộ khảo cổ học Việt Nam nhận định đấy là lưu tồn vật chất của người Tày cổ mà phạm vi phân bố tới tận lưu vực sông Tứ hay Châu Giang; trùng khớp với địa bàn dòng Bách Lộc hay Lạc Tộc như đã biết,thứ 2 là nền văn hóa Hạ long và thứ 3 là nền văn hóa Hoa lộc ở vùng Ninh Bình - Hoà Bình cùng lưu vực sông Mã, các hiện vật thu được ở 3 nơi có sự đồng nhất nhưng cũng có những sự khác biệt, điểm khác chỉ ra là có 3 cộng đồng người khác nhau, điểm đồng nhất cho thấy đã có sự hợp nhất để trở thành một dân tộc.
-Quái... chúng đâu cả rồi...???
Thao và Đào đều là đồng nghĩa của chữ Hồng chính vì vậy mà sau này ta mới có tên vua Nam Việt là Triệu Đà (Đào) hay Triệu Tha (Thao), Lịch sử thời này được minh xác trong bài thơ sử của Phạm Sư Mạnh thế kỷ thứ 14:
Nghỉ thuyền hà thạch tố thanh ba
Lũng lại tranh nghênh sứ Bái qua
LÔ THỦY phân ly THAO tục LẠC
VĂN LANG nhật nguyệt THỤC sơn hà.
Câu Lô thủy phân ly Thao tục Lạc nghĩa là: Nước và Lửa, bắc và nam tức người Kanh và người La trước là anh em một nhà nay tách biệt; Lạc liên kết với Long thành Lạc - Long do Lạc long quân hay Hoa vương lãnh đạo mở ra chiến cuộc Hoa - Di mà tàn cuộc chiến nước Thao ra đời thay thế cho Lạc quốc.
Hồng Bàng Thị nghĩa là ‘thời Hồng bang’. Việt Thường Thị là ‘thời nhà Thương’, hay Việt Thường, cũng là Đường quốc.
Đô ấp thứ hai của nhà Hạ là An ấp, bị Hậu Nghệ cướp ngôi khi phục quốc dời đô về vùng Nam Hải hay Hải Nam tức Quảng Đông ngày nay, cổ sử ghi là Đô Ấp thứ ba nhà Hạ là Dương Thành, chính là Quảng Châu ngày nay.
Thời Hải Lang Hạ Vương, vương triều đầu tiên trong Tam Đại của Trung Hoa là thời đã hoàn tất việc đúc kết dân tộc và kết tinh văn hóa. Bốn dòng: Hồ Động Đình, sông Cả, sông Cương và sông Hắc; dần theo thời gian cộng sinh và cộng huyết đã dần đúc nên hình nên dáng của dân tộc Việt ngày nay, đó cũng là sự kết tinh văn hóa của 4 phương nên trong người Việt hiện nay là tổng hoà các yếu tố văn hóa các dòng ngôn ngữ: Môn-Khmer, Tày-Thái, Nam đảo và sau cùng là sản phẩm của lịch sử… người Việt đã buộc phải thêm vào kho ngôn ngữ của mình dòng ngôn ngữ Hán-Tạng.
Ngày nay Đông nam Á đã là một Hiệp hội ,tiến tới chắc hẳn có một hiến ước và rồi tất phải có một ngôn ngữ Đông Nam Á; ứng cử viên sáng giá nhất cho chiếc ghế này là Việt ngữ vì về ‘hình’ thì Việt ngữ đã cách tân dùng mẫu tự Latinh là loại mẫu tự dễ dàng tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới còn về ‘thanh’ thì bản thân tiếng Việt do lịch sử hình thành đã là ‘tiếng’ Đông nam á từ mấy ngàn năm nay rồi. 
Con cháu Viêm Đế + con cháu Thiếu Hạo → người La con cháu Hiền Vương - Hiên Viên, Trên lãnh thổ tây bắc Việt Nam, người La lại hòa huyết với người Miêu, con cháu của tổ phụ Xuyên Húc (sông Hắc) hay Vũ Tiên thành ra người Kanh -Lạc; Bước sau cùng của quá trình đúc kết là thời Kinh Dương Vương kết duyên cùng Long Nữ hay ông Vũ lấy vợ là Đồ Sơn Thị sinh ra Lạc Long Quân mở ra thời kỳ lịch sử Việt Nam gọi là triều Hùng Hoa - Hải lang.
Hùng Hoa cho ta dân tộc Hoa.
Hải Lang - Hạ Vương cho ta vương triều Hạ.
Đất Đào hay Đào Ấp cho ta tổ quốc “Thao” hay Hồng Bang (Hồng Bàng Thị). Tiền nhân người Việt đã hao hơi tổn sức không biết bao nhiêu để sáng tác và lưu truyền hàng ngàn năm truyện sự tích trầu cau, cốt lõi chỉ nhằm giúp con cháu xác định được dòng giống của mình. Trong sự tích trầu cau ta thấy sự hiện diện của hai ông, một bà; một ông biến thành cây cau, chính xác là cao, trên cao là thiên, một ông biến thành hòn đá là địa, có thiên có địa rồi còn ngôi “nhân” dành cho người nữ, đó chính là hình dạng quẻ Ly theo Dịch Lý họ Hùng (ngược với Dịch Lý của Trung Hoa), hai ông là hai vạch liền, một bà ở giữa là vạch đứt: đấy chính là ý nghĩa của nước “Xích Qủy” trong truyền thuyết rồng tiên, Xích quẻ tức màu đỏ, quẻ Ly mà ai đó đã cố công biến ‘quẻ” thành “qủy” để che mắt thiên hạ. Khi nhai trầu thì biến ra thứ nước “màu đỏ’ trong tiếng Việt ‘nước’ là 1 thứ vật chất nhưng cũng có nghĩa là quốc gia, “nước đỏ” chính là “Đào quốc” hay “Hồng Bang”. 
"Bóng đè" - thiếu nữ Nhật Bản
Ngành khảo cổ học Việt Nam đã có đầy đủ các dữ kiện để xác định trên lãnh thổ Bắc Việt hiện nay thời trước Công Nguyên đã có mặt ít nhất 3 thành phần văn hóa chính thể hiện trên những lưu tồn vật chất mà khảo cổ học đã khai quật được; núi rừng Tây và Bắc mang đậm yếu tố “Tày cổ” đồng dạng với văn minh Tây Giang cùng thời kỳ; chếch về hướng Đông là các yếu tố văn hóa Hạ Long, đồng dạng với các yếu tố văn hóa dọc bờ biển Nam Trung Hoa và sau cùng là các yếu tố văn hóa của người “Thanh - Nghệ” tiến ra khai phá Đồng bằng sông Hồng...
Thời Lạc Long Quân - Hùng Hoa: hai thành tố Lạc và Long đã tạo ra thành tố Hoa. 
Thời Hùng Việt → người Việt, dân tộc Việt.
Thời Hùng Hoa → người Hoa, dân tộc Hoa.
Việt và Hoa chỉ là hai danh xưng ở hai thời đại của cùng một cộng đồng người.
Người Việt Nam cũng rất tự hào về thời quá khứ Hồng Bàng Thị hay Hồng Bang của dân tộc mình. Hồng Bang, đất Đào, quốc gia Thao đều phát xuất từ mã tin Dịch Lý: Quẻ Ly tức ngọn lửa biểu trưng cho ánh sáng và sức mạnh hay nguồn năng lượng của mặt trời chiếu dọi xuống trái đất tạo nên mầm sống.
Tương truyền là ông Khải cho đúc 9 cái vạc đồng làm quốc bảo, như thế vào đầu đời Hạ, Trung Hoa đã bước vào thời đồ đồng. Nhà Hạ có hai thời kỳ: thời lập triều và thời tái lập. Ông Khải truyền đến Thái Khang thì bị Hậu Nghệ cướp ngôi; cháu chắt Khải đế phải chạy đến vùng định cư của con cháu ông Thuấn nhờ sự giúp đỡ và ủng hộ của họ Thiếu Khang đã đánh bại Hàn Tróc dành lại ngôi vua, lịch sử gọi là Thiếu Khang Trung Hưng.
Cổ sử Trung Hoa chép nhà Hạ có ba đô ấp:
- Thứ nhất là Khang Địch nghĩa là đô ấp ở phía tây đất nước.
- Thứ hai là An Ấp đã xác định ở trên.
- Đô ấp thứ ba là Dương Thành, Dương Thành nghĩa là thành phố phía đông, còn gọi là Long Thành chính là thành phố Quảng Châu ngày nay, Dương Thành đã có lịch sử trên 4.000 năm và dứt khoát không phải là thành phố của dê (dương là dê), như ai đó muốn bôi bác nó để chối bỏ lịch sử.
Chúng ta xếp vương triều Hạ khởi đầu thời Lịch sử vì đã có đủ thông tin về 17 đời vua và 3 kinh đô.
Vương triều Hạ kể cả Hạ Vũ là 17 đời, lãnh đạo nước Đào hay Thao trên 400 năm, vua sau cùng là hôn quân bạo chúa tên Kiệt bị Thành Thang đánh bại và nhà Thương thay nhà Hạ. Các vua nhà Hạ, Hồng bang là: 1. Vũ, 2. Khải, 3. Thái Khang, 4. Trọng Khang, 5. Tượng, 6. Thiếu Khang, 7. Trữ, 8. Hòe, 9. Mang, 10. Tiết, 11. Bất Hàng, 12. Quynh, 13. Cẩn, 14. Khổng Giáp, 15. Cảo, 16. Phát, 17. Kiệt. Từ thời Thiếu Khang Trung Hưng, trung tâm Thao Quốc chuyển về Quảng Đông không nằm trên đất Việt nữa, tới thời Kiệt dân chúng thường nguyền rủa: “Mặt trời ơi, hãy tắt đi chúng tao vui lòng chết cùng mày.” Việc này chỉ ra: dân chúng nhà Hạ gọi vua là mặt trời hay Ly - Lửa (Quẻ Ly cũng chỉ mặt trời, hay nguồn năng lượng), sau Ly biến thành họ Lý, họ Lê ; Con cháu nhà Hạ đã có công khai phá vùng Phúc Kiến-Triết giang lập nên nước “Việt” thời Chiến Quốc vùng này cũng gọi là Mân Ấp - vùng đất dành riêng để thờ cúng các vua nhà Hạ. 
Trong triều đại Hùng Hoa-Hải lang ; Hậu Nghệ là thủ lãnh tộc Di vì Thái Khang là vua ngu tối không lo chính sự chỉ ham săn bắn, có lần đi săn ở Nam Lạc Thủy cả 100 ngày không về, Hậu Nghệ đem quân chặn ở Bắc (Dịch Lý) Lạc Thủy, thế là Thái Khang đành sống lưu vong. hậu Nghệ tôn em Thái Khang là Trọng Khang lên ngôi nhưng thực quyền đều nằm trong tay Hậu Nghệ, sau khi Trọng Khang chết thì Hậu Nghệ chính thức lên ngôi vua. Lạc Thủy nay chỉ còn là con sông nhỏ chảy qua rừng quốc gia Cúc Phương, thuộc Ninh Bình - Việt nam.
Một con bọ bạc hay còn gọi là con nhậy (loại côn trùng nhỏ có cánh trắng như bạc, ăn các mảnh thức ăn vụn, bìa sách).
Sử Trung Hoa viết, thời đó trên trời có tới 10 mặt trời, nóng quá mặt đất khô khan không còn giọt nước, dân chúng kêu than vang trời, Hậu Nghệ dùng cung bắn 9 phát rụng liền 9 mặt trời chỉ để lại 1 mặt trời như ngày nay; truyền thuyết là vậy, sự thực ra sao? Đây chỉ là hiện tượng thời tiết tự nhiên, qua cơn hồng thủy đến thời hạn hán, khi hạn hán mặt ao đầm khô nước nứt nẻ thì thủy quái thuồng luồng làm sao sống? Nhưng truyền thuyết chép là Hậu Nghệ dùng tài bắn cung bách phát bách trúng diệt hết thủy quái cứu dân; điều này chứng tỏ tâm tình của nhân dân rất kính trọng Hậu Nghệ chứ không chê bai khinh thường như 1 kẻ cướp ngôi… vô đạo. Hậu Nghệ là cấu trúc tiếng Việt; còn cấu trúc Hán văn là Nghệ Hậu. Hậu Nghệ là thủ lãnh tộc Di, tộc Di hay Di Lão chính là người La bị Đế Khải đánh đuổi phải di cư lên phía Bắc đến núi Kỳ Sơn; tộc Di Lão còn được gọi là Di Việt sau Hậu Nghệ bị Hàn Tróc giết và cướp ngôi, Thiếu Khang con cháu nhà Hạ được sự ủng hộ của bộ tộc Hữu Ngu dòng Đế Thuấn đã đánh bại hàn Tróc khôi phục vương triều Hạ.
Chúng ta thấy truyền thuyết lịch sử đã không công bằng với Hậu Nghệ tuy nói rõ vì vua ngu tối ham hưởng lạc mới đưa đến việc soán ngôi, khi ở ngôi Hậu nghệ đã làm bao điều ích quốc lợi dân nhưng vẫn không ̣đ̣ược coi là 1 triều đại chính thống.
Dương Thành là một trong những thành phố cổ xưa bậc nhất của Trung Hoa, nó đã được lập nên trước Công Nguyên, nên ít nhất cũng hơn 2.000 năm tuổi (người Trung hoa tính ra như thế, còn trong thiên khảo luận này Dương thành đã có khoảng 4000 năm) Trung Quốc công nhận thời gian lịch sử của nó nhưng lại gán cho nó một nghĩa “quái gở”, Dương Thành là thành phố dê (con dê). Dương Thành thật ra mang nghĩa ‘thành phố ở phương đông’ mà các sử gia Trung Hoa cũng không rõ… hay là cố tình gán ghép như thế để tránh tìm ra phần “tương đối của nó theo luật âm dương lưỡng lập của Dịch Lý” Đã có thành phố phía đông thì phải có thành phố phí tây là hạo kinh, thành phố phương nóng là Đại la thành, thành phố ở giữa là ung hay ương thành…
Nhà nghiên cứu lịch sử Bách Việt 18 đã phát hiện điều hết sức quan trọng giúp giải quyết mâu thuẫn tưởng là không thể lý giải trong cổ sử Việt…
Cổ thư và nhiều tư liệu Việt sử dân gian cũng như những đền thờ vua chúa và tướng quân cùng thần tích thần phả chỉ ra có cuộc chiến giữa hai dòng Hùng và Thục, kết qủa dòng Hùng với nhiều danh thần danh tướng đã chiến thắng và thủ lãnh dòng Hùng lên ngôi vua tức Hùng Vương.
Điều này trái hẳn với lịch sử đang phổ biến... dòng Thục với Thục Phán đã chiến thắng lập nên nhà Thục trong Việt sử, vua đầu xưng là An Dương Vương chấm dứt thời Hùng vương với 18 đời vua.
Thực ra khi viết: cuộc chiến Hùng - Thục đã là sai, vì Hùng là cả một quãng thời gian nhiều ngàn năm của Huyền sử và cổ sử Hùng Việt còn Thục chỉ là một triều đại; vị trí lịch sử và thời gian chỉ ngang với 1 trong 18 đời Hùng vương mà thôi nhưng ở đây vẫn phải viết như thế để có thể thấu đáo diễn biến trong lịch sử .
Có hai cuộc chiến Hùng - Thục trong lịch sử cổ đại.
a) Cuộc chiến Hùng - Thục lần thứ nhất là sự kiện ông Khải con của vua đại Vũ không thực hiện di mệnh truyền ngôi của vua cha cho ông bá Ích mà tự lập làm vua, cổ sử viết ông bá Ích đã tránh đi đến sống ở vùng Kỳ sơn, thực ra đã có cuộc chiến ông Ích và bộ tộc của mình đã thua nên cổ sử Trung hoa chép: họ Hữu Hổ không phục việc ông Khải lên ngôi vua đã bị ông Khải đánh chiếm đất đai và đày đi Tứ phương trở thành tứ Di, sự kiện này là chắc chắn dù cổ sử không thẳng thắn chỉ ra… ông bá Ích hay bá Ất là thủ lãnh tộc hữu Hổ tức họ Hoả - lửa tức người La - Lửa, bá là tước và Ích - Ất là can thứ 2 chỉ hướng Xích đạo viêm nhiệt , bá Ích không phải là họ tên mà là chức hiệu : thủ lãnh của người La - Lửa .
Bá Ích dẫn những người theo mình đến định cư lập nghiệp nơi vùng đất mới là Kỳ châu nơi có Kỳ sơn , Kỳ châu - Cùi chu chính là Qúy châu ngày nay, thời nhà Thương gọi là đất Thục vì thế cổ sử mới có cuộc chiến Hùng - Thục lần thứ nhất với chiến thắng thuộc về dòng Hùng và nhà Hạ được lập nên ở phía Đông Giao Chỉ.
b) Cuộc chiến Hùng - Thục lần thứ hai là cuộc chiến của Thục Phán và Hùng vương được chép trong thông sử và bên thắng là dòng Thục để ra đời nhà Thục với An Dương vương hay Âm - Dương vương trong lịch sử Việt ,Sử thuyết Hùng Việt gọi là đời Hùng vương thứ 12 - Hùng Chiêu vương - Quốc Tiên lang.
Với Sử thuyết Hùng Việt thì không hề có sự kiện nhà Thục thay thế nhà Hùng mà nhà Thục chính là 1 đời trong 18 đời Hùng Vương. 
Theo Dòng Hùng Việt
"Nhịp điệu" - siêu mẫu đồ lót châu Âu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét