Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Thời dựng nước trong tư duy của chúng ta ngày nay

"Bơ vơ" - Hot girl Nhật Bản
Vì quá chú trọng đến thời kỳ Hùng Vương, chúng ta đã coi nhẹ nền văn minh Champa, nền văn minh Phù Nam và không thấy hết được những điều thống nhất giữa ba nền văn minh này. (ảnh không liên quan đến bài viết)
“Kỷ Hồng Bàng” trong sách Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) chép: “Kinh Dương Vương húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông (…). Lạc Long Quân húy là Sùng Lãm, con Kinh Dương Vương (…). Hùng Vương con Lạc Long Quân, đóng đô ở Phong Châu, nay là Bạch Hạc” (ĐVSKTT, trang 131 – 133, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993). Trong chuyện “Hồng Bàng thi”, sách Lĩnh Nam chích quái (LNCQ) cũng ghi: Kinh Dương Vương lấy con gái Long Vương ở hồ Động Đình, sinh ra Lạc Long Quân. Kinh Dương Vương về sau không biết đi đâu (Tổng tập Văn học Việt Nam - tập 3B). Như chúng tôi đã phân tích trong TGM 178, chuyện Lạc Long Quân - Âu Cơ là truyền thuyết giải thích nguồn gốc dân tộc. Nó phản ánh thời kỳ chế độ mẫu quyền, thời kỳ lịch sử đầu tiên mà dân tộc nào cũng phải trải qua. Kinh Dương Vương là hình ảnh của thời kỳ chế độ thị tộc phụ quyền. Lịch sử phát triển của các dân tộc không đồng đều nhau, nhưng trong cùng một dân tộc, chế độ thị tộc phụ quyền không thể ra đời sớm hơn chế độ mẫu quyền. Hay nói cách khác: Kinh Dương Vương không thể “sinh” ra Lạc Long Quân Trong Đại Việt sử lược (ĐCSL), cuốn sử xưa nhất của ta, chưa hề có kỷ Hồng Bàng. Trong phần “Diên cách thời quốc sơ” của sách này, tác giả có viết “Đến đời Thành Vương nhà Chu (1063-1026 trước Công nguyên - TCN), Việt Thường thị đem dâng chim bạch trĩ”. Tiếp đó, sách chép về thời kỳ Hùng Vương: “Vào đời Trang vương nhà Chu (696-682 TON), có người ở bộ Gia Ninh dùng thuật lạ áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang”. Như vậy, ta thấy tác giả của cuốn sách đã mặc nhiên công nhận có một thời kỳ Việt Thường thị trước thời kỳ Hùng Vương

Mãi một thế kỷ sau (cuối thế kỷ XV), kỷ Hồng Bàng hay chuyện Hồng Bàng thị mới được đề cập đến trong sử sách nước ta. Điều đó chứng tỏ rằng chuyện họ Hồng Bàng (trong LNCQ) hay kỷ Hồng Bàng (trong ĐVSKTT) mới được các nhà chép sử của ta nhào nặn, thêm thắt vào, nhằm thống nhất 3 thời kỳ: Lạc Long Quân – Âu Cơ, Kinh Dương Vương và Hùng Vương làm một. Khi lắp ghép các truyền thuyết này, các nhà nho nước ta cuối thế kỷ XV đứng trước những vấn đề rất khó xử lý. Đó là:
Truyền thuyết kể rằng Lạc Long Quân - Âu Cơ sinh ra Hùng Vương (người con cả trong 50 con theo mẹ lên núi đã được suy tôn là Hùng Vương). Mà theo thư tịch thì thời kỳ Hùng Vương mới xuất hiện vào khoảng thế kỷ XII TCN. Trong lúc đó, thời kỳ Việt Thường thị với người đứng đầu là Lộc Tục (Kinh Dương Vương là danh hiệu Hán hóa mới được thêm vào sau này) đã xuất hiện trước đó rất lâu. Nếu căn cứ vào sự kiện dâng rùa thần (2353 TCN) thì Lộc Tục phải xuất hiện trước Hùng Vương đến 17 thế kỷ. Còn nếu căn cứ vào sự kiện dâng bạch trĩ (1063-1026 TON) thì cũng phải xảy ra trước đó gần 4 thế kỷ. Với một niên đại xưa như thế, các nhà nho của ta không còn cách nào khác là cho rằng Kinh Dương Vương “sinh” ra Lạc Long Quân, mặc dù biết rằng Lạc Long Quân - Âu Cơ là những vị tổ truyền thuyết của dân tộc. Rõ ràng đây là một cách hiểu rất máy móc theo trình độ hiểu biết rất hạn chế của người xưa. Bởi vì thời kỳ Lạc Long Quân - Âu Cơ phải kéo dài hàng mấy ngàn năm, chứ đâu chỉ có vài trăm năm. Đối với chúng ta ngày nay, rõ ràng đây là cách sắp xếp bất hợp lý, không hề phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, chúng tôi cho rằng toàn bộ kỷ Hồng Bàng trong ĐVSKTT hay chuyện Hồng Bàng thị trong LNCQ là do sự nhào nặn, sắp xếp của các nhà nho cuối thế kỷ XV.
"Nghệ thuật" - tranh của họa sĩ Leyla Munteanu
Trong Chuyện bạch trĩ, ta cũng thấy “dấu vết” sự nhào nặn này của các nhà nho. Sử ký Tư Mã Thiên (thế kỷ II TCN) có chép sự kiện tộc Việt Thường dâng bạch trĩ. ĐVSL của ta cũng chép như thế ấy thế mà trong LNCQ lại ghi rằng: “Vào thời kỳ Thành vương nhà Chu, Hùng Vương sai bề tôi là họ Việt Thường mang chim trĩ trắng sang tiến cống”. Rõ ràng điều ghi chép trên đây là vô lý, vì lúc đó chưa có các vua Hùng. Vả lại, nếu Hùng Vương sai bề tôi là Việt Thường thì Thư tịch Trung Hoa phải ghi là “Văn Lang sai người dâng chim trĩ trắng”. Trong lịch sử ngoại giao thời xưa, người ta chỉ ghi tên nước hoặc người đứng đầu đất nước, chứ không hề ghi tên người cầm đầu đoàn sứ bộ ngoại giao. Cũng như sử sách của ta thường ghi: “Năm… Chiêm Thành cống voi trắng” hoặc “Năm..” Vạn Tượng dâng sừng tê”…
Niên đại Thời kỳ Hình thức Kinh đô
TK XXIV TCN trở về trước Lạc Long Quân - Âu Cơ Chế độ mẫu quyền công xã nguyên thủy Chưa có kinh đô, cư dân sống rải rác.
TK XXIV-TK VII TCN Kinh Dương Vương Lộc Tục. Tiền quốc gia Việt Thường Ngàn Hống (Hà Tĩnh).
TK VII -Năm 258 TCN Hùng Vương 18 đời - 400 năm Quốc gia Văn Lang Phong Châu (Vĩnh Phú).
Năm 258-208 TCN An Dương Vương 1 đời - 50 năm Quốc gia Âu Lạc Cổ Loa (Hà Nội).
Như đã phân tích ở trên, thời kỳ Lạc Long Quân phải có trước thời kỳ Kinh Dương Vương. Tất nhiên, chúng ta không thể hiểu một cách máy móc đơn giản là Lạc Long Quân “sinh” ra Kinh Dương Vương và Kinh Dương Vương “sinh” ra Hùng Vương. Nếu sắp xếp lại lịch sử thời dựng nước của dân tộc ta, dựa vào truyền thuyết và thư tịch cổ, chúng tôi đưa ra bảng niên đại (xem ở đầu trang này).
"Uốn dẻo" - người đẹp Trà Ngọc Hằng
Trong các thời kỳ trên, thời kỳ Lạc Long Quân - Âu Cơ là thời kỳ hồng hoang của dân tộc. Ngoài truyền thuyết ra, không có thư tịch nào ghi chép. Thời kỳ Việt Thường thị được thư tịch nước ngoài ghi lại nhiều (đặc biệt hai lần đi sứ thông hiểu) nhưng lại không hề có truyền thuyết. Điều đó chứng tỏ rằng bộ tộc Việt Thường xuất hiện rất xa xưa trong lịch sử. Vả lại, sau khi bị mất “nước”, cư dân Việt Thường đã di cư lưu lạc khắp nơi. Vì vậy, những nhóm cư dân nhỏ, lẻ tẻ, không bảo tồn được các ký ức của cộng đồng. Thời kỳ Hùng Vương được thư tịch nước ngoài ghi lại rất ít nhưng lại có rất nhiều truyền thuyết. Điều đó chứng tỏ rằng nó đã xuất hiện cuối cùng trong ba thời kỳ trên và kéo dài không lâu (vì vậy thư tịch nước ngoài ít chú ý đến và cũng không có sự kiện đi sứ nào).
Sự sắp xếp lộn xộn của các nhà nho xưa về ba thời kỳ này cũng như việc lắp ghép toàn bộ thời kỳ cổ đại của nước ta vào thời kỳ Hùng Vương là một sai lầm lớn, kéo theo một số hậu quả như sau:
- Một là, coi thời kỳ Hùng Vương với kinh đô là Văn Lang bao trùm lên toàn bộ thời kỳ cổ đại của người Việt. Sự sai lầm đó dẫn đến cách hiểu mơ hồ về thời kỳ dựng nước cũng như đưa đến những cách giải thích khiên cưỡng về nguồn gốc cũng như cái nôi đầu tiên của người Việt cổ.
- Hai là, quá chú trọng đến thời kỳ Hùng Vương, từ đó tập trung hướng nghiên cứu chủ yếu vào vùng Phong Châu, Việt Trì (Vĩnh Phú). Sự sai lầm này kéo dài, dẫn đến sự trì trệ, dẫm chân tại chỗ trong công việc nghiên cứu lịch sử thời dựng nước.
- Ba là, vì quá chú trọng đến thời kỳ Hùng Vương, chúng ta đã coi nhẹ nền văn minh Champa, nền văn minh Phù Nam và không thấy hết được những điều thống nhất giữa ba nền văn minh này. Chúng tôi cho rằng cần nghiên cứu, đánh giá lại thời kỳ Việt Thường thị. Chính nó là điểm xuất phát, là gạch nối để tìm ra điểm chung, tìm ra sự liên hệ giữa ba nền văn minh trên trong buổi đầu của lịch sử dân tộc.
Tất nhiên chúng tôi không phản đối việc coi đền Hùng như là biểu tượng về cội nguồn của người Việt. Nhưng chúng ta đừng nhầm lẫn giữa biểu tượng và sự thật Khoa học về lịch sử đòi hỏi tính chân xác cũng như tính lôgíc của các sự kiện.
KS Phan Duy Kha
Các quan chầu trên sân Rồng (Huế) - ảnh Việt Nam xưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét