Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Quần đảo Paracels và các nhà hàng hải Bồ Đào Nha trong thế kỷ XVI (kỳ I)

Bản đồ Đông Nam Á (BandoVanLangren1595).
Từ khá lâu trong lịch sử, người ngoại quốc đã từng biết đến Paracels (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) ở biển Đông. Họ đã đến thám sát và ghi chép về những quần đảo này. Thế kỷ VIII-IX, những nhà hàng người Ả Rập, Ba Tư và Ấn Độ đã đến vùng biển Đông, miêu tả lại những cuốn du ký. Sau đó là các nhà thám hiểm Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.
1. Quá trình xâm nhập
Sớm nhất và ghi chép tỉ mỉ nhất về Paracels trong số những nhà hàng hải phương Tây có lẽ chính là người Bồ Đào Nha trong thế kỷ XVI, gồm các giáo sĩ, các nhà quân sự và thương nhân. Tiếp theo là các nhà hàng hải ngoài Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Mỹ. Có điều, ít nhất là cho đến cuối thế kỷ XIX, tất cả những nhà thám hiểm – hàng hải thuộc các quốc tịch khác nhau, mặc dù đã từng khảo sát và ghi chép kỹ lưỡng về các quần đảo này nhưng có lẽ chưa một ai dám chính thức khẳng định đó là những quần đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ của nước mình. Chúng tôi xin trích giới thiệu những điều hiểu biết về Paracels của các nhà thám hiểm Bồ Đào Nhà trong thế kỷ XVI.
Trên bình diện thế giới, thế kỷ XVI là thế kỷ của những cuộc thám hiểm và đi tìm đất mới. Năm 1494, hai năm sau khi C. Colomb đặt chân lên Châu Mỹ, Giáo hoàng Alexandre VI đã dùng quyền lực tinh thần để phân chia cho hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha các vùng ảnh hưởng trên thế giới, sự phân chia được chính thức hóa trong Hiệp ước Tordesillas 1494. Theo đó, trong khi Tây Ban Nha phát triển về phương Tây thì các đội thuyền của Bồ Đào Nha đã đi về phương Đông, trong đó có Ấn Độ Dương và biển Đông, để tiếp cận với Trung Quốc. Ma Cao trở thành một trung tâm thương mại và truyền giáo của người Bồ ở Trung Hoa từ 1511 và trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha từ 1557. Trong tình hình đó, suốt trong thế kỷ XVI, nhiều nhà thám hiểm và tàu thuyền của Bồ Đào Nha đã qua lại biển Đông, trong đó có dải bờ biển Champa và Việt Nam, cùng với quần đảo Paracels. Trong các chuyến đi này, người ta đã vẽ những hải đồ, xác định địa danh, ghi nhật ký hải trình, quan sát tình hình biển, sóng biển, đá ngầm… Chính qua những ghi chép đó mà chúng ta ngày nay có thể dựng lại sự hiểu biết cơ bản về quần đảo Paracels trong thế kỷ XVI.
"Vu quy" - Hot girl Việt Nam
Khi nghiên cứu các bản đồ cổ và hải trình của những nhà thám hiểm Bồ Đào Nha, các học giả ngày nay(1) cho rằng lúc đó ở biển Đông đã có hai lộ trình đi từ eo Malanca đến Macao (Trung Quốc). Thứ nhất, con đường “trực tiếp” đi ở ngoài khơi, qua phía Đông của quần đảo Paracels, thường ít khi được sử dụng vì kém an toàn. Thứ hai, con đường “ven bờ biển” Việt Nam, qua các đảo ven bờ và vịnh Bắc Bộ ở phía Tây của quần đảo Paracels, trên thực tế đã được sử dụng nhiều hơn vì độ an toàn cao hơn.
Sự an toàn ở đây chính là do những “cao tầng” (hauts-fonds trong tiếng Pháp hay Paracels trong tiếng Bồ có nghĩa là những mỏm đá ngầm mọc lên từ đáy biển, những vẫn có nước che lấp, rất nguy hiểm cho tàu thuyền) mà các nhà hàng hải rất quan tâm, được phóng đại lên thành một huyền thoại về biển Đông tồn tại trong nhiều thế kỷ.
Nhà hàng hải ngoài Bồ Đào Nha đầu tiên đến biển Đông và có nói tới vùng bờ biển Champa và Đại Việt vào khoảng những năm 1513-1514 có lẽ là Tomé Pires. Ông là tác giả cuốn “Suma Oriental” được dịch ra tiếng Anh với nhan đề“The Suma Oriental, an account of the East, from the Red Sea to Japan” do A. Cortesàs dịch và xuất bản ở London năm 1944. Du ký kể lại cuộc trình và những nhận xét của tá giả và miền đất đã đi qua ở phương Đông, kể từ vương quốc Campoja (Champuchia), Champaa (Champa) và vương quốc Cauchy-Chyna (tức Đại Việt thời Lê - Mạc mà ông cho là một xứ sở lớn và giàu có hơn Champaa). Theo Tomé Pires, vương quốc dần khai phá vùng bờ biển, với một số lớn các lancharas (thuyền buồm đi nhanh).
Năm 1516, Fernao Peres de Andrade đã tiến hành một cuộc hải trình dọc theo bờ biển Champa (được ghi là Choampa) và Đại Việt (được gọi là Cochi-China) tiếp xúc thân thiện với các cư dân miền biển, được cung cấp nước uống, gà và các đồ dự trữ trên đất liền. Trong chuyến đi đó vì lý do gió mùa, Andrade đã không tiếp tục đến được Quảng Châu, mà phải quay về Malacca, trên đường đi có dừng lại ở Côn Đảo, mà ông gọi là Pollu Candor (tức Poulo Condor) và cho là ở đó có rất nhiều gà và rùa, mà đoàn thủy thủ của ông có dịp để “bồi dưỡng” (nguyên văn: Tự làm tươi mát mình).
“Hercules, Deianeira và nhân mã Nessus” - tranh của họa sĩ B.Spranger
Tới 1523-1524, Duarte Coelho một nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã đến vùng Biển Đông, bờ biển và đất liền của Đại Việt. Trong thư của J. Albuquerque gửi từ Malacca đến vua Bồ Don João III tháng Giếng 1524, có đoạn viết: “Tôi (Albuquerque) đã cử Duarte Coelho khám phá ra xứ sở Cauchim Chynan” (lá thư này đã được L.Aurousseau dẫn lại trong bài Sur le nom de Cochimchine-BEFEO, 1924). Và một tác giả đương thời là Joao de Barros đã viết “Duarte Coelho đã phát hiện ra vùng biển đó, nhưng không hòa hiếu được với nhà vua vì vị này vừa mới mất, các con tranh chấp nhau việc nối ngôi, và Duarte Coelhe đã phải tránh xa cuộc chiến tranh dữ dội đó”(2). Đây có lẽ là những cuộc hỗn chiến cuối thời Lê sơ, giữa các phe phái, dẫn đến việc triều Lê sụp đổ và Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc.
Năm 1525, 1527, 1529, Diego Ribeiro có đến thám hiểm ở vùng Biển Đông, có để lại 3 tấm hải đồ có vẽ bán đảo Malacca, Champa, Đại Việt và vùng bờ biển cực nam Trung Quốc. Các miền bờ biển lúc này chưa được nối lại với nhau một cách hoàn chỉnh.
Tuy còn chưa được ghi lại bằng chữ (hay có ghi lại nhưng quá nhỏ, không thấy được?), nhưng lần đầu tiên ta có thể thấy được hình Côn Đảo, quần đảo Paracels xuất hiện trên bản đồ (chứ không phải đợi đến tấm bản đồ của Van Langren năm 1959) với hình một con dao dài chuôi bị lệch, đầu lưỡi là quần đảo Paracels và đốc cán là Cù lao Thu. Đây chính là hình dáng của quần đảo Paracels đầu tiên được người phương Tây ghi lại làm cơ sở cho những nhà hàng hải, sau đó phỏng theo và bổ sung phát triển.
Năm 1535, theo J. Barrow trong cuốn “A voyage to Cochin-china”: (London 1806) của mình, thì nhà hàng hải Bồ Đào Nha Antonio de Faria đã cập bến vào một thành phố duyên hải có thành bao bọc, khoảng chừng 10.000 nóc nhà, một số lớn thuyền buồm to có từ 2 đến 3 cột buồm bỏ neo, cùng với khoảng chừng 2000 cái mảng bè có buồm kích thước khác nhau”. J. Barrow cho đây là Faifo (Hội An) nhưng thực ra có thể là vùng Đà Nẵng lúc đó(3).
PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ
Chú thích:
1. Xem P.Y Manguin: Les Portugais la coote du Vietnam et du Champa. Paris, 1972; P.Y Manguin: La traverseé de la Mer de Chine Méridionale des détroits à Canton jusqu’au 17è siècle: la question de Paracels. Asie du Sud-Est continental, Vol 2, Paris, 1976.
2. Dẫn theo P.Y Manguin: Les Portugais …
3. Xem Nguyễn Thanh Nhã: Tableau esconomique du Vietnam aux 17e et 18e siècles, Paris 1970.
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
"Tư lự" - siêu mẫu nội y châu Âu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét