"Căng tròn" - người đẹp Việt Nam Trương Hằng |
Hiện nay, phở Việt Nam đã trở thành món ăn được cả thế giới biết đến và đứng trong top 50 món ăn được yêu thích nhất. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Xét về mặt văn hóa, là một đại diện xứng đáng của nền ẩm thực Việt Nam, trở thành đặc sản Việt Nam được người Việt hãnh diện giới thiệu đến bạn bè năm châu, và là nỗi hoài nhớ đi vào văn thơ phim ảnh, đi vào tâm hồn hay ký ức của bất kỳ người Việt nào.
Xét về mặt dinh dưỡng, phở mang đầy đủ các đặc tính thực phẩm theo kiểu Việt Nam, đáp ứng cả về mặt khẩu vị lẫn chức năng dinh dưỡng.
a) Có lẽ với người Việt Nam, phở là món ăn thân thuộc nhất sau cơm.
Từ Bắc chí Nam, từ nông thôn đến thành thị, từ sáng sớm đến đêm khuya đều có thể tìm thấy sự hiện diện của phở trong cuộc sống của người dân. Phở có thể dùng ăn sáng, cũng có thể dùng thay bữa cơm trưa hay cơm tối, là món ăn thêm buổi tối hay buổi chiều, cũng có thể dùng thay cháo mấy hôm trở trời trái gió, làm món bồi bổ cho người bệnh hay đang làm việc căng thẳng, là món ăn nhanh gọn trong những dịp tụ họp bạn bè mà không sợ người này chê hay người kia kiêng cữ, là bữa ăn chữa cháy để đãi khách phương xa khi đến thăm không gặp bữa... Có đủ thứ phở cho đủ thứ ý thích khác nhau, tái, nạm, gầu, gân, bò viên, phở gà, phở xào, phở nước… Xoay quanh một vòng, thấy đời sống dân Việt gắn liền với phở, và phở được dân ta ưu ái như là… người tình.
Dù vậy, cách nấu phở và ăn phở ở các vùng khác nhau thì hoàn toàn khác nhau. Người Bắc thích vị phở thật thanh, nước trong, đậm vị mì chính, khi ăn không kèm theo giá, tương đen, rau thơm mà chỉ có rau quế, húng cây, nhưng lại hay ăn phở chung với dầu cháo quảy.
Dân Nam thì thích nước phở hơi ngọt ngọt, béo béo, thích thêm cả tương đen lẫn tương đỏ vào nước phở, có khi cho cả sa tế vào, rau thơm có thêm ngò gai và rau om, tô phở bao giờ cũng có giá trụng, đầu hành chần, không ăn dầu cháo quảy với phở bao giờ, cùng lắm chỉ ăn phở với bánh mì. Người bán phở ở đâu thì cũng sẵn sàng chiều khách, thêm cái này, bớt cái kia cho hợp với khẩu vị và ý thích của từng người một, vì vậy, phở Việt Nam có vô số dị bản, cũng là phở đấy nhưng khác nhau cái này một chút cái kia một chút, không khác mấy với nền văn hóa đa dạng của dân Việt ta.
Các nhà dinh dưỡng thường khuyến cáo rằng chế độ ăn uống là hợp lý là phải ăn đa dạng, ăn chừng mực, và ăn càng nguyên vẹn càng tốt.
-Mỗi buổi sáng chúng ta cố gắng ăn một tô như thế này để giữ gìn sức khỏe nha...!!! |
- Ăn đa dạng có nghĩa là ăn nhiều loại thức ăn trong cùng một bữa.
Trong một tô phở có đến cả chục loại thực phẩm khác nhau: bánh phở, thịt, giá, rau, hành, tương, chanh, ớt… Sự đa dạng thực phẩm này làm cho phở là một món ăn có thể cung cấp cùng một lượt đủ cả bốn nhóm thực phẩm bột, đạm, béo và vi chất.
Trong một tô phở có đến cả chục loại thực phẩm khác nhau: bánh phở, thịt, giá, rau, hành, tương, chanh, ớt… Sự đa dạng thực phẩm này làm cho phở là một món ăn có thể cung cấp cùng một lượt đủ cả bốn nhóm thực phẩm bột, đạm, béo và vi chất.
Sự đa dạng này là một nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam, ăn món gì cũng là hỗn hợp nhiều thứ chứ chẳng thích ăn thịt ra thịt, rau ra rau như dân Tây. Ăn chừng mực có nghĩa là ăn vừa phải, không cái gì nhiều quá cũng không cái gì ít quá. Mỗi tô phở đã được người bán đo đếm đâu ra đó, chừng ấy bánh chừng ấy thịt chừng ấy rau, có muốn ăn nhiều hơn cũng chẳng được nào. Sự chừng mực này tạo nên sự cân đối về thành phần các chất dinh dưỡng trong một tô phở.
- Ăn nguyên vẹn có nghĩa là ăn càng tươi càng tốt, chế biến càng đơn giản càng tốt. Thì trong phở thứ gì mà không được chế biến đơn giản. Thịt được luộc hay nấu tái, không chiên không xào, giá chỉ trụng sơ là ăn, rau lá thì còn tươi xanh, thêm ít chanh tươi cho thêm vị ngon nhưng cũng là thêm tí vitamin còn chưa biến chất…
Mỗi tô phở trung bình cung cấp khoảng 500kcalo, vừa đủ năng lượng cho bữa sáng, có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết và với một tỉ lệ cân đối có lợi cho sức khỏe. Phở thường được ăn khi còn nóng, giúp giải nhiệt, giải cảm. Trong phở có khá nhiều chất xơ từ giá, rau, giúp điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa và làm cân đối khẩu phần ăn.
Điểm qua một vòng, thấy toàn ưu điểm của phở.
- Ăn chừng mực: Liệu khi ăn phở có cần chú ý thêm điều gì để tránh làm phiền đến sức khỏe không?
Thực ra, với những người bình thường, không có bệnh lý gì căn bản, ngày ăn phở ba bữa suốt vài tuần chắc cũng không sao.
Những người có bệnh lý thì CẦN CHÚ Ý ít nhiều, chứ không bị cấm ăn phở bao giờ.
Nếu đã có bệnh cao huyết áp, tim mạch, rối loạn lipid máu, hay cần ăn kiêng để giảm cân thì nên chọn ăn phở tái, nước trong để giảm tối đa lượng chất béo từ xương bò, mỡ bò, vốn giàu cholesterol và chất béo no không có lợi cho sức khỏe. Khi ăn cũng cần chú ý đừng nêm thêm nhiều tương, nước mắm, tránh làm tăng lượng muối ăn vào, nhất là với người cao huyết áp.
Có thể tăng thêm lượng rau, giá trong khẩu phần để tăng thêm chất xơ và các vi chất bảo vệ cơ thể.
Cũng không nên ăn thêm quá nhiều dầu cháo quảy với phở, vì loại bánh chiên này chỉ cung cấp chất béo và chất bột, sẽ làm tăng năng lượng vô ích mà lại phá vỡ sự cân đối giữa các chất dinh dưỡng có trong tô phở.
c) Phở Việt Nam vốn đã được quan tâm vì sự độc đáo trong văn hóa ẩm thực, càng nên được coi trọng về giá trị dinh dưỡng, góp phần làm cho bữa ăn hàng ngày trở thành công cụ bảo vệ cho sức khỏe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét