An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Paracels (Cát Vàng, Hoàng Sa) nằm trong vùng biển Việt Nam. |
Nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã từng thám hiểm nhiều vùng đất ở biển Đông cũng như các đảo ven bờ của Đại Việt và quần đảo Paracels chính là Fernão Mendes Pinto.
Fernão Mendes Pinto là giáo sĩ mới gia nhập giáo đoàn Dòng Tên và là tác giả cuốn sách “Peregrinacão” (tiếng Bồ: Những chặng đường du hành) vừa là du ký, vừa là tự truyện, có khá nhiều thông tin về các xứ sở, quần đảo và đảo, cư dân sinh sống ở biển Đông lúc đó.
Đây là cuốn du ký viết bằng tiếng Bồ, xuất bản lại Lisbonne năm 1614. Trong các thư viện ở Việt Nam, không có cuốn này. Tuy nhiên, có cuốn sách kể lại chuyến du hành của Pinto, nhan đề “A propos des voyages aventureux de F.M.Pinto”, tác giả là A.J.H. Charignon, xuất bản tại Pari năm 1936. Năm 1991, Robert Viale đã chuyển lời dịch sang tiếng Pháp với nhan đề “Pérégrination”xuất bản tại Pari. Năm 1994, nữ giáo sư Isabel Augusta Tavanres Mourão, người Bồ Đào Nha công tác tại Lisbonne nhân dịp sang năm Việt Nam đã có nhã ý cho chúng tôi xem cuốn sách. Chúng tôi được biết năm 1995, giáo sư Isabel đã gửi biếu Ban đối ngoại TW Đảng cuốn “Pérégrination”, cuốn sách này hiện đang lưu trữ tại Ban Biên giới của Chính phủ. Cuốn du ký của F.M. Pinto đã miêu tả rất nhiều địa danh ở vùng biển Đông trong chuyến du hành của ông vào khoảng 1545. Trong chương 144 (tr.482-483) Pinto có nói về quần đảo Paracels mà ông ta gọi là Pulo Pracelar như sau: “Đến đây, người hoa tiêu phải cho tàu thuyền đi chậm lại vì có nhiều đá ngầm rải rác dưới tuyến đường đi, ở giữa đất liền và đảo Samatra”.
"Lung linh" - người đẹp Việt Nam |
Mặt khác, lần đầu tiên Pinto cũng kể tên một loạt các đảo ven bờ của Việt Nam (lúc đó là Chân Lạp, Champa và Đại Việt) như Pullo Condor (Côn Lôn), Pulo Cambin (Pulo Cambir, tức là Cù Lao Xanh), Pulo Catão (Pulo Canto, Cù Lao Ré), Pulo Champeilo (Pulo Champalo, Cù Lao Chàm…) để chúng ta có thể phân biệt các đảo này với quần đảo san hô ở biển Đông mà Pinto gọi chung là“Paulo Pracelar”.
Trong nửa sau thế kỷ XVI, một số lớn các nhà hàng hải người Bồ Đào Nha - trong đó có các thương nhân và giáo sỹ - đã qua vùng biển Đông. Lộ trình của họ là từ Malacca đến Macao và ngược lại, theo hai tuyến: tuyến ven bờ và tuyến ngoài khơi, đi sát qua nhưng đều tránh khoảng biển nguy hiểm có đá ngầm mà họ cho là từ quãng Pulo Sissir (Cù Lao Cau và Cù Lao Thu) tới Paracels. Một số lớn các nhật ký hàng hải và các bản đồ đi biển của họ đã được lưu trữ tại các thư viện Bồ Đào Nha và đã được P.Y.Manguin trích đăng trong tác phẩm “Les Portugais” của mình.
Khảo sát và phân tích khối tư liệu Bồ Đào Nha khá phong phú nói trên, chúng ta có thể rút ra mấy nhận xét:
- Như chúng ta đã nói trên, vì sợ cái gọi là “bãi đá ngầm – cao tảng” rất khủng khiếp đối với các tàu thuyền, nên các nhà hàng hải phương Tây né tránh đi lệch sang phía Đông (ngoài khơi) hoặc nhiều hơn là sang phía Tây (dọc theo bờ biển Việt Nam) của cao tảng đó. Vì vậy, trong rất nhiều nhật ký hành trình cũng giống như của F.M.Pinto trước kia, ta thấy rất nhiều các đảo nhỏ ven bờ được ghi tên và khảo sát (về phương hướng, địa chất, mực nước biển, hình thế sinh quyển trên đảo, những lời khuyên đối với các thủy thủ…). Đó là các đảo Pullo Obi (Cù Lao Khoai), Pullo Condor (Condor, Condor, Cù lao Côn-lôn), Pullo Sissir (Sissi, Sisin, Cecir) gồm hai đảo: Pullo Sissir da Terra (Cù Lao Cau) và Pullo Sissir do Mar (Cù Lao Thu), Pullo Cambi (Cambi, Gambir, Cù Lao Xanh), Pullo Cantão (Cantão, Canto, Cù Lao ré tức Lý Sơn) và Pullo Champellor (Champello, Ciampallo, Cù Lao Chàm).
Nhà thờ Tin Lành (Hà Nội) - ảnh Việt Nam xưa |
2. Về cao tảng - bãi đá ngầm Pullo Sissir (Baixos de Pullo Sissir)
Rất nhiều nhật ký hải trình của các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha trong nửa năm sau thế kỷ XVI đã nói về cao tảng này. Đây không phải là tên gọi để chỉ riêng hai đảo Cù Lao Cau (Pullo Sissir da Terra) và Cù Lao Thu (Pullo Sissir do Mar) mà là cả một dải cao tảng - đá ngầm dài hàng 600-700km được các nhà thám hiểm hồi đó định vị bắt đầu từ Cù Lao Thu kéo ngược lên phía Bắc, mở rộng ra bao quát cả đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay.
Một hải trình được ghi vào khoảng năm 1544 hoặc sau đó một chút, được P.Y.Manguin đánh số 4, đã cho chúng ta một đôi nét về sự miêu tả cao tảng này. Theo đó, từ Pullo Sissir do Mar kéo lên phía Bắc đến vĩ độ 13°, các cao tảng đá ngầm còn tương đối ít, chưa đáng sợ, nhưng từ 13º đến 17º, bãi đá ngầm ngày càng mở rộng và rất nguy hiểm. Có những bãi đá ngầm nổi lập lờ trên mặt nước chỉ cao khoảng chừng một đầu người, luôn bị sóng biển che lấp. Ban đêm, có khi tàu thuyền đến sát mũi của nó mới nhận ra được. Có một số đảo phủ cỏ và muối, một số bãi cát. Những tuyến đi biển an toàn không có đá ngầm thường rất hẹp và nếu đi qua được yên lành thì chính là nhờ ơn Chúa phù hộ cho họ mà thôi (!), và tác giả khuyên người đi biển khôn ngoan chớ bao giờ rời xa biển Champa.
Khá nhiều các nhật ký, hải trình mô tả về bãi đá Pullo Sissir tương tự như trên, có đi sâu xác định hướng gió mùa, thủy triều, các dòng hải lưu ở vùng biển đó.
Vậy “Baixos de Pullo Sissir” (cao tảng - bãi đá ngầm Pullo Sissir) chính là tên gọi ban đầu của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha chỉ chung cho một vùng biển rộng lớn từ khu vực Cù Lao Thu cho đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay. Trong các bản đồ, nó có hình dáng của hình một lá cờ đuôi nheo treo dọc và ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam. Điều mô tả này đã tồn tại hơn ba thế kỷ, như ta sẽ thấy trong cuốn sách của cha Feirreira (1970). Chỉ cho đến những năm 1787-1788, với cuộc thám hiểm đo đạc của phái bộ Kergariou - Locmaria thì vùng biển này mới được miêu tả một cách tương đối trung thực, chính xác và các huyền thoại về Baixos de Pullo Sissir mới bước đầu được hóa giải. Thế kỷ XX, những nhà đi biển nhìn nhận vùng biển Đông này ít khủng khiếp hơn nhiều những điều họ đã biết được trước đó. Ngày nay, các nhà khoa học cho rằng cao tảng này hầu hết chỉ là điều tưởng tượng, tuy họ không thể phủ nhận sự nguy hiểm và họa đắm tàu thuyền chung quanh những bãi đá ngầm của quần đảo Paracels.
PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
"Sắc màu" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét