Đường lưỡi bò hay hàm cá mập!? |
Trong vấn đề biển Đông, Trung Quốc được về chiến thuật mà mất về chiến lược. Những học giả có cách nhìn khách quan trong nội bộ Trung Quốc hay nước ngoài đều chê cách thức Bắc Kinh ứng xử trong vấn đề biển Đông.
Tại Trung Quốc, ông Lý Lệnh Hoa tổ chức một cuộc giao lưu với bạn đọc Trung Quốc trên mạng xã hội Sina Weibo về vấn đề Biển Đông. Trả lời các câu hỏi khác nhau, ông Lý cho rằng “Các nước khác chưa bao giờ thừa nhận đường chín đoạn”; ông nói: “Tôi hy vọng các học giả như nhà nghiên cứu Lý Quốc Cường vào giáo sư Lý Kim Minh tìm hiểu một cách nghiêm túc, dựa vào sự thật mà nói, thay đổi quan niệm lỗi thời và không chính xác của mình, không nên làm công chúng hiểu lầm và ảnh hưởng đến quyết sách quốc gia”. Ông cho rằng “Nam Hải (Biển Đông) là vùng đường thủy tự do của quốc tế. Tất nhiên Trung Quốc không thể độc chiếm. Mà chúng ta cũng không làm được chuyện đó”.
Học giả Singapore: Trung Quốc “bắt đầu có những sai lầm nghiêm trọng”
Giáo sư người Singapore, Kishore Mahbubani đã nhận xét Trung Quốc “bắt đầu có những sai lầm nghiêm trọng”, thể hiện qua hội nghị ASEAN ở Campuchia. Trong bài bình luận ngày 26-7-2012, người đứng đầu trường Chính sách công Lý Quang Diệu nhận định: “Sau 30 năm khôn khéo về địa chính trị, người Trung Quốc dường như đang trên đà để mất sự khôn khéo đó đúng vào lúc họ cần nó nhất”.
Ông cho rằng Trung Quốc đã phạm sai lầm lớn tại hội nghị ASEAN ở Campuchia hồi tháng 7, khi ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử không đưa ra được tuyên bố chung. Giáo sư Kishore Mahbubani nói: “Cả thế giới, trong đó có đa số các nước ASEAN, xem lập trường của Campuchia là do sức ép to lớn của Trung Quốc”. Ông cho rằng Trung Quốc “thắng trận chiến tuyên bố chung, nhưng có thể đã đánh mất 20 năm gây dựng thiện chí. Quan trọng nhất, các lãnh đạo trước đây của Trung Quốc tính toán rằng, một ASEAN mạnh và đoàn kết là đệm chắn hữu ích chống lại mọi chiến lược kiềm chế của Mỹ. Nay, khi chia rẽ ASEAN, Trung Quốc đã giúp Mỹ có cơ hội địa chính trị tốt nhất trong vùng”. Tác giả cảm thán: “Nếu Đặng Tiểu Bình còn sống, ông sẽ lo ngại sâu sắc”.
"Bên xế" - Hot girl Trà Ngọc Hằng |
Đáng chú ý, vị giáo sư người Singapore, dành nhiều đoạn trong bài để chỉ trích yêu sách đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc. Giáo sư Kishore Mahbubani cho rằng đường đứt khúc 9 đoạn này “có thể sẽ chỉ là cái cùm lớn đeo vào cổ Trung Quốc”.
Theo ông, việc Trung Quốc ngày 7-5-2009 gửi Công hàm, trong đó kèm bản đồ có hình “đường lưỡi bò”, lên Liên hợp quốc (LHQ) là “không khôn ngoan”. Ông nói: “Sau khi đệ trình đường đứt khúc 9 đoạn lên LHQ, Trung Quốc bước vào thế không lối ra, vì họ khó có thể biện hộ cho tấm bản đồ này theo luật quốc tế. Theo Kishore Mahbubani: “Ở trong nước, đường 9 đoạn có thể gây rắc rối cho Chính phủ, khi đem lại cho những người chỉ trích một vũ khí hữu ích. Mọi dấu hiệu thỏa hiệp sẽ đặt nhà cầm quyền vào thế khó về chính trị”. Ông khẳng định Trung Quốc “sẽ phải tìm cách để thỏa hiệp xung quanh đường 9 đoạn. Họ đã ngầm làm thế rồi. Mặc dù đường này bao gồm cả vùng Biển Đông Bắc của đảo Natuna thuộc Inđônêxia, Chính phủ Trung Quốc khẳng định với Giacácta rằng họ sẽ không đòi đảo Natuna hay vùng đặc quyền kinh tế của nước này”.
Theo ông Mahbubani, cả Mao Trạch Đông lẫn Đặng Tiểu Bình đều sẵn lòng nhượng bộ về lãnh thổ để giải quyết tranh chấp. Ông nhận xét: “Điều này, giải thích vì sao Trung Quốc rộng rãi với Nga trong việc xác định biên giới. Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình làm được, vì cả hai đều thiết lập được quyền lãnh đạo rất mạnh mẽ ở Trung Quốc. Thách thức hiện nay cho thế giới là Trung Quốc đã trở nên đa nguyên chính trị: không nhà lãnh đạo nào đủ mạnh để có thể đưa ra nhượng bộ đơn phương khôn ngoan”.
Trong số rất nhiều bình luận hàng ngày của giới quan sát về Trung Quốc và Biển Đông, sự chỉ trích của ông Mahbubani có thể được giới học giả Trung Quốc chú ý, vì lâu nay ông vẫn chê phương Tây và dự đoán Trung Quốc sẽ thay Mỹ ở vị trí số một thế giới. Ông được độc giả ngoài vùng Đông Nam Á biết đến với các tác phẩm khẳng định phương Tây đang đi xuống và trật tự thế giới mới sẽ thuộc về châu Á, với vai trò dẫn đầu của Trung Quốc.
Tản cư vào Nam - ảnh Việt Nam xưa |
TNS Mỹ: Hành động của Trung Quốc là vi phạm luật quốc tế
Trong một diễn biến khác, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Jim Webb, ngày 25-7, nhận định rằng các hành động đơn phương gần đây của Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên Biển Đông có thể vi phạm luật quốc tế.
Thông cáo trên trang web của Thượng nghị sĩ Jim Webb trích đăng phát biểu ông đưa ra tại Thượng viện cùng ngày 25-7 rằng, Bắc Kinh đang ngày càng quyết liệt đòi chủ quyền tại Biển Đông bằng các hành động đơn phương như đưa dân ra cư trú, bố trí binh sĩ đồn trú, thành lập thành phố Tam Sa để quản lý hành chính khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc lại không chịu giải quyết tranh chấp Biển Đông theo đường lối đa phương mà một mực đòi giải quyết song phương với từng nước có tranh chấp.
Theo Thượng nghị sĩ Jim Webb, hành động của Trung Quốc là vi phạm luật quốc tế và đi ngược lại tuyên bố của chính Bắc Kinh rằng họ sẵn sàng làm việc với ASEAN để đạt một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Ông Jim Webb khẳng định động thái của Trung Quốc rất đáng lo ngại và đồng thời thúc giục Bộ Ngoại giao Mỹ phải ngay lập tức làm rõ tình hình với Bắc Kinh để báo cáo lại cho Quốc hội.
Theo mạng tin Project syndicate (canada) ngày 26-7, đến năm 2016, phần của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ cao hơn của Mỹ, nếu tính theo thuyết ngang giá sức mua (PPP). Và sau 30 năm có thẩm quyền địa chính trị, Trung Quốc dường như sắp mất thẩm quyền này, đúng lúc họ cần tới nhất. Trung Quốc đã bắt đầu mắc những sai lầm ngoại giao nghiêm trọng. Và Sai lầm ngoại giao có thể cản trở giấc mơ siêu cường của Trung Quốc.
Nhật Nam
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
"Hồi hộp" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét